Đề thi giữa học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Đề 3 - Năm học 2020-2021

Câu 1: Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào dưới đây:

A. Chỉ có động năng.              C. Chỉ có thế năng.

B. Chỉ có nhiệt năng.              D. Có cả động năng, thế năng và nhiệt năng.

Câu 2. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo lên vật không có tính chất nào sau đây?

A. Chuyển động không ngừng.              B. Giữa chúng không có khoảng cách.
C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.  D. Chuyển động thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.
docx 2 trang Hoàng Cúc 23/02/2023 3880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Đề 3 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_giua_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_8_de_3_nam_hoc_2020_202.docx

Nội dung text: Đề thi giữa học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Đề 3 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ SỐ 3 PHÒNG GD&ĐT . ĐỀ THI GIỮA HK2 NĂM HỌC 2020– 2021 TRƯỜNG THCS . MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ BÀI I/ TRẮC NGHIỆM (4 điểm) A. Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng( 2 điểm) Câu 1: Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào dưới đây: A. Chỉ có động năng. C. Chỉ có thế năng. B. Chỉ có nhiệt năng. D. Có cả động năng, thế năng và nhiệt năng. Câu 2. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo lên vật không có tính chất nào sau đây? A. Chuyển động không ngừng. B. Giữa chúng không có khoảng cách. C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. D. Chuyển động thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. Câu 3. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng? A. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun. B. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau. C. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng và vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. D. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng. Câu 4. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dẫn nên co lại B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D.Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. B. Câu 5. Em hãy đánh dấu (x) vào các ô có các hình thức truyển nhiệt phù hợp : Dẫn nhiệt Đối lưu Bức xạ nhiệt 1.Phơi lương thực dưới ánh nắng mặt trời 2.Hơ nóng kim châm cứu để làm ấm huyệt 3.Dùng đèn hồng ngoại để sưởi ấm. 4.Dùng khí nóng và khô sấy lương thực. II/ TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) a. Nhiệt lượng là gì ? Đơn vị của nhiệt lượng ? b. Bức xạ nhiệt là gì? Tại sao các bể chứa xăng lại thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc?
  2. Câu 2 : (2 điểm) Nhỏ một giọt mực vào cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu của mực. Tại sao ? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi ? Tại sao ? Câu 3: ( 2 điểm)Tại sao ban ngày thường có gió thổi từ biển vào đất liền. Còn ban đêm thì lại có gió thổi từ đất liền ra biển.