Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 1: Trường mầm non của bé - Năm học 2021-2022 - Trường Mầm non Phan Thiết

doc 30 trang Thành Trung 11/06/2025 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 1: Trường mầm non của bé - Năm học 2021-2022 - Trường Mầm non Phan Thiết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_tuan_1_truong_mam_non_cua_be_nam_hoc.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 1: Trường mầm non của bé - Năm học 2021-2022 - Trường Mầm non Phan Thiết

  1. TUẦN 1:TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ ( Từ ngày 6/9 đến ngày 10/9/2021 ) Thứ 2 ngày 6/ 9/2021 Lĩnh vực phát triển thể chất: Tên bài: Ném trúng đích nằm ngