Chuyên đề luyện thi học sinh giỏi và ôn thi vào 10 - Phần Hình học - Chuyên đề 21: Quỹ tích (Tìm tập hợp điểm)

1. Các quỹ tích cơ bản

Để tìm quỹ tích trong mặt phẳng, người ta thường dựa vào các quỹ tích cơ bản. Một số quỹ tích sau đây thường được mọi người thừa nhận là quỹ tích cơ bản:

Quỹ tích 1: Quỹ tích những điểm cách đều hai điểm A và B cố định là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Quỹ tích 2: Quỹ tích những điểm cách đều hai cạnh của một góc là đường phân giác của góc đó.

Quỹ tích 3: Quỹ tích những điểm cách đều đường thẳng xy cố định một khoảng a cho trước là hai đường thẳng song song với xy và cách xy một khoảng a cho trước.

doc 13 trang Hoàng Cúc 02/03/2023 3160
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề luyện thi học sinh giỏi và ôn thi vào 10 - Phần Hình học - Chuyên đề 21: Quỹ tích (Tìm tập hợp điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_luyen_thi_hoc_sinh_gioi_va_on_thi_vao_10_phan_hinh.doc

Nội dung text: Chuyên đề luyện thi học sinh giỏi và ôn thi vào 10 - Phần Hình học - Chuyên đề 21: Quỹ tích (Tìm tập hợp điểm)

  1. Chuyên đề 21. QUỸ TÍCH (TÌM TẬP HỢP ĐIỂM) A. Kiến thức cần nhớ 1. Các quỹ tích cơ bản Để tìm quỹ tích trong mặt phẳng, người ta thường dựa vào các quỹ tích cơ bản. Một số quỹ tích sau đây thường được mọi người thừa nhận là quỹ tích cơ bản: Quỹ tích 1: Quỹ tích những điểm cách đều hai điểm A và B cố định là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Quỹ tích 2: Quỹ tích những điểm cách đều hai cạnh của một góc là đường phân giác của góc đó. Quỹ tích 3: Quỹ tích những điểm cách đều đường thẳng xy cố định một khoảng a cho trước là hai đường thẳng song song với xy và cách xy một khoảng a cho trước. Quỹ tích 4: Quỹ tích những điểm cách đều điểm O cố định một khoảng R cho trước là đường tròn có tâm là O và bán kính bằng R. Quỹ tích 5: Quỹ tích những điểm nhìn đoạn thẳng AB cố định dưới một góc không đổi ( 0 180) là hai cung chứa góc dựng trên đoạn thẳng AB. Đặc biệt, nếu 90 thì ta nhận được. Quỹ tích 5a: Quỹ tích những điểm nhìn đoạn thẳng AB cố định dưới một góc vuông là đường tròn đường kính AB. 2. Các bước giải một bài toán quỹ tích Muốn chứng minh quỹ tích (tập hợp) các điểm M thỏa mãn tính chất  là một hình H nào đó, ta phải chứng minh hai phần:  Phần thuận: Mọi điểm có tính chất  đều thuộc hình H.  Giới hạn. Xem điểm M chỉ thuộc một phần H1 của hình H hay cả hình H.  Phần đảo: Mọi điểm thuộc hình H hoặc thuộc phần H1 (nếu có giới hạn) đều có tính chất  .  Kết luận: Quỹ tích (tập hợp) các điểm M có tính chất  là hình H (hoặc thuộc phần H1 ). B. Một số ví dụ Ví dụ 1. Cho nửa đường tròn đường kính BC. Một điểm A di động sao cho tam giác ABC có ba góc nhọn và trọng tâm G của tam giác nằm trên nửa đường tròn đó. Tìm quỹ tích điểm A. Giải Tìm cách giải  Nếu gọi BP, CQ là đường trung tuyến, ta luôn có AP PC và AQ QB . Nếu lấy E đối xứng với C qua B thì BP luôn song song với AE, F đối xứng với B qua C thì CQ luôn song song với AF, mà E,
  2. F cố định. Khi G di động thì E·AF 90 không đổi nên ta tìm được điểm A di chuyển trên nửa đường tròn đường kính EF.  Vì G là trọng tâm tam giác ABC, nếu gọi O là trung điểm BC thì A, G, O thẳng hàng. Mặt khác G là trọng tâm nên OA 3.OG không đổi. Từ đó suy ra A di chuyển trên đường tròn O;3R . Trình bày lời giải Phần thuận. Cách 1. Trên đường thẳng BC lấy hai điểm E, F sao cho B là trung điểm CE, C là trung điểm BF. Ta có: EF 3BC cố định (1) Gọi P và Q lần lượt là giao điểm của BG và AC; CG và AB CQ là đường trung bình của ABF nên CQ / / AF . BP là đường trung bình của ACE nên BP / / AE Mà CQ  BP nên AF  AE E·AF 90 (2) Từ (1) và (2), suy ra A di động trên đường tròn đường kính EF. Cách 2. Gọi O là trung điểm BC O cố định và A, G, O thẳng hàng. 3 G là trọng tâm ABC nên OA OG BG . Suy ra A di động trên đường tròn tâm O bán kính 2 3 BG . 2 Giới hạn. Do ABC nhọn nên A di động trên cung nhỏ MN (trừ hai điểm M, N). Phần đảo. Lấy điểm A biết bất kì thuộc cung nhỏ MN, gọi G là giao điểm của OA với nửa đường tròn đường kính BC AO là đường trung tuyến của ABC . 1 1 Ta có OG BG OA G là trọng tâm ABC . 2 3 Kết luận. Vậy tập hợp điểm A là cung nhỏ MN (trừ hai điểm M, N). Ví dụ 2. Cho đường tròn tâm O đường kính AB cố định, BC là dây cung bất kì. Trên tia đối của tia CB lấy điểm D sao cho CD BC . Gọi P là giao điểm của AC và DO. Tìm quỹ tích điểm P. Giải Tìm cách giải. Ta nghiên cứu tính chất của điểm P.
  3. CP 1 Ta có AC và PO là hai trung tuyến của ABD , do đó ; lại có A·CB 90 nên nếu dựng AC 3 BE 1 PE / /CB (với E AB ) thì A·PE 90 và , như vậy E cũng là một điểm cố định và AB 3 A·PE 90 không đổi. Như vậy quỹ tích của điểm P là xác định được. Trình bày lời giải. Phần thuận. Nối AD, vì AC và DO là hai trung tuyến của ABD nên P là trọng tâm tam giác, suy CP 1 ra . AC 3 BE 1 Trên đoạn thẳng AB xác định điểm E sao cho thì điểm E là điểm cố định. AB 3 CP BE 1 Ta có nên PE / /CB (định lý Ta-lét đảo). AC AB 3 A·PE ·ACB A·PE 90. Mà A; E là hai điểm cố định nên tập hợp điểm P là đường tròn có đường kính AE. Phần đảo. Lấy điểm P bất kì thuộc đường kính AE. Gọi C là giao điểm thứ hai của tia AP với đường tròn (O) . Gọi D là giao điểm của hai tia BC và OP. Ta có A·CB 90; A·PE 90 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) DP BE Suy ra BC / /EP . DO BO BE 1 BE 1 BE 2 DP 2 Mà . AB 3 2.BO 3 BO 3 DO 3 DP 2 ABD có DO là đường trung tuyến; P là trọng DO 3 tâm ABD AC là đường trung tuyến CD CB . Kết luận. Vậy quỹ tích điểm P là đường tròn đường kính AE. Ví dụ 3. Cho đường tròn ( O;R ) và điểm P cố định nằm trong đường tròn). Dây cung AB thay đổi luôn đi qua P. Tiếp tuyến tại A và B với đường tròn cắt nhau tại M. Tìm quỹ tích điểm M. Giải Tìm cách giải. Nhận thấy I là giao điểm của AB và MO thì I thuộc đường tròn đường kính OP và MI.MO R2 . Do vậy, khai thác yếu tố không đổi này, ta có
  4. thể nhận thấy nếu H là hình chiếu của M trên đường thẳng OP thì OP.OH R2 không đổi, suy ra H cố định. Từ đó ta có lời giải. Trình bày lời giải. Phần thuận. Gọi H là hình chiếu của M trên đường thẳng OP. Gọi I là giao điểm của AB và MO. Suy ra AB  MO từ đó ta có OHM : OIP (g.g) OM OH OM.OI OH.OP (1) OP OI Mặt khác OAM vuông tại A có: AI  MO nên OA2 OM.OI (2) Từ (1) và (2) suy ra OH.OP OA2 R2 OH không đổi OP R2 M thuộc đường thẳng d vuông góc với OP tại điểm H và cách O một khoảng cách OH . OP Phần đảo. Trên đường thẳng d lấy điểm M bất kì. Từ M kẻ tiếp tuyến M A , M B . Đường thẳng A B cắt M O tại I . Giả sử OH cắt A B tại P Ta có OP .OH OI .OM R2 R2 OP P  P . OH Kết luận. Quỹ tích của điểm M là đường thẳng d vuông góc với OP tại điểm H thỏa mãn R2 OH . OP Ví dụ 4. Cho nửa đường tròn đường kính AB cố định. C là một điểm bất kì thuộc nửa đường tròn. Ở phía ngoài tam giác ABC, vẽ các hình vuông BCDE và ACFG. Gọi Ax, By là các tiếp tuyến của nửa đường tròn. a) Chứng minh rằng khi C di chuyển trên nửa đường tròn đã cho thì đường thẳng ED luôn đi qua một điểm cố định và đường thẳng FG luôn đi qua điểm cố định khác. b) Tìm quỹ tích các điểm E và G khi C di chuyển trên nửa đường tròn đã cho.
  5. c) Tìm quỹ tích của các điểm D và F khi C di chuyển trên nửa đường tròn đã cho. (Thi Học sinh giỏi lớp 9, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm học 2004 – 2005) Giải a) Gọi K là giao điểm của Ax và GF, I là giao điểm của By và ED. Ta có: B·EI B·CA 90 E·BI C·BA (góc có các cạnh tương ứng vuông góc) BE BC . Do đó: BEI BCA BI BA Mà By cố định, suy ra điểm I cố định. Tương tự, K cố định. Vậy khi C di chuyển trên nửa đường tròn (O) thì đường thẳng ED đi qua điểm I cố định và đường thẳng GF đi qua điểm K cố định. b)  Tìm quỹ tích điểm E. Phần thuận. Ta có B và I cố định (chứng minh câu a) mà B·EI 90 (vì BCDE là hình vuông) suy ra E thuộc nửa đường tròn đường kính BI (bên phải By). Phần đảo. Lấy điểm E bất kì thuộc nửa đường tròn đường kính BI (bên phải By). Trên tia EI lấy điểm D sao cho ED BE . Dựng hình vuông BEDC BC BE . Ta có A·BC E·BD 90 C·BI ; BA BI (chứng minh câu a) ABC IBE (c.g.c) A·CB I·EB 90 C thuộc nửa đường tròn đường kính AB. Kết luận. Vậy quỹ tích các điểm E là nửa đường tròn đường kính BI (bên phải By).  Tìm quỹ tích điểm G. Phần thuận. Ta có A và K cố định (chứng minh câu a) mà ·AGK 90 (vì ACFG là hình vuông) suy ra G thuộc nửa đường tròn đường kính AK (bên trái Ax). Phần đảo. Lấy điểm G bất kì thuộc nửa đường tròn đường kính AK (bên trái Ax). Trên tia GK lấy điểm F sao cho GA GF . Dựng hình vuông AGFC AC AG . Ta có B·AC K·AG 90 C·AK ; BA KA (chứng minh câu a) ABC AKG (c.g.c) A·CB ·AGK 90
  6. C thuộc nửa đường tròn đường kính AB. Kết luận. Vậy quỹ tích các điểm G là nửa đường tròn đường kính AK (bên trái Ax). c)  Tìm quỹ tích điểm D. Phần thuận. Ta có A·DI 90 mà A, I cố định nên điểm D thuộc nửa đường tròn đường kính AI (bên trái AI). Phần đảo. Lấy điểm D bất kì thuộc nửa đường tròn đường kính AI (bên trái AI). Dựng hình vuông BCDE (thứ tự đỉnh theo chiều kim đồng hồ). Suy ra D, I, E thẳng hàng (vì DI, DE cùng vuông góc với AD). Ta có A·BC E·BD 90 C·BI ; BA BI (chứng minh câu a) ABC IBE (c.g.c) A·CB I·EB 90 C thuộc nửa đường tròn đường kính AB. Kết luận. Vậy quỹ tích các điểm D là nửa đường tròn đường kính AI (bên trái AI).  Tìm quỹ tích điểm F. Phần thuận. Ta có B·FK 90 mà B, K cố định nên điểm F thuộc nửa đường tròn đường kính BK (bên phải BK). Phần đảo. Lấy điểm F bất kì thuộc nửa đường tròn đường kính BK (bên phải BK). Dựng hình vuông AGFC (thứ tự đỉnh theo chiều kim đồng hồ). Suy ra G, F, K thẳng hàng (vì GK, FK cùng vuông góc với BK). Ta có B·AC K·AG 90 C·AK ; BA KA (chứng minh câu a) ABC AKG (c.g.c) A·CB ·AGK 90 C thuộc nửa đường tròn đường kính AB. Kết luận. Vậy quỹ tích các điểm F là nửa đường tròn đường kính BK (bên trái BK). C. Bài tập vận dụng 21.1. Cho ba điểm A, B, C cố định nằm trên đường thẳng d (B nằm giữa A và C). Một đường tròn (O) thay đổi luôn đi qua A và B, gọi DE là đường kính của đường tròn (O) vuông góc với d. CD và CE cắt đường tròn (O) lần lượt tại M và N. Khi đường tròn (O) thay đổi thì hai điểm M và N di động trên đường cố định nào? 21.2. Cho đường tròn (O; R) và đoạn thẳng AB cố định nằm bên ngoài đường tròn (O) . Gọi C là một điểm chuyển động trên đường tròn. Tìm tập hợp các trọng tâm G của tam giác ABC.
  7. 21.3. Cho đường tròn (O) nội tiếp hình vuông PQRS. OA và OB là hai bán kính thay đổi vuông góc với nhau. Qua A kẻ đường thẳng Ax song song với đưnòg thẳng PQ, qua B kẻ đường thẳng By song song với đường thẳng SP. Tìm quỹ tích giao điểm M của Ax và By. (Tuyển sinh lớp 10, THPT chuyên tỉnh Phú Yên, năm học 2009 – 2010) 21.4. Cho đường tròn (O) và dây BC cố định không qua tâm O, điểm A di chuyển trên cung lớn BC. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD AC . Gọi M là trung điểm của CD. Hỏi M di chuyển trên đường nào? Nêu cách dựng đường này và giới hạn của nó. (Thi Học sinh giỏi lớp 9, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm học 2007 – 2008) 21.5. Cho đường tròn tâm O đường kính AB. Điểm M chuyển động trên đường tròn đó. Gọi H là hình chiếu của điểm M trên AB. Tìm quỹ tích tâm I của đường tròn nội tiếp tam giác OMH. 21.6. Cho góc vuông xOy và điểm A cố định trên tia Ox, điểm B chuyển động trên tia Oy. Dựng hình vuông ABCD nằm trong góc xOy. Tìm tập hợp giao điểm I hai đường chéo của hình vuông này. 21.7. Cho ba điểm A, B, C theo thứ tự đó trên đường thẳng d. Vẽ các nửa đường tròn đường kính AB, AC thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng d. Một điểm H chuyển động trên đoạn AB. Đường thẳng vuông góc với d ở H cắt cả hai nửa đường tròn nói trên lần lượt ở D và E. Gọi M là giao điểm hai đường thẳng DB và EC. Tìm quỹ tích điểm M. 21.8. Cho đường tròn (O; R) và tam giác cân ABC có AB AC nội tiếp đường tròn (O; R) . Kẻ đường kính AI. Gọi M là một điểm bất kì trên cung nhỏ AC. Gọi Mx là tia đối của tia MC. Trên tia đối của tia MB lấy điểm D sao cho MD MC . a) Chứng minh rằng MA là tia phân giác của góc BMx. b) Gọi K là giao thứ hai của đường thẳng DC với đường tròn (O) . Tứ giác MIKD là hình gì? Vì sao? c) Gọi G là trọng tâm của tam giác MDK. Chứng minh rằng khi M di động trên cung nhỏ AC thì G luôn nằm trên một đường tròn cố định. 21.9. Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Gọi C là điểm chính giữa của nửa đường tròn. M là điểm chuyển động trên cung BC. Gọi N là giao điểm của AM và OC. Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác CMB. Tìm tập hợp điểm I. HƯỚNG DẪN GIẢI - ĐÁP SỐ
  8. 21.1. Gọi H, K lần lượt là giao điểm của CA với DE và EM. Do A, B, C cố định nên H cố định.  CMK và CHD có: M¶ Hµ 90 D·CH là góc chung. Vậy: CMK : CHD (g.g) CK CM CD CH CK.CH CM.CD (1)  CMB và CAD có: C·MB C·AD (do tứ giác ABMD nội tiếp); ·ACD là góc chung. Vậy: CMB : CAD (g.g) CM CB CM.CD CA.CB (2) CA CD CA.CB Từ (1) và (2) CK.CH CA.CB CK (không đổi) CH K là điểm cố định.  Tam giác CDE có K là trực tâm nên DN cũng đi qua điểm K cố định. Mà D·ME D·NE 90 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) K·MC K·NC 90 . Vậy: Khi đường tròn (O) thay đổi thì hai điểm M và N di động CA.CB trên đường tròn cố định đường kính CK, với CK . CH 21.2. Phần thuận. Gọi M là trung điểm AB M cố định. Kẻ GO / /OC . O OM . MG 1 Ta có G là trọng tâm nên . MC 3 Ta có GO / /OC . O G MO MG O G MO 1 Suy ra nên . OG MO MC OC MO 3 1 MO MO O là điểm cố định. 3 1 1 O G OC O G R . 3 3 1 Vậy điểm G thuộc đường tròn tâm O bán kính R . 3
  9. 1 Phần đảo. Lấy G thuộc đường tròn tâm O bán kính R qua 3 O kẻ đường thẳng song song với O G cắt đường thẳng MG tại C . Ta có: O G MO O G 1 OC 3.O G R C (O) . OC MO OC 3 Kết luận. Vậy tập hợp các trọng tâm G của tam giác ABC là 1 đường tròn tâm O bán kính R . 3 21.3. Kí hiệu như hình vẽ. Phần thuận. Ta có ·AOB ·AMB 90 (giả thiết) tứ giác AOBM luôn nội tiếp A·MO ·ABO 45 (vì AOB vuông cân tại O) Suy ra M luôn nằm trên đường thẳng đi qua O và tạo với đường PQ một góc 45. Trường hợp B ở vị trí B thì M nằm trên đường thẳng đi qua O và tạo với PS một góc 45. Giới hạn. *) Khi A  H thì M  Q , khi A  K thì M  S *) Trường hợp B ở vị trí B : khi A  H thì M  P , khi A  K thì M  R . Phần đảo. Lấy M bất kì trên đường chéo SQ (hoặc M trên PR), qua M kẻ đường thẳng song song với đường thẳng PQ cắt (O) tại A. Kẻ bán kính OB  OA. Ta thấy tứ giác AOBM nội tiếp (vì A·MO ·ABO 45 ). Suy ra: ·AMB ·AOB 90. Mà AM / /PQ, PQ  PS MB / /PS . Kết luận. Quỹ tích giao điểm M là 2 đường chéo của hình vuông PQRS. 21.4. Tam giác ACD cân tại A nên B·AC 2·ADC (Góc BAC là góc ngoài của tam giác ACD) Gọi I là trung điểm của BC, ta có MI / /BD (đường trung bình của tam giác BCD); nên 1 1 I·MC B·DC B·AC B·OC ( B·OC không đổi). 2 4 4
  10. Do đó M chạy trên cung tròn nhìn IC dưới góc cùng phía 4 với điểm A đối với đường thẳng BC không đổi. Cách dựng. Gọi I là trung điểm của BC. Dựng tia OI cắt đường tròn (O) tại N, ta có: 1 N·BC B·AC B·DC I·MC 2 Dựng tia IN / /BN , dựng đường thẳng qua I và vuông góc với IN cắt trung trực đoạn IC tại O1 Đường tròn tâm O1 và đi qua C là đường cần dựng. Khi A chạy trên cung lớn BC tới trùng với B thì D trùng với D0 trên tiếp tuyến Bt của (O) và BD0 BC . Khi đó M trùng với M 0 là trung điểm của CD0 . Vậy M chỉ di chuyển trên cung lớn CM 0 của đường tròn (O1) . 21.5. Phần thuận. Xét với M thuộc đường tròn sao cho ¼AM M»B . Ta có H·MO H·OM 90 (vì HMO vuông tại H) mà I là tâm đường tròn nội tiếp HMO . 1 1 1 Suy ra I·MO I·OM H·MO H·OM .90 45 2 2 2 M· IO 135. OIM và OIA có OM OA; M· OI A·OI;OI chung OIM OIA (c.g.c) M· OI A· IO 135 mà OA cố định; A· IO 135 I nằm trên cung chứa góc 135 dựng trên đoạn OA. Tương tự với M thuộc đường tròn sao cho ¼AM M»B . Phần đảo. bạn đọc tự chứng minh. Kết luận. Vậy quỹ tích điểm I là bốn cung chứa góc 135 dựng trên đoạn OA; OB. 21.6. Phần thuận. Tứ gíc AIBO là tứ giác nội tiếp vì có A· IB ·AOB 180 Suy ra I·OB I·AB (hai góc nội tiếp cùng chắn cung IB)
  11. Do đó I·OA 45 nên OI là tia phân giác của góc AOB. Vậy điểm I chạy trên tia phân giác của góc xOy. Giới hạn. Vẽ hình vuông AOC1D1 nằm trong góc xOy. Vì điểm B chỉ chạy trên tia phân Ox nên khi B trùng với O thì C trùng với C1 , khi đó I trùng với I1 là giao điểm của OD1 với AC1 . Phần đảo. Lấy điểm I thuộc tia I1t . Nối AI . Trên nửa mặt phẳng bờ AI chứa điểm O, vẽ tia AB ( B thuộc Ox) sao cho I· AB 45 . Gọi C , D lần lượt là các điểm đối xứng của A và B qua I . Chỉ cần chứng minh rằng I là giao điểm hai đường chéo của hình vuông AB C D . Kết luận. Tập hợp các điểm I là tia I1t thuộc tia phân giác Ot của góc xOy. 21.7. Phần thuận. Đặt AB 2R, AC 2R thì R. R là các độ dài không đổi. Trong tam giác vuông ADB và AEC, ta có: AD2 AB.AH 2R.AH; AE 2 AC.AH 2R .AH Từ đó suy ra AD.AE 2AH. RR . Tứ giác ADME nội tiếp đường tròn vì ·ADM ·AEM 180 . Suy ra A·MD ·AED . Từ đó DAM : HAE (g.g). AD AM Ta có: . AH AE Suy ra AM.AH AD.AE 2AH RR AM 2 RR không đổi. Từ đó điểm M chạy trên đường tròn tâm A bán kính RR . Giới hạn. Vì H chuyển động trên đoạn AB nên: - Khi H trùng với A thì D trùng với A, khi đó M trùng với M1 như hình vẽ. Khi H trùng với B thì M trùng với M 2 như hình vẽ. Vậy nên H chạy trên cung M1M 2 . Phần đảo. Lấy điểm M thuộc cung M1M 2 . Các tia M B và CM; cắt các nửa đường tròn đường kính AB, AC lần lượt ở D , E . Các bạn có thể tự chứng minh D E vuông góc với AB.
  12. Kết luận. Quỹ tích M là cung M1M 2 thuộc đường tròn tâm A bán kính RR . 21.8. » · sñ AB a) AMB (góc nội tiếp (O) chắn AB). 2 sñ ¼ABC sñ A»C sñ A»B A·Mx 180 A·MC 180 2 2 2 Vậy: ·AMB ·AMx hay MA là tia phân giác của B·Mx . B·MC b) Tam giác MCD cân M· CD M· DC (góc ngoài của tam giác) 2 Lại có tam giác ABC cân I là điểm chính giữa của cung BC B·MC I·MC I·MB . 2 Vậy M· CD I·MC IM song song với CD M· CD M· DC B·MI BI MK M· IK I·MB IK / /MD . Vậy MIKD là hình bình hành. c) D thuộc đường tròn (A; AC) . Gọi N là điểm trên AI sao cho 1 2 2 NA AI NG AD AC (hằng số) 3 3 3 2 G thuộc đường tròn (N; AC) . 3 » · sñ AC 21.9. Phần thuận. Ta có CMN 45 2 C·IN 2.C·MN 90 (góc ở tâm đường tròn (I) ). ICN có IC IN;C·IN 90 ICN vuông cân tại I N· CI 45 . Mà N· CI 45 (vì OBC cân) Suy ra C, I, B thẳng hàng.
  13. Do đó I thuộc đường thẳng BC. Giới hạn. Khi M tiến tới B thì I tiến tới I1 ( I1 là trung điểm đoạn thẳng BC) Khi M tiến tới C thì I tiến tới C. Vậy I chuyển động trên đoạn thẳng I1C thuộc đoạn thẳng BC. Phần đảo. Lấy điểm I bất kì thuộc đoạn thẳng I1C . Vẽ đường tròn (I; IC) cắt OC tại N. Gọi M là giao điểm thứ hai của đoạn thẳng AN với (I) . Ta có IC IN ICN cân mà N· CI 45 C·NI 45 C·IN 90 1 Do đó C·MN C·IN 45 2 Ta có C·MN C·BA 45 ACMB là tứ giác nội tiếp M thuộc nửa đường tròn (O) . Kết luận. Tập hợp các điểm I là đoạn thẳng CI1 (với I1 là trung điểm đoạn thẳng BC).