Bài giảng Chính tả Lớp 5 - Cửa sông - Trường Tiểu học Cổ Nhuế B

•Cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?

Cửa sông là nơi biển tìm về với đất, nơi nước ngọt hòa lẫn nước mặn, nơi cá vào đẻ trứng, nơi tôm búng càng, nơi tàu ra khơi, nơi tiễn người ra biển.

Nơi biển tìm về với đất

Bằng con sóng nhớ bạc đầu

Chất muối hoà trong vị ngọt

Thành vùng nước lợ nông sâu.

Nơi cá đối vào đẻ trứng

Nơi tôm rảo đến búng càng

Cần câu uốn cong lưỡi sóng

Thuyền ai lấp loá đêm trăng.

Nơi con tàu chào mặt đất

Còi ngân lên khúc giã từ

Cửa sông tiễn người ra biển

Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng ... nhớ một vùng núi non...

ppt 16 trang Thu Yến 13/12/2023 1100
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Chính tả Lớp 5 - Cửa sông - Trường Tiểu học Cổ Nhuế B", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_chinh_ta_lop_5_cua_song_truong_tieu_hoc_co_nhue_b.ppt

Nội dung text: Bài giảng Chính tả Lớp 5 - Cửa sông - Trường Tiểu học Cổ Nhuế B

  1. CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 5A
  2. Kiểm tra bài cũ - Viết bảng phụ - Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
  3. Chính tả Nhớ viết: Cửa sông (Bốn khổ thơ cuối) 1. Nhớ viết
  4. ? Cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào? Cửa sông là nơi biển tìm về với đất, nơi nước ngọt hòa lẫn nước mặn, nơi cá vào đẻ trứng, nơi tôm búng càng, nơi tàu ra khơi, nơi tiễn người ra biển.
  5. Nơi biển tìm về với đất Nơi con tàu chào mặt đất Bằng con sóng nhớ bạc đầu Còi ngân lên khúc giã từ Chất muối hoà trong vị ngọt Cửa sông tiễn người ra biển Thành vùng nước lợ nông sâu. Mây trắng lành như phong thư. Nơi cá đối vào đẻ trứng Dù giáp mặt cùng biển rộng Nơi tôm rảo đến búng càng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Cần câu uốn cong lưỡi sóng Lá xanh mỗi lần trôi xuống Thuyền ai lấp loá đêm trăng. Bỗng nhớ một vùng núi non
  6. - Từ khó: u?n cong, ti?n ngu?i, l?p lóa, giã t?, ch?ng d?t, tôm r?o, đ?i
  7. ? Cách trình bày các khổ thơ như thế nào? - Nhớ viết (15 phút) - Bài tập
  8. 2. Tìm các tên riêng trong những đoạn trích sau và cho biết các tên riêng đó được viết như thế nào? a) Người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ là Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô (1451-1506), một nhà hàng hải người I-ta-li-a. Cô-lôm-bô tưởng nhầm vùng đất này là Ấn Độ. Về sau, người đồng hương của ông là nhà hàng hải A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi (1454-1512) đã đính chính sai lầm ấy và khẳng định vùng đất Cô-lôm-bô tìm được là một vùng đất hoàn toàn mới lạ. Chính vì vậy, tập bản đồ xuất bản ở Lo-ren (Pháp) năm 1507 đã gọi châu lục này là A-mê-ri-ca (châu Mĩ), dựa theo tên của A- mê-ri-gô. b) Đỉnh Ê-vơ-rét trong dãy Hi-ma-lay-a là đỉnh núi cao nhất thế giới. Những người đầu tiên chinh phục được độ cao 8848 này là Ét-mân Hin- la-ri (người Niu-di-lân) và Ten-sinh No-rơ-gay (một thổ dân vùng Hi-ma-lay-a). Ngày nóc nhà thế giới này bị chinh phục là 29-5-1953. Theo TÂN TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA TOÀN THƯ
  9. Tên riêng Giải thích cách viết •Tên người: Cri-xtô-phô- rô Cô-lôm-bô, A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi, Ét-mân Hin-la- ri, Ten-sinh No-rơ-gay. •Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo- ren, A-mê-ri-ca, Ê-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu-di-lân. *Tên địa lí: Mĩ, Ấn Độ, Pháp.
  10. Tên riêng Giải thích cách viết •Tên người: Cri-xtô-phô-rô Viết hoa chữ cái đầu của Cô-lôm-bô, A-mê-ri-gô Ve-xpu- mỗi bộ phận tạo thành tên xi, Ét-mân Hin-la-ri, Ten-sinh riêng đó. Các tiếng trong No-rơ-gay. một bộ phận của tên riêng •Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, được ngăn cách bằng dấu A-mê-ri-ca, Ê-vơ-rét, Hi- gạch nối. ma-lay-a, Niu-di-lân. *Tên địa lí: Mĩ, Ấn Độ, Viết giống như cách viết Pháp. tên riêng Việt Nam (viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ), vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán Việt.
  11. CRI-XTÔ-PHÔ-RÔ CÔ-LÔM-BÔ (1451-1506)
  12. Đỉnh Everest nhìn từ Kala Patthar (Nepal)
  13. Em hãy nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
  14. Tiết học đến đây là hết!
  15. Các em về nhà làm bài tập và ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
  16. CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH ĐƯỢC NHIỀU SỨC KHỎE