Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Động vật sống trong gia đình - Bài: Tìm hiểu về con gà - Năm học 2021-2022 - Trường Mầm non Phan Thiết

doc 10 trang Thành Trung 11/06/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Động vật sống trong gia đình - Bài: Tìm hiểu về con gà - Năm học 2021-2022 - Trường Mầm non Phan Thiết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_giang_mam_non_lop_mam_chu_de_dong_vat_song_trong_gia_din.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Động vật sống trong gia đình - Bài: Tìm hiểu về con gà - Năm học 2021-2022 - Trường Mầm non Phan Thiết

  1. GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2021-2022 Chủ đề: Động vật sống trong gia đình Lĩnh vực phát triển nhận thức Tên bài: Tìm hiểu về con gà Lớp: Mẫu giáo A1 Người dạy: Nguyễn Thị Giang Thanh Đối tượng: 3 – 4 tuổi Thời gian dạy: 20-25 phút Số lượng trẻ: 26 trẻ. Ngày dạy: 17/11/2021 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết được tên gọi, các đặc điểm của gà như: Mào to, mỏ nhọn, cổ cao, có 2 cánh, 2 chân, lông nhiều màu, có tiếng gáy ò ó o...; thức ăn của gà trống: Gạo, cơm, ngô, một số loại rau, thức ăn chăn nuôi - Trẻ biết con gà là vật nuôi trong gia đình 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét và thảo luận nhóm. - Rèn kỹ năng nhận biết, diễn đạt câu từ cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ con gà - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, đoàn kết, hợp tác với bạn trong nhóm. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: - 2 con gà trống, 1 quả trứng, 1 con gà mái. - Nhạc bài hát “Đàn gà con”, “Gà trống, mèo con và cún con” - Đoạn video một số vật nuôi trong gia đình 2. Đồ dùng của trẻ: - Lô tô các con vật sống trong gia đình... để chơi trò chơi III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề: Động vật sống trong gia đình. Cho trẻ vận động theo bài hát: “Đàn gà con” - Con vừa bắt trước làm con vật gì? - Trẻ trả lời - Con gà sống ở đâu? - Để chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình thì con đã - Trẻ lắng nghe làm gì?
  2. Giáo dục trẻ. - Trẻ trả lời * Hoạt động 2: Tìm hiểu về con gà Các con có nghe thấy tiếng kêu của con gì không? - Trẻ thực hiện - Con này là con gì? - Cô mời 2 nhóm sẽ cùng quan sát con gà của nhóm mình. - Trẻ trả lời ( Cô cho trẻ quan sát con gà 1-2 phút) - Bạn nào giỏi cho cô biết con gà có những đặc điểm gì? (Có mắt, đầu, chân, mỏ, cánh, đuôi, lông..) - Mắt dùng để làm gì? - Mỏ dùng để làm gì? - Gà có mấy chân? Chân gà có gì? Móng nhọn dùng để làm gì? - Gà có mấy cánh? - Con thấy con gà vừa làm gì? - Con gà ăn gì? - Đố con biết đấy là tiếng kêu của con gà gì? (Tiếng kêu của gà mái) - Các con có nhận xét gì về con gà trống và con gà mái? - Con gà là con vật nuôi trong gia đình, thuộc nhóm gia cầm. Ngoài con gà ra thì còn có những con vật nào cũng sống trong gia đình nữa? (Cô cho trẻ xem video về một số con vật sống trong gia - Trẻ thực hiện đình). Giáo dục trẻ * Hoạt động 3: Luyện tập Trò chơi: Chung sức - Cô đưa đồ dùng ra và hỏi trẻ ý tưởng chơi. - Trẻ trả lời - Cách chơi: Các con vật vừa tham gia hội thi “Vật nuôi - Trẻ lắng nghe đua tài” những bây giờ các bạn đã quên đường về nhà. Cô muốn các con giúp các con vật trở về đúng nhà của mình nhé. Lần lượt bạn đầu hàng chạy lên giúp con vật xong sẽ chạy về đập tay vào bạn tiếp theo, bạn tiếp theo tiếp tục chạy lên giúp các bạn vật nuôi xong chạy quay lại đập tay bạn tiếp theo cứ như vậy đến cuối hàng. - Luật chơi: Mỗi một bạn chạy lên chỉ được giúp 1 con vật. Thời gian là 1 bản nhạc đội nào đưa được nhiều con vật về nhà của mình là đội đó thắng cuộc - Tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ chơi trò chơi. - Cô nhận xét kết quả * Hoạt động 4: Kết thúc - Cô cho trẻ vận động bài hát “ Gà trống, mèo con và cún - Trẻ hát và vận động con” và chuyển hoạt động
