Bài giảng Lịch sử Lớp 5 - Bài 19: Nước nhà bị chia cắt - Trường TH Thanh Xuân Trung

Mục tiêu bài học:

Đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.

 Biết được vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ – Diệm.

HÃY ĐỌC BÀI TRONG SGK TRƯỚC ĐỂ CÙNG BẮT ĐẦU BÀI HỌC NHÉ!

 •Vì sao phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ?

•Sau khi Pháp thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ, chúng buộc phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ với nước ta.

• Ngày 21/7/1954, hiệp định được kí kết.

ppt 20 trang Thu Yến 18/12/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 5 - Bài 19: Nước nhà bị chia cắt - Trường TH Thanh Xuân Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_5_bai_19_nuoc_nha_bi_chia_cat_truong_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 5 - Bài 19: Nước nhà bị chia cắt - Trường TH Thanh Xuân Trung

  1. MÔN LỊCH SỬ Bài 19: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
  2. Mục tiêu bài học: • Đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. • Biết được vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ – Diệm. HÃY ĐỌC BÀI TRONG SGK TRƯỚC ĐỂ CÙNG BẮT ĐẦU BÀI HỌC NHÉ!
  3. Vì sao phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ? • Sau khi Pháp thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ, chúng buộc phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ với nước ta. • Ngày 21/7/1954, hiệp định được kí kết.
  4. Thứ trưởng Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ 1954. Người mặc áo trắng là Paul Boncour, Tổng Thư ký Hội nghị Giơ-ne-vơ.
  5. Nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ: v Đọc thông tin (phần chữ nhỏ) SGK trang 41 và nêu những nội dung chính trong Hiệp định Giơ-ne-vơ. - Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương. - Quy định vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) thuộc tỉnh Quảng Trị là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam-Bắc. - Đến tháng 7/1956, nhân dân hai miền Nam- Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
  6. Bản đồ Việt Nam Sông Bến Hải Quảng Trị
  7. Cầu Hiền Lương bắc được Pháp xây dựng năm 1952, qua sông Bến Hải.
  8. Nguồn: hung-o-vi-tuyen-17-tren-song-ben-hai/c/30536860.epi
  9. Em hãy trả lời 2 câu hỏi sau: 1) Khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, nguyện vọng của nhân dân ta là gì? Nguyện vọng của nhân dân ta là: Sau 2 năm, đất nước sẽ được thống nhất, gia đình sẽ được sum họp. 2) Nguyện vọng đó có thực hiện được không? Vì sao? Nguyện vọng đó không thực hiện được vì Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Trong thời gian Pháp rút quân, Mĩ dần dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, lập ra chính quyền tay sai.
  10. Chúng ta tiếp tục bài học nào Hãy nêu âm mưu và hành động phá hoại Hiệp định của Mĩ – Diệm được thể hiện qua những hành động nào? - Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. - Thẳng tay giết hại các chiến sỹ cách mạng và người dân vô tội. - Chia cắt lâu dài nước Việt Nam.
  11. TộiTội ácác củacủa Mĩ-DiệmMĩ-Diệm đốiđối vớivới đồngđồng bàobào miềnmiền Nam:Nam: Chúng ra sức chống phá các lực lượng cách mạng, khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Chúng thực hiện chính sách “tố cộng”, "diệt cộng". Với khẩu hiệu "Giết nhầm còn hơn bỏ sót", chúng thẳng tay giết hại các chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội; chúng gây ra hàng loạt vụ thảm sát ở Chợ Được, Vĩnh Trinh, Hướng Điền Ngày 1-12-1958, chúng bỏ thuốc độc vào nước uống, cơm ăn đầu độc hơn 6000 người ở nhà giam Phú Lợi làm hơn 1000 người chết.
  12. Xem đoạn phim sau để thấy rõ tội ác của chính quyền Mĩ – Diệm v=Hyds_4tu-hA
  13. Trước tình hình đó nhân dân ta đã làm gì? Không còn con đường nào khác nhân dân ta buộc phải cầm súng đứng lên chiến đấu với kẻ xâm lược.
  14. Vì sao nhân dân ta chỉ còn con đường duy nhất đứng lên cầm súng đánh giặc ? - Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước sẽ mãi mãi bị giặc Mĩ xâm lược. Đồng bào ta sẽ suốt đời làm nô lệ. - Nhân dân ta chọn con đường cầm súng chiến đấu với mục đích đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc, Mục đích ấy là hoàn toàn chính đáng.
  15. Một số hình ảnh về cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống chính quyền Mĩ - Diệm
  16. Nội dung bài học Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhân dân ta chờ mong ngày đoàn tụ, đất nước thống nhất. Nhưng Đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai đã khủng bố, tàn sát đồng bào miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
  17. Dặn dò: -Xem lại bài giảng nhiều lần. Nắm kĩ nội dung bài học. -Hoàn thành các câu hỏi ôn tập. -Hãy tìm hiểu thêm về tội ác của đế quốc Mĩ thông qua các hình ảnh, đoạn phim trên mạng internet, các hiện vật trong bảo tàng Chứng tích chiến tranh TPHCM, để thấy được sự hy sinh to lớn của đồng bào ta. Từ đó thêm yêu đất nước Việt Nam nhé!
  18. Câu hỏi ôn tâp: Câu 1: Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, thì dòng sông nào là dòng sông chia cắt Nam - Bắc? Câu 2: Kẻ thù nào đã gây nên nỗi đau chia cắt hai miền Nam – Bắc? Câu 3: Chính quyền Mĩ - Diệm đã tàn sát đồng bào miền Nam bằng chính sách nào và với khẩu hiệu gì?
  19. Câu 4: Điền nội dung phù hợp vào chỗ trống ( ) Mĩ – Diệm âm mưu hiệp định Giơ-ne-vơ, những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thẳng tay tàn sát các . cách mạng và người dân vô tội, . nước Việt Nam. *Câu 5: Hãy tìm hiểu về Tượng đài “Khát vọng thống nhất” được xây dựng bên bờ sông Bến Hải và cho biết: Tượng đài nhắc nhở chúng ta điều gì?
  20. Đáp án • Câu 1: Sông Bến Hải • Câu 2: Chính quyền Mĩ – Diệm • Câu 3: Chính sách “tố cộng”, "diệt cộng". Với khẩu hiệu "Giết nhầm còn hơn bỏ sót". • Câu 4: Mĩ – Diệm âm mưu phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thẳng tay tàn sát các chiến sỹ cách mạng và người dân vô tội, chia cắt nước Việt Nam. • *Câu 5: Tượng đài có hình dáng của một thiếu phụ đang đứng ở bờ Nam sông Bến Hải nhìn về phía Bắc để tưởng nhớ những ngày tháng đau thương khi họ không thể vượt sông để gặp chồng và người thân. Bức tượng gợi lên nỗi khát vọng thống nhất cháy bỏng của đồng bào miền Nam kiên định, bất khuất đi theo cách mạng. Mỗi thế hệ chúng ta hôm nay cần trân trọng những thành quả của cha ông, tự hào về trang lịch sử hào hùng nhưng cũng đầy đau thương của dân tộc để từ đó ra sức góp công sức bảo vệ và xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.