Bài giảng Luyện từ và câu Khối 5 - Quan hệ từ - Bùi Thị Thơ
I. NHẬN XÉT
2. Đọc các câu sau:
a) Nhờ sự kiên trì, bền bỉ mà Cao Bá Quát đã trở thành người viết chữ đẹp nổi tiếng.
b) Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim.
c) Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về hội tụ.
d) Không những bạn Lan Anh học giỏi mà bạn ấy còn chịu khó giúp đỡ bố mẹ công việc trong gia đình.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luyện từ và câu Khối 5 - Quan hệ từ - Bùi Thị Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_luyen_tu_va_cau_khoi_5_quan_he_tu_bui_thi_tho.ppt
Nội dung text: Bài giảng Luyện từ và câu Khối 5 - Quan hệ từ - Bùi Thị Thơ
- TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH Dự giờ lớp 5A5 Giáo viên: Bùi Thị Thơ
- Bài cũ
- Cho câu sau: Em và Hà là đôi bạn thân. - Đại từ xưng hô trong câu trên là: Em, Hà - Từ “và” dùng để làm gì ?
- I. NHẬN XÉT 1. Trong mỗi ví dụ dưới đây, từ in đậm được dùng để làm gì ? Từ in đậm biểu thị quan hệ gì? a) Bạn Thủy lớp em ngoan ngoãn và chăm chỉ. b) Chiếc bút này là của em. c) Hùng không to béo như Dũng. Nhưng Hùng khỏe hơn Dũng.
- Câu Tác dụng của từ in đậm a) Bạn Thủy lớp em ngoan ngoãn và: nối “ngoan ngoãn” và chăm chỉ. với “chăm chỉ” b) Chiếc bút này là của em. của: nối “chiếc bút này” với “em” c) Hùng không to béo như Dũng. như: nối “không to béo” với “Dũng” Nhưng Hùng khỏe hơn Dũng. nhưng: nối 2 câu trong đoạn văn
- Câu: Từ in đậm biểu thị quan hệ: a) Bạn Thủy lớp em ngoan ngoãn và: nối “ngoan ngoãn” với “chăm chỉ” và chăm chỉ. và: biểu thị quan hệ song song b) Chiếc bút này là của em. của: nối “chiếc bút này” với “em” của: biểu thị quan hệ sở hữu c) Hùng không to béo như Dũng. như: nối “không to béo” với “Dũng” như: biểu thị quan hệ so sánh Nhưng Hùng khỏe hơn Dũng. nhưng: nối 2 câu trong đoạn văn nhưng: biểu thị quan hệ tương phản Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau. Các quan hệ từ thường gặp là: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về, Em hãy đặt một câu có sử dụng quan hệ từ, chỉ ra quan hệ từ em dùng.
- I. NHẬN XÉT Th¶o luËn nhãm bốn 2. Đọc các câu sau: a) Nhờ sự kiên trì, bền bỉ mà Cao Bá Quát đã trở thành người viết chữ đẹp nổi tiếng. b) Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim. c) Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về hội tụ. d) Không những bạn Lan Anh học giỏi mà bạn ấy còn chịu khó giúp đỡ bố mẹ công việc trong gia đình. Quan hệ giữa các ý ở mỗi câu trên ( kiên trì, bền bỉ - viết chữ đẹp nổi tiếng; rừng cây bị chặt phá - mặt đất thưa vắng bóng chim; mảnh vườn nhỏ bé - bầy chim vẫn về hội tụ; học giỏi - chịu khó) được biểu hiện bằng những cặp từ nào ? Các cặp từ ấy biểu thị quan hệ gì ?
- Câu Cặp từ . Biểu thị quan hệ . a) Nhờ sự kiên trì, bền bỉ mà Cao Nhờ mà Nguyên nhân-kết quả Bá Quát đã trở thành người viết chữ đẹp nổi tiếng. b) Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ Nếu thì Giả thiết-kết quả xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa Điều kiện-kết quả vắng bóng chim. c) Tuy mảnh vườn ngoài ban công Tuy nhưng Tương phản nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về hội tụ. d) Không những bạn Lan Anh học Không những Tăng tiến giỏi mà bạn ấy còn chịu khó giúp đỡ mà bố mẹ công việc trong gia đình.
- Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là: - Vì nên ; do nên ; nhờ mà (biểu thị quan hệ: nguyên nhân - kết quả). - Nếu thì ; hễ thì (biểu thị quan hệ: giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả) - Tuy nhưng ;mặc dù nhưng (biểu thị quan hệ: tương phản) - Không những mà ; không chỉ mà (biểu thị quan hệ: tăng tiến) Em hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ, chỉ ra cặp quan hệ từ em dùng.
- II. GHI NHỚ 1. Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: Các quan hệ từ thường gặp: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về, 2. Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là: - Vì nên ; do nên ; nhờ mà (biểu thị quan hệ: nguyên nhân - kết quả). - Nếu thì ; hễ thì (biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả) - Tuy nhưng ;mặc dù nhưng (biểu thị quan hệ tương phản) - Không những mà ; không chỉ mà (biểu thị quan hệ tăng tiến)
- III. LUYỆN TẬP 1. Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng: a) Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc. Võ Quảng b) Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào. Nguyễn Thị Ngọc Tú c) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây. Theo Vân Long
- III. LUYỆN TẬP 1. Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng: a) Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc. Võ Quảng và nối “Chim, Mây, Nước” với “Hoa” của nối “tiếng hót kì diệu” với “Hoạ Mi”
- III. LUYỆN TẬP 1. Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng: b) Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào. Nguyễn Thị Ngọc Tú và nối “to” với “nặng” như nối “rơi xuống” với “ai ném đá”
- III. LUYỆN TẬP 1. Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng: c) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây. Theo Vân Long với nối “ngồi” với “ông nội” về nối “giảng” với “từng loài cây”
- III. LUYỆN TẬP 2. Tìm cặp quan hệ từ ở mỗi câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu ? a) Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát. b) Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi.
- III. LUYỆN TẬP 2. Tìm cặp quan hệ từ ở mỗi câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu ? Câu Tác dụng của cặp QHT a) Vì mọi người tích cực trồng Vì nên cây nên quê hương em có (biểu thị quan hệ nhiều cánh rừng xanh mát. nguyên nhân - kết quả) b) Tuy hoàn cảnh gia đình Tuy nhưng khó khăn nhưng bạn Hoàng (biểu thị quan hệ vẫn luôn học giỏi. tương phản)
- III. LUYỆN TẬP 3. Đặt câu với mỗi quan hệ từ: nhưng của và
- TRÒ CHƠI Rung chuông vàng Câu hỏi 1: Quan hệ từ trong câu “Chúng em học ở trường Tiểu học Hồng Phúc.” là từ nào ? Đáp án100129685347Hết: giờ từ “ở”
- TRÒ CHƠI Rung chuông vàng Câu hỏi 2: Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: “ Tuy đã khuya nhưng Bình vẫn chăm chỉ học bài” 100129685347Hết giờ
- TRÒ CHƠI Rung chuông vàng Câu hỏi 3: Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì ? “Nam không những học giỏi môn Tiếng Việt mà còn học giỏi cả môn Toán nữa.” A. Nguyên nhân - Kết quả B. Giả thiết (điều kiện) - Kết quả C. Tăng tiến Hết giờ D. Tương phản 100129685347
- II. GHI NHỚ 1. Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: Các quan hệ từ thường gặp: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về, 2. Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là: - Vì nên ; do nên ; nhờ mà (biểu thị quan hệ: nguyên nhân - kết quả). - Nếu thì ; hễ thì (biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả) - Tuy nhưng ;mặc dù nhưng (biểu thị quan hệ tương phản) - Không những mà ; không chỉ mà (biểu thị quan hệ tăng tiến)
- Nêu khái niệm đại từ xưng hô. Đặt một câu có sử dụng đại từ xưng hô và chỉ ra đại từ xưng hô đó.
- Kể một số danh từ chỉ người được dùng làm đại từ xưng hô.
- Khi xưng hô, em cần lưu ý điều gì ?