  3. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết các nhóm có 2 đối tượng. Trẻ biết đếm đến 2, biết xếp tương ứng 1 - 1 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng đếm, so sánh về mặt số lượng thông qua các hoạt động trong tiết học. - Rèn trẻ nói đủ câu và diễn đạt kết quả của phép đếm và so sánh. 3. Thái độ: - Trẻ có tinh thần đoàn kết trong vui chơi, học tập. - Giáo dục trẻ biết lợi ích của phương tiện giao thông đường thủy, có ý thức chấp hành đúng luật giao thông. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: - Máy tính, tivi. Hình ảnh trên màn hình Power point. 2. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ một rổ lô tô 2 bạn nhỏ và 2 mũ bảo hiểm, bảng gài. - Xung quanh lớp có các nhóm đồ chơi có số lượng là 2. - Lô tô thuyền, áo phao, một số về chủ đề giao thông để chơi trò chơi đủ cho 26 trẻ. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện về nội dung chủ đề: Một số quy định khi tham gia giao thông - Bạn nào giỏi có thể kể tên các tín hiệu đèn giao thông mà con biết? - Trẻ trả lời - Nói ý nghĩa của từng đèn? - Giáo dục trẻ biết khi tham gia giao thông phải đi cùng - Trẻ lắng nghe người lớn, không chạy nhảy dưới lòng đường, phải tuân theo đúng hiệu lệnh đèn giao thông... * Hoạt động 2: Bài dạy: Đếm trên đối tượng trong phạm vi 2. + Phần 1: Ôn xếp tương ứng 1-1 - Các con hãy quan sát trên đây cô có gì? - Trẻ trả lời - Với những lô tô này con sẽ chơi trò chơi gì? Trò chơi "Ai giỏi nhất" - Cô có gì đây? Với đồ dùng này con sẽ chơi trò chơi gì? - Cách chơi: Cô chuẩn bị cho các con rất nhiều lô tô về các - Trẻ lắng nghe phương tiện giao thông khác nhau. Nhiệm vụ của các con là lấy lô tô theo yêu cầu của cô. - Luật chơi: Bạn nào lấy sai sẽ phải tìm và lấy lại cho đúng. - Trẻ chơi 1-2 lần. - Để đảm bảo an toàn khi đi thuyền thì các con phải mặc gì? Các con hãy gắn thuyền lên bảng và tặng cho mỗi chiếc - Trẻ thực hiện thuyền một áo phao. Các con xếp tương ứng 1-1. Con hãy gắn 1 áo phao trên 1 chiếc thuyền của mình nhé.
  4. + Phần 2: Đếm trên đối tượng trong phạm vi 2. Cô thấy các bạn chơi rất là giỏi, cô mời các con trở về chỗ ngồi và nhận món quà của cô nào. (Cô cho trẻ chuyền rổ và bảng) - Các con hãy xem trong rổ các con những gì? - Các bạn hãy xếp 2 bạn nhỏ có trong rổ ra bảng nào. - Các con tặng 1 mũ bảo hiểm, xếp tương ứng 1-1 cho 1 bạn nhỏ. - Số bạn và số mũ như thế nào với nhau? Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? Vì sao con biết? - Trẻ trả lời - Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy? Vì sao con biết? - Muốn cho nhóm mũ bằng nhóm bạn thì ta phải làm thế nào? (Cô cùng trẻ thêm 1 cái mũ) sau đó cho trẻ đếm lại nhóm bạn và nhóm mũ. - Bây giờ nhóm bạn và nhóm mũ như thế nào với nhau? Đều bằng mấy? Cho trẻ đọc: 1 thêm 1 bằng 2. - Cho trẻ cất nhóm bạn, vừa cất vừa đếm. (Cô hướng dẫn - Trẻ thực hiện bớt từ phải qua trái) - Trên bảng còn gì? Cô cho trẻ xếp nhóm mũ theo hàng dọc, hàng chéo. => Dù xếp theo hàng ngang, hàng dọc hay hàng chéo thì số mũ vẫn không thay đổi đều bằng 2. - Cho trẻ cất nhóm mũ vừa bớt vừa đếm. Trò chơi: “Bé thông minh” - Con hãy quan sát xung quanh lớp mình có gì? - Trẻ trả lời - Cách chơi: Con hãy tìm những đồ dùng đồ chơi có số - Trẻ lắng nghe lượng là 2. - Luật chơi bạn nào tìm sai sẽ phải tìm lại cho đúng. Cô cho trẻ chơi 1- 2 lần - Trẻ chơi * Phần 3: Luyện tập + Trò chơi 1: Đội nào nhanh nhất - Cô có gì đây? Với đồ dùng này con sẽ chơi trò chơi gì? - Trẻ trả lời - Cách chơi: Cô chia lớp làm 3 đội. Nhiệm vụ của các con - Trẻ lắng nghe là tìm những lô tô phương tiện giao thông có số lượng là 2 xếp ra bảng của đội mình. - Luật chơi: Đội nào tìm đúng, tìm nhanh và tìm được nhiều nhất là đội chiến thắng - Cho trẻ chơi trò chơi 1- 2 lần - Trẻ chơi + Trò chơi 2: Thuyền về bến - Cô có gì đây? Với đồ dùng này con sẽ chơi trò chơi gì? - Trẻ trả lời - Cách chơi: Cô phát cho mỗi bạn một chiếc thuyền có gắn - Trẻ lắng nghe số. Khi có hiệu lệnh “Tìm bến” thì các con hãy nhanh chân, tinh mắt chạy tìm đúng bến có gắn thẻ số trên thuyền của mình. - Luật chơi: Bạn nào tìm sai sẽ phải nhảy lò cò về đúng bến của mình. Cô cho cả lớp chơi 1- 3 lần. - Trẻ chơi * Kết thúc:
  5. - Cô nhận xét giờ học và cho trẻ làm đoàn tàu rồi chuyển - Trẻ thực hiện. hoạt động. GIÁO ÁN DẠY THAO GIẢNG Năm học: 2021- 2022 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Chủ đề: Giao thông Tên bài: Thơ: Đi chơi phố Lứa tuổi: Lớp MGN 3- 4 tuổi A1 Thời gian: 20- 25 phút. Ngày dạy: 26/ 10/ 2021.
  6. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, biết được tên bài thơ và tên tác giả. Trẻ thuộc thơ “Đi chơi phố” 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nghe, đọc thơ rõ ràng mạch lạc, trả lời rõ ràng câu hỏi của cô. Rèn cho trẻ nói đủ câu đủ từ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ, trẻ biết tuân thủ đúng hiệu lệnh đèn khi tham gia giao thông, chấp hành luật lệ giao thông... II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: 2. Đồ dùng của trẻ: - Sa bàn ngã tư đường phố - Giáo án Powerpoint. - Lớp học sạch sẽ có đủ ánh sáng, đĩa nhạc một số bài hát chủ điểm. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện về nội dung chủ đề: Một số quy định khi tham gia giao thông - Cho trẻ quan sát video - Trẻ thực hiện. - Giáo dục trẻ biết tuân thủ đúng hiệu lệnh đèn khi tham gia - Trẻ lắng nghe giao thông, chấp hành luật lệ giao thông... * Hoạt động 2: Bài dạy: Thơ: Đèn giao thông Cô cũng biết một bài thơ về một bạn nhỏ được đi chơi phố đấy, cô sẽ đọc cho các con nghe bài thơ: Đi chơi phố. Tác giả: Trần Nhật Thu. Chúng mình hãy lắng nghe để xem bạn nhỏ đã tham gia giao thông như thế nào nhé. - Cô đọc lần 1: Đọc qua powerpoint. Hỏi trẻ tên bài thơ? - Trẻ trả lời Tên tác giả? - Cô đọc lần 2: Qua sa bàn - Trẻ lắng nghe Giảng nội dung: Bài thơ" Đi chơi phố" nói về bạn nhỏ được mẹ đưa đi chơi phố, khi đi chơi bạn đã gặp đèn đỏ, bạn liền dừng lại đợi tín hiệu đèn vàng rồi khi đèn xanh bật lên bạn mới đi tiếp, một ngày trải nghiệm của bạn rất vui và ý nghĩa đấy. - Cô và trẻ đọc thơ cùng cô - Trẻ thực hiện * Đàm thoại: - Các con vừa cùng cô đọc bài thơ gì? - Trẻ trả lời - Bài thơ nói về ai? - Bạn nhỏ và mẹ cùng đi đâu? - Bạn đã gặp những tín hiệu đèn nào? - Khi gặp đèn đỏ bạn đã làm gì? - Đèn xanh bạn làm gì? - Nếu không chấp hành luật giao thông thì điều gì sẽ xảy ra? * Dạy trẻ đọc thơ:
  7. - Cô cho cả lớp đọc 1 lần kết hợp vận động theo lời thơ, cô - Trẻ thực hiện chú ý sửa cho trẻ đọc sai, ngọng. - Cô cho trẻ đọc theo tổ (3 tổ). - Cô cho trẻ đọc theo nhóm (1 nhóm nam, 1 nhóm nữ). - Cô cho trẻ đọc cá nhân (Cô mới 1 trẻ đọc). - Hôm nay cô đã dạy các con bài thơ gì? Do ai sáng tác? - Cô mời cả lớp đọc (1 lần- Đóng kịch) * Kết thúc: => Giáo dục: Không được đùa nghịch chạy nhảy trên lòng - Trẻ lắng nghe đường, phải tuân thủ đúng hiệu lệnh đèn giao thông và một số quy định giao thông... Cô cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố và dắt trẻ - Trẻ thực hiện đi qua mô hình đường phố trên sân khấu Bùi Thị Tình