Chuyên đề Nghiên cứu bài học (Thực hiện tiết dạy khó - Tiết ôn tập chương) môn Toán, Lý

doc 14 trang Thành Trung 10/06/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nghiên cứu bài học (Thực hiện tiết dạy khó - Tiết ôn tập chương) môn Toán, Lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_nghien_cuu_bai_hoc_thuc_hien_tiet_day_kho_tiet_on.doc

Nội dung text: Chuyên đề Nghiên cứu bài học (Thực hiện tiết dạy khó - Tiết ôn tập chương) môn Toán, Lý

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHUYÊN ĐỀ I KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ: NGHIÊN CỨU BÀI HỌC (THỰC HIỆN TIÊT DẠY KHÓ- TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG) MÔN TOÁN, LÝ I. Lí do xây dựng chuyên đề: 1. Thực Trạng: * Thực trạng giảng dạy: Trong các năm học vừa qua chúng ta đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong trường THCS. Sự đổi mới này thể hiện trên quan điểm giảm nhẹ lý thuyết có tính hàn lâm, nâng cao kỹ năng giải toán của học sinh. Việc hướng dẫn học sinh tìm ra phương pháp học toán phù hợp với từng loại bài là một vấn đề quan trọng. Chúng ta đã có nhiều phương pháp dạy học toán đạt hiệu quả.Tuy nhiên dạy học ôn tập chương không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả vì không phải giáo viên nào cũng biết cách giúp học sinh hệ thống các kiến thức để ôn tập. Để dạy tốt một tiết ôn tập chương là một vấn đề quan trọng và khá phức tạp. Bởi lẽ trong tiết học này giáo viên phải đưa ra dạng kiến thức tổng quát cả về lý thuyết lẫn bài tập thực hành theo đúng trọng tâm của chương và nhất thiết phải giúp HS tự hệ thống hoá kiến thức đã học theo một trình tự logic từ khái quát đến cụ thể và ngược lại. Từ hệ thống đó giúp HS vận dụng kiến thức để giải được các dạng bài tập cơ bản, tổng hợp và nâng cao. Nhưng thực tế cho thấy khi dạy ôn tập chương nhiều giáo viên mới chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê các kiến thức. Như vậy dẫn đến kết quả môn toán qua các kì thi thường không cao. 2. Nguyên Nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả không cao, trong đó có nguyên nhân về phía học sinh và cả nguyên nhân về phía giáo viên. * Học sinh không thích học tiết ôn tập chương: - Đối với học sinh khá: Một số học sinh khá đã nắm chắc kiến thức rồi mà không được giáo viên định hướng cho cách ôn tập sẽ cho rằng đó là những kiến thức học rồi, dẫn đến chủ quan không cần tìm hiểu thêm về mạch kiến thức. 1
  2. - Đối với học sinh trung bình và yếu: Do nhiều học sinh nắm bắt từng đơn vị kiến thức còn lơ mơ không chắc chắn ở trên lớp, về nhà lại không chịu khó học bài, hoặc chưa có phương pháp học bộ môn dẫn đến kiến thức bị hổng nhiều. - Khả năng tư duy tổng hợp của các em kém mà ở tiết học này bài tập nhiều đòi hỏi các em phải tổng hợp, xâu chuỗi kiến thức đã học và cần sự nhạy bén, linh hoạt trong việc vận dụng kỹ năng giải các bài tập tổng hợp. Điều này khiến một số học sinh không thích học. Tóm lại: Vì tiết ôn tập chương tổng hợp nhiều kiến thức, hơn nữa lại là kiến thức học rồi, nhiều em thường không tập trung đầu tư nhiều cho tiết học, dẫn đến các em không chủ động tư duy để giải quyết vấn đề mà tiết học yêu cầu. * Giáo viên ngại dạy tiết ôn tập chương vì: - Một là: Một số giáo viên chưa nắm rõ mục tiêu của chương theo yêu cầu, ngại tìm tòi, ngại tổng hợp kiến thức, kỹ năng tổng hợp, xâu chuỗi kiến thức còn yếu, mới chỉ dừng lại ở mức độ dạy bài nào biết bài ấy. - Hai là: Chưa có phương pháp phù hợp dạy học tiết ôn tập chương, nhiều khi còn dạy theo kiểu liệt kê kiến thức đơn lẻ mà sách giáo khoa đưa ra, bài ôn tập nhiều chương theo phân phối chương trình chỉ có một tiết mà lượng kiến thức ôn tập thì nhiều nên kiến thức đưa ra hời hợt không sâu. - Ba là: Chưa đầu tư thời gian cho chuyên môn, mà trong tiết học ôn tập đòi hỏi giáo viên phải giúp học sinh hệ thống xâu chuỗi kiến thức toàn chương, phải lựa chọn bài tập củng cố kiến thức phù hợp, phải có bài tập giành cho học sinh khá, giỏi và phải đưa ra cách giải cho từng loại bài. - Bốn là: Trong sách giáo khoa và sách hướng dẫn cũng chỉ giới thiệu bài ôn tập theo một cách trình bày cứng nhắc lí thuyết riêng bài tập riêng theo trình tự của các bài đã dạy. Điều này dẫn đến giáo viên thụ đông làm theo, soạn theo. Biến giờ ôn tập tổng kết chương thành giờ dạy lại kiến thức mà tâm lí học sinh không muốn học lại. Do đó học sinh không quan tâm đến giờ ôn tập Nếu giáo viên lựa chọn phương pháp dạy không đúng thì sẽ dẫn đến hai thái cực: - Biến giờ ôn tập thành giờ dạy lại lý thuyết. - Biến giờ ôn tập thành giờ luyện tập. 2
  3. * Từ đó dẫn đến kết quả: + Học sinh không nắm được đầy đủ kiến thức theo hệ thống. + Học sinh hiểu vấn đề một cách đơn lẻ, manh mún, không có sự liên hệ kiến thức trước sau. + Phương pháp giải toán yếu, tư duy vòng quanh thậm chí đánh tráo hoặc đồng nhất khái niệm. Việc GV đôi lúc còn xem nhẹ tiết dạy học ôn tập chương, dẫn đến khi giảng dạy chỉ khái quát kiến thức cho HS một cách sơ lược thông qua một số bài tập trong sách giáo khoa, chưa giúp HS khắc sâu kiến thức cũng như nắm được mối liên hệ của hệ thống kiến thức trong chương. 3. Ý tưởng. Xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan đó, kết hợp với thực tế giảng dạy, theo dõi quá trình học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học , vì vậy tổ khoa học tự nhiên trường THCS Hưng Thành đã nghiên cứu và xây dựng chuyên đề “Thực hiện tiết dạy bài khó- Tiết ôn tập chương môn Toán, Lý”. Trước các tiết ôn tập giáo viên dạy trình bày ý tưởng bài soạn, bài dạy trước tổ chuyên môn. Các thành viên trong tổ đóng góp ý kiến. II. Phạm vi của chuyên đề: Phạm vi áp dụng: Đối với bộ môn Toán, Lý khối 6,7,8, 9. III Thành viên thực hiện chuyên đề. 1. Đồng chí: Lê Thị Cần. 2. Đồng chí : Nguyễn Thị Thanh Tâm. IV. Thời gian hoàn thành, tổ chức báo cáo nghiệm thu: Tháng 5 năm 2020 V. Việc áp dụng chuyên đề được thực nghiệm tại các tiết ôn tập chương bộ môn Toán - Lý -Thực hành qua các tiết dạy thể nghiệm, giáo viên trong tổ thảo luận đóng góp ý kiến để rút ra được bài học kinh nghiệm và tiến hành xây dựng thành chuyên đề. 3
  4. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU BÀI HỌC (Thực hiện tiết dạy bài khó- Tiết ôn tập chương môn Toán, Lý) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Toán học, và Vật lý là 2môn khoa học cơ bản. Nó phát sinh và phát triển do nhu cầu thực tiễn của con người và các ngành khoa học khác. Môn toán trong trường THCS là động lực thúc đẩy học sinh phát triển năng lực, phẩm chất trí tuệ. Vì vậy việc giảng dạy bộ môn này đòi hỏi phải chính xác với những phương pháp giảng dạy phù hợp, đúng đắn giúp học sinh hiểu sâu kiến thức một cách có hệ thống lô gíc và để: - Giúp giáo viên tạo được hứng thú học tập cho học sinh đồng thời phát huy được tính tích cự, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. - Nâng cao khả năng vận dung kiến thức vào thực tế của học sinh. - Để giờ học ôn tập chương có hiệu suất cao, học sinh chủ động nắm vững kiến thức để giải các bài tập thấy được ứng dụng thực tế của toán học trong đời sống của con người, từ đó tạo cho học sinh niềm say mê, gây hứng thú và phát triển tư duy khi học bộ môn toán. - Giúp học sinh xâu chuỗi kiến thức của chương thành hệ thống, tìm mối liên quan giữa các dạng bài tập . II. Nội dung. 1. Các bước tiến hành: -Bước 1: GV trong nhóm thực nghiệm chuyên đề xây dựng chuyên đề thông qua tổ chuyên môn. -Bước 2: GV trong nhóm thực nghiệm chuyên đề xây dựng ý tưởng bài soạn, bài giảng thông qua tổ chuyên môn, tổ chuyên môn đóng góp ý kiến. -Bước 3: GV Tiến hành dạy thể nghiệm tổ chuyên môn dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy. -Bước 4: Đánh giá kết quả và kết luận. 2. Các bước thực hiện: a, Để tiết ôn tập chương đạt kết quả cao thì GV cần thực hiện các công việc sau: 4
  5. *, Xâu chuỗi kiến thức đã học thành hệ thống, để đi đến một thao tác tư duy, để làm được các bài tập từ A Z( trong đó A là khái niệm đầu, Z là khái niệm cuối). Trong tiết ôn tập HS không chỉ cần nắm được những kiến thức riêng lẻ mà là một hệ thống các kiến thức của toàn chương, nên kiến thức vừa rộng, vừa sâu. - Từ những kiến thức được hệ thống đó học sinh vận dụng vào từng loại bài tập cụ thể , biết được mỗi loại bài tập sử dụng kiến thức nào, kĩ năng nào. *, Nắm vững mục đích yêu cầu của dạy học ôn tập chương: - Ôn tập chương nhằm hệ thống hoá kiến thức theo lôgíc kiến thức trước sau (Sắp xếp lại hợp lý hơn theo trình tự hoặc theo từng đối tượng, nhóm đối tượng). Học sinh được ôn lại cách giải một số dạng toán cơ bản, biết giải một số bài toán tổng hợp. Qua đó hình thành cho học sinh thói quen suy nghĩ cũng như khả năng tư duy về một bài tập dưới nhiều cách giải khác nhau, giúp học sinh có kinh nghiệm giải toán trắc nghiệm hay tự luận được dễ dàng. - Ôn tập chương để xác định được vai trò của chương trong toàn bộ chương trình. Nó liên hệ với kiến thức trước như thế nào, nó gợi mở ra vấn đề gì hay đặt ra vấn đề gì để chương sau giải quyết tiếp. - Khi học ôn tập chương, học sinh thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức trong chương, các kiến thức của các chương, nâng cao hơn là mối liên hệ kiến thức của chương trình giữa các khối lớp, thấy ứng dụng của kiến thức toán học với thực tế. - , Ôn tập chương cung cấp cho học sinh các kiến thức kỹ năng trong quá trình giải bài tập? Dùng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề đặt ra của chương hoặc giải quyết được những vấn đề của chương trước còn để ngỏ. b. Thực hiện tiết ôn tập theo cấu trúc: Khi dạy bài ôn tập chương bao gồm 2 phần: *, Hệ thống lại lí thuyết cơ bản trong chương: Có hai cách hệ thống kiến thức cơ bản: + Nhắc lại toàn bộ lí thuyết và mối liên hệ giữa chúng. 5
  6. + Chọn ra kiến thức đặc trưng cơ bản nhất có liên hệ thường xuyên với các đơn vị kiến thức còn lại, lấy đó làm cơ sở để hệ thống các kiến thức của chương. c, Lựa chọn bài tập: - Chọn bài tập phải đạt được mục đích yêu cầu của chương. - Bài tập tổng hợp đảm bảo tính lô gíc, rèn kĩ năng tư duy sáng tạo. - Bài tập phải đạt được yêu cầu nổi bật tính vận dụng của chương trong chương trình về kiến thức, kỹ năng. Giải quyết được câu hỏi: Dạy, học chương này để làm gì? d. Những yêu cầu để thực hiện các biện pháp: *, Đối với giáo viên: - Nắm chắc các kiến thức cơ bản, xác định rõ kiến thức trọng tâm của chương và lấy đó làm trung tâm, hệ thống hoá được kiến thức của từng phần, từng bài, từ đó lựa chọn dạng bài tập áp dụng hợp lí. - Nắm được tình hình học tập của từng đối tượng HS. - Có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết ôn tập. *, Đối với học sinh: - Chuẩn bị bài tốt theo yêu cầu mà GV đưa ra ở tiết học trước. - Chủ động và tự giác trong việc ôn tập kiến thức cũ. - Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài toán thực tế. - Linh hoạt trong việc cân nhắc, lựa chọn các giải pháp hợp lý khi giải toán. e, Chú ý khi dạy tiết ôn tập chương: - Tiết ôn tập không phải là tiết nhắc lại kiến thức đã học, GV phải tìm ra được mối liên hệ giữa kiến thức trong chương và xâu chuỗi các kiến thức đó lại với nhau một cách tổng hợp. - Có thể lập bảng hệ thống các kiến thức mà trong bảng đó có các mối liên quan cả hàng lẫn cột. Tận dụng các sơ đồ biểu bảng để hệ thống kiến thức. - Tránh biến bài ôn tập thành bài dạy lại kiến thức. - Nên lựa chọn những bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần ôn tập, qua đó khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức cơ bản đã học. 6
  7. f. Phương án dạy tiết ôn tập chương: Ví dụ: Ôn tập chương I, Toán 9: Căn bậc hai – Căn bậc ba: Phương án cơ bản để tiến hành giảng dạy tiết ôn tập chương 1: Căn bậc hai – Căn bậc ba môn đại số 9 là Ôn tập hệ thống lý thuyết xong, rồi làm bài tập Cụ thể phương án như sau: Ôn tập hệ thống lý thuyết xong, rồi làm bài tập (đây là cách dạy truyền thống). Phương án này áp dụng với các chương mà hệ thống lý thuyết mang tính lôgíc phát triển từ đầu cho đến cuối chương. Khi tổ chức luyện tập dựa hoàn toàn trên cơ sở lý thuyết và có phân đoạn để thực hiện. * Tiến hành: Chuẩn bị: - Học sinh: Về nhà học câu hỏi ở sách giáo khoa và làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên. - Giáo viên: Soạn câu hỏi nhưng với mức độ cao hơn học sinh, chuẩn bị phần bài tập sắp xếp theo những dạng cơ bản để hướng dẫn học sinh làm bài tập. Lên lớp: - Giáo viên hệ thống các câu hỏi (Các công thức biến đổi về căn thức) cùng các câu trả lời của học sinh để khái quát kiến thức của chương theo một hệ thống, giúp học sinh nắm được nội dung kiến thức cơ bản của chương. - Bài tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập ở từng dạng, từ đó dẫn đến cách làm tổng quát của mỗi dạng bài tập. - Cuối tiết giáo viên rút ra kết luận chung: Ở chương này học sinh cần nắm được những kiến thức gì các kiến thức đó có sợi chỉ kết nối nào? Cần nắm được phương pháp giải những dạng bài tập nào? III. Kết luận: - Việc chuẩn bị cho một tiết dạy, nhất là tiết ôn tập chương đòi hỏi sự đầu tư của giáo viên rất nhiều không những kiến thức nội dung, về phương pháp mà còn về phương tiện dạy học do đó tốn rất nhiều thời gian. Làm sao giáo viên phải nắm chắc toàn bộ nội dung chương trình toàn cấp, nội dung chương trình của một khối lớp, và nội dung kiến thức trọng tậm của từng chương điều đó đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu 7
  8. rất nhiều, Có những nội dung kiến thức dạy ở trong chương nhưng không áp dụng ngay cho chương sau mà có khi lên lớp trên mới sở dụng đến. Nếu giáo viên không nghiên cứu, không nắm vững mà bỏ qua sẽ thiệt thòi cho học sinh. - Ngoài ra để tiết ôn tập không bị nhàm chán, học sinh không chán học, phải áp dụng nhiều hình thức ôn tập để gây hứng thú cho học sinh như: Tổ chức trò chơi, áp dụng công nghệ vào dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học cũng cần đến nguồn kinh phí không nhỏ. - Trên thực tế kiến thức toán ở THCS là khá nặng nhưng thời lượng dành cho bộ môn rất hạn chế (4 tiết/tuần). trong một bài lượng kiến thức cũng nhiều, có đơn vị kiến thức nếu phân bổ thời gian cũng chỉ được 5 phút cho nên đảm bảo học sinh được hiểu bài một cách cặn kẽ là rất khó khăn. Chính vì vậy, công việc dồn cho tiết ôn tập là cho học sinh hiểu được tính hệ thống kiến thức trong chương là rất khó khả thi. Vì vậy đề nghị cấp trên cần nghiên cứu chương trình cho tinh giản và vừa sức học sinh (hoặc tăng thời lượng cho bộ môn toán; một số môn có thể tích hợp với các môn khác để bớt nặng cho học sinh) Với hiểu biết còn hạn chế trên đây chúng tôi chỉ đưa ra một số kinh nghiệm dạy học ôn tập chương, rất mong sự góp ý chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp để cho việc giảng dạy của tôi và của các đồng chí ngày một tiến bộ hơn./. 8
  9. 6.1. Thảo luận xây dựng giáo án: - Phần 1: Ôn tập lí thuyết + GV: Ôn tập và hệ thống lại toàn bộ lý thuyết trong chương (Có thể cho hoạt động nhóm hoặc trò chơi) + GV cho học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm từ dễ đến khó - Phần II: GV hướng dẫn học sinh giải một số ý các bài tập 71 + 72 + 74 + 75 + 76/ SGK. 6.2. Nội dung bài soạn: TIẾT 17 Giảng ngày: ......./ / 2018 tại 9B Giảng ngày: ......./ / 2018 tại 9D ÔN TẬP CHƯƠNG I I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:- Học sinh nắm được các kiến thức cơ bản về căn thức bậc hai một cách có hệ thống. 2. Kỹ năng: - Học sinh biết tổng hợp các kỹ năng đã có về tính toán biến đổi biểu thức số, phân tích một đa thức thành nhân tử- Rèn tư duy logic, tổng hợp. 3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác trong biến đổi, tính toán. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Máy tính bỏ túi 2. Học sinh: Ôn tập chương I theo câu hỏi III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: * Sĩ số: 9B: ........../ ........ Vắng: ................ * Sĩ số: 9D: ........../ ........ Vắng: ................ Hoạt động của trò và hỗ trợ của thầy Nội dung 1. Kiểm tra bài cũ: Không I. Lý thuyết 2. Tìm tòi phát hiện kiến thức mới: Các công thức biến đổi căn thức bậc Hoạt động 1: Ôn tập Lý thuyết. 10’ hai GV: Tổ chức cho học sinh hoạt động 1. A2 = A 10