Bài giảng Hình học Lớp 7 - Chương 1 - Bài 2

1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc

?1. (SGK - 83)

Lấy một tờ giấy gấp 2 lần như trong SGK. Trải phẳng tờ giấy ra rồi quan sát các nếp gấp và các góc tạo thành bởi các nếp gấp đó?

Nhận xét: Các nếp gấp tạo thành đó cắt nhau tạo thành 4  góc và 4 góc đó đều là góc vuông.

ppt 18 trang Hoàng Cúc 24/02/2023 3580
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hình học Lớp 7 - Chương 1 - Bài 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_toan_lop_7_chuong_5_bai_2.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hình học Lớp 7 - Chương 1 - Bài 2

  1. 1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ?1. (SGK - 83) Lấy một tờ giấy gấp 2 lần như trong SGK. Trải phẳng tờ giấy ra rồi quan sát các nếp gấp và các góc tạo thành bởi các nếp gấp đó? Nhận xét: Các nếp gấp tạo thành đó cắt nhau tạo thành 4 góc và 4 góc đó đều là góc vuông.
  2. ?2 (SGK -84) Cho đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O và góc xOy vuông. Khi đó các góc yOx’, x’Oy’ và y’Ox cũng là góc vuông. Vì sao? y x O x' y'
  3. Tập suy luận: Tại sao hai đường thẳng cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông thì các góc còn lại đều vuông? Trả lời xOy= 900 (gt) Theo tính chất của hai góc kề bù: y'Ox=− 1800 xOy y'Ox = 1800 − 90 0 = 90 0 Theo tính chất của hai góc đối đỉnh: x'Oy'== xOy 900 x'Oy== xOy' 900
  4. Trong ?2 trên, ta gọi xx’ và yy’ là hai đường thẳng vuông góc. Vậy thế nào là hai đường thẳng vuông góc? Định nghĩa: Hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc.
  5. Kí hiệu xx''⊥ yy Các cách gọi khác của hai đường thẳng vuông góc Khi xx’ và yy’ là hai đường thẳng vuông góc và cắt nhau tại O, ta còn nói: - xx’ vuông góc với yy’ tại O - yy’ vuông góc với xx’ tại O - xx’ và yy’ vuông góc với nhau tại O
  6. 2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc ?3 (SGK - 84) Vẽ phác hai đường thẳng a và a’ vuông góc với nhau và viết kí hiệu. a a' O
  7. ?4 (SGK - 84) Cho một điểm O và một đường thẳng a. Hãy vẽ đường thẳng a’ đi qua O và vuông góc với đường thẳng a.
  8. Trường hợp 1. Điểm O nằm trên đường thẳng a a O Trường hợp 2. Điểm O nằm ngoài đường thẳng a O a
  9. Tính chất Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước
  10. Bài 11 (sgk - 86) Điền vào chỗ trống ( ) trong các phát biểu sau: • Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng • Hai đường thẳng a và a’ vuông góc với nhau được kí hiệu là . • Cho trước một điểm A và một đường thẳng d, đường thẳng d’ đi qua A và vuông góc với d.
  11. Đáp án a, Cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông. b, aa⊥ ' c, Có một và chỉ một
  12. Bài 9 (sbt- 74) Cho hai đường thẳng xx’ và yy’ vuông góc với nhau tại O. Trong số những câu trả lời sau thì câu nào sai, câu nào đúng? a, Hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O. b, Hai đường thẳng xx’ và yy’ tạo thành 4 góc vuông. c, Mỗi đường thẳng là đường phân giác của một góc bẹt
  13. Đáp án a, Đúng b, Đúng c, Đúng
  14. 3. Đường trung trực của đoạn thẳng Cho đoạn thẳng AB. Lấy I là Bài toán trung điểm của AB. Qua I vẽ đường thẳng d vuông góc với đoạn thẳng AB. Hình vẽ d I A B
  15. Định nghĩa Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng. Chú ý Khi d là đường trung trực của đoạn thẳng AB, ta cũng nói hai điểm A và B đối xứng với nhau qua đường thẳng d.
  16. Điều kiện để xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB là: - xy⊥ AB - xy đi qua trung điểm của đoạn thẳng AB
  17. Cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng Ta dùng thước và êke để vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB: - Dùng thước xác định trung điểm của đoạn thẳng. - Dùng êke vẽ đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm đó
  18. Bài 14 (sgk- 86) Cho đoạn thẳng CD dài 3cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy Cách vẽ: - Vẽ CD = 3cm - Xác định điểm H CD sao cho CH = 1,5cm - Qua H kẻ d ⊥ CD - Khi đó d là đường trung trực của đoạn thẳng CD.