Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Kể chuyện đã nghe, đã đọc, được chứng kiến hoặc tham gia - Trường Tiểu học Đức Thắng

1. Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh (SGK trang 49-50)

2. Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc tham gia. (SGK trang 60)

Đặc điểm chung của 2 đề là gì?

Kể lại được những câu chuyện thể hiện ý thức bảo vệ trật tự, an ninh.

Thế nào là trật tự, an ninh?

Trật tự là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.

An ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.

pptx 8 trang Thu Yến 14/12/2023 4260
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Kể chuyện đã nghe, đã đọc, được chứng kiến hoặc tham gia - Trường Tiểu học Đức Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_tap_lam_van_lop_5_ke_chuyen_da_nghe_da_doc_duoc_ch.pptx

Nội dung text: Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Kể chuyện đã nghe, đã đọc, được chứng kiến hoặc tham gia - Trường Tiểu học Đức Thắng

  1. KỂ CHUYỆN
  2. Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2020 KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC, ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA ĐỀ BÀI: 1. Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh (SGK trang 49-50) 2. Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc tham gia. (SGK trang 60)
  3. Tìm hiểu đề: 1. Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh (SGK trang 49-50) 2. Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc tham gia. (SGK trang 60) - Đặc điểm chung của 2 đề là gì? + Kể lại được những câu chuyện thể hiện ý thức bảo vệ trật tự, an ninh. - Thế nào là trật tự, an ninh? + Trật tự là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật. + An ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội. - Yêu cầu của đề bài là kể về việc làm như thế nào? + Việc làm tốt thể hiện ý thức bảo vệ trật tự, an ninh. - Theo con thế nào là việc làm tốt thể hiện ý thức bảo vệ trật tự, - an ninh? + Là việc làm thể hiện ý thức bảo vệ trật tự, an ninh như: tuần tra, bắt trộm cướp .
  4. Tìm hiểu đề: 1. Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh (SGK trang 49-50) Gợi ý: - Con hãy kể tên các hoạt động bảo vệ trật tư, an ninh. + Đảm bảo trật tự an ninh trong phố phường, lối xóm + Phòng cháy chữa cháy; bắt trộm cướp; điều tra xét xử; hoạt động tình báo; - Con tìm câu chuyện đó ở đâu? + Con nghe người thân kể. + Con đọc báo, truyện và sách giáo khoa. - Khi kể, con cần lưu ý điều gì? + Mở đầu câu chuyện phải giới thiệu được nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. + Diễn biến câu chuyện phải kể rõ trình tự các sự việc xảy ra, hành động của nhân vật và phải đúng nội dung bảo vệ trật tư, an ninh.
  5. Tìm hiểu đề: 2. Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc tham gia. (SGK trang 60) Gợi ý: - Con hãy kể những việc làm thể hiện ý thức bảo vệ trật tư, an ninh. Tuần tra; bắt trộm, cướp; giữ gìn trật tự giao thông; bảo vệ cầu, đường; dẫn cụ già và em nhỏ qua đường; tổ chức tuyên truyền về giữ gìn an toàn giao thông; về bảo vệ trật tư, an ninh; thăm các đơn vị bộ đội, công an - Con tìm câu chuyện đó ở đâu? + Trong gia đình con; ở trường; ở làng xóm; nơi công cộng + Hoặc việc làm của chính con. - Khi kể con cần lưu ý điều gì? + Kể 1 câu chuyện cụ thể diễn ra trong một thời gian, ở một địa điểm xác định. + Phải giới thiệu được nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. + Phải kể rõ trình tự các sự việc xảy ra, hành động của nhân vật và phải đúng nội dung bảo vệ trật tư, an ninh.
  6. DÀN Ý KỂ CHUYỆN • Câu chuyện con kể được đọc, được nghe, được chứng kiến hay tham gia? • Đó là việc gì? • Ai là người thực hiện công việc đó ? • Tại sao con lại chọn câu chuyện này? • Thái độ của mọi người xung quanh đối với việc đó như thế nào? • Kết quả và ý nghĩa của việc làm đó là gì? • Suy nghĩ của con khi nghe, đọc, chứng kiến hoặc tham gia công việc đó. KỂ CHUYỆN Tiêu chí đánh giá: Nội dung: 4 điểm Cách kể hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ: 2 điểm Nêu đúng ý nghĩa câu chuyện: 2 điểm Trả lời được câu hỏi của cô và các bạn: 1 điểm. Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm.
  7. Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2020 KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC, ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA ĐỀ BÀI: 1. Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh (SGK trang 49-50) 2. Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc tham gia. (SGK trang 60) DẶN DÒ: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Chuẩn bị bài tuần sau: Vì muôn dân