Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 (Kết nối tri thức) - Buổi 1 đến 5

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. Kiến thức: Giúp HS:

- Ôn tập hệ thống hóa kiến thức của các văn bản của thể kí: hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất. Hiểu được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản, cảm nhận được nội dung và giá trị nghệ thuật của các văn bản Cô Tô (Nguyễn Tuân), Hang Én (Hà My), Cửu Long giang ta ơi! (Nguyên Hồng), Nghìn năm tháp Khương Mỹ (Lam Linh). 

- Ôn tập khắc sâu kiến thức về công dụng của dấu ngoặc kép (đánh dấu một từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt).

- HS hiểu được cách viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt 

- Biết cách nói- nghe một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến.

 2. Năng lực:

 - Năng lực chung: Tự chủ và tự học;  giải quyết vấn đề và sáng tạo

 - Năng lực chuyên môn:   Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn    học.

 3. Phẩm chất: 

- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, bồi dưỡng tinh thần yêu thiên nhiên, đất nước, trách nhiệm bảo vệ đất nước.

 - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước

 -  Có ý thức ôn tập nghiêm túc.

  B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

 1.Học liệu

  - Tham khảo SGV, SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

  -  Tài liệu ôn tập bài học.

  - Các phiếu học tập.

 2. Thiết bị và phương tiện:

 -  Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học.

 -  Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh.

 - Sử dụng máy chiếu/tivi kết nối wifi

 C.PHƯƠNG PHÁP,  KĨ THUẬT DẠY HỌC

    - Phương pháp: Thảo luận nhóm,động não, dạy học giải quyết vấn đề, thuyết trình, đàm thoại gợi mở, dạy học hợp tác... .

   - Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy, phòng tranh, chia nhóm, đặt câu hỏi, khăn trải bàn,...

docx 81 trang Hoàng Cúc 22/02/2023 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 (Kết nối tri thức) - Buổi 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_ngu_van_lop_6_ket_noi_tri_thuc_buoi_1_den_5.docx

Nội dung text: Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 (Kết nối tri thức) - Buổi 1 đến 5

  1. DẠY THÊM NGỮ VĂN 6 – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG BUỔI 1 BÀI 5 ÔN TẬP Ngày soạn Ngày dạy: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ  Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình. (Thanh Hải) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp HS: - Ôn tập hệ thống hóa kiến thức của các văn bản của thể kí: hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất. Hiểu được tình cảm, cảm xúc của người viết thể Trang 1
  2. DẠY THÊM NGỮ VĂN 6 – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG hiện qua ngôn ngữ văn bản, cảm nhận được nội dung và giá trị nghệ thuật của các văn bản Cô Tô (Nguyễn Tuân), Hang Én (Hà My), Cửu Long giang ta ơi! (Nguyên Hồng), Nghìn năm tháp Khương Mỹ (Lam Linh). - Ôn tập khắc sâu kiến thức về công dụng của dấu ngoặc kép (đánh dấu một từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt). - HS hiểu được cách viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt - Biết cách nói- nghe một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học. 3. Phẩm chất: - Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, bồi dưỡng tinh thần yêu thiên nhiên, đất nước, trách nhiệm bảo vệ đất nước. - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước - Có ý thức ôn tập nghiêm túc. B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU 1.Học liệu: - Tham khảo SGV, SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Tài liệu ôn tập bài học. - Các phiếu học tập. 2. Thiết bị và phương tiện: - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học. - Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh. - Sử dụng máy chiếu/tivi kết nối wifi C.PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: Thảo luận nhóm,động não, dạy học giải quyết vấn đề, thuyết trình, đàm thoại gợi mở, dạy học hợp tác . - Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy, phòng tranh, chia nhóm, đặt câu hỏi, khăn trải bàn, Trang 2
  3. DẠY THÊM NGỮ VĂN 6 – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ Hoạt động 1 : Khởi động a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế bước vào giờ ôn tập kiến thức. b. Nội dung hoạt động: HS báo cáo sản phẩm. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d. Tổ chức thực hiện hoạt động: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Báo cáo sản phẩm dạy học dự án: Tập làm phóng viên hoặc hướng dẫn viên du lịch: Nếu được nói những ấn tượng đẹp đẽ sâu sắc về quê hương, em sẽ nói những gì? (Nhiệm vụ các nhóm đã được giao trước một tuần sau tiết học buổi sáng) B2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm dự án của nhóm. GV khích lệ, động viên. B3: Báo cáo sản phẩm học tập: Các nhóm nhận xét sản phẩm của nhóm bạn sau khi nhóm bạn báo cáo. B4: Đánh giá, nhận xét - GV nhận xét, khen và biểu dương các nhóm có sản phẩm tốt. - GV giới thiệu nội dung ôn tập bài 4: KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ Đọc – hiểu văn bản Đọc hiểu văn bản: +Văn bản 1: Cô Tô (Nguyễn Tuân). + Văn bản 2: Hang Én (Hà My) + Văn bản 3 : Cửu Long giang ta ơi! (Nguyên Hồng) Trang 3
  4. DẠY THÊM NGỮ VĂN 6 – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Thực hành Tiếng Việt: Ôn tập dấu câu (dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang); biện pháp tu từ - VB thực hành đọc: Nghìn năm tháp Khương Mỹ (Lam Linh) Viết Viết: viết bài văn tả cảnh sinh hoạt Nói và nghe Nói và nghe: chia sẻ về một trải nghiệm nơi em sống hoặc từng đến Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức cơ bản a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của bài học: Bài 5: Những nẻo đường xứ sở. b. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập. c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. d. Tổ chức thực hiện hoạt động. B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm, - HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi củaGV các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tích cực trả lời. - GV khích lệ, động viên B3: Báo cáo sản phẩm - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. B4: Đánh giá, nhận xét GV nhận xét, chốt kiến thức ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Trang 4
  5. DẠY THÊM NGỮ VĂN 6 – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG  KIẾN THỨC CHUNG VỀ KÍ 1. Định nghĩa: Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực. 2. Phân loại: Kí bao gồm nhiều thể, nhiều tiểu loại phong phú như: kí sự, phóng sự, hồi kí, du kí, nhật kí, tuỳ bút, bút kí, + Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua. + Du kí: Du kí là thể loại ghi chép vể những chuyến đi tới các vùng đất, các xứ sở nào đó. Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trên hành trình của mình. 3. Tính xác thực của sự việc mà kí ghi chép được thể hiện qua một hoặc nhiều yếu tố cụ thể như thời gian (ngày, tháng, năm, ); địa điểm diễn ra sự việc; sự có mặt của người khác như người thân trong gia đình, bạn bè cùng tham gia vào một sự việc. 4. Ngôi kể: Người kể trong kí thường kể theo ngôi thứ nhất (người kể xưng tôi) 5. Cách đọc hiểu một văn bản kí *Yêu cầu chung: - Nhận biết được văn bản kể về ai và sự việc gì; những chi tiết nào của bài kí mang tính xác thực; - Chỉ ra được hình thức ghi chép của bài kí; ngôi kể và tác dụng của ngôi kể thường dùng trong kí. - Chỉ ra những câu, đoạn trong bài kí thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của tác giả, nhận biết được tác dụng của những suy nghĩ và cảm xúc ấy đối với người đọc. *Yêu cầu riêng: - Văn bản du kí: + Nhận biết được văn bản ghi lại những điều có thật hay do tưởng tượng. + Chỉ ra được những thông tin độc đáo, mới lạ, hấp dẫn về sự vật, con người, phong tục, cảnh sắc trong bài du kí Trang 5
  6. DẠY THÊM NGỮ VĂN 6 – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG BUỔI 1 BÀI 5 ÔN TẬP Ngày soạn Ngày dạy: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ  Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình. (Thanh Hải) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp HS: - Ôn tập hệ thống hóa kiến thức của các văn bản của thể kí: hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất. Hiểu được tình cảm, cảm xúc của người viết thể Trang 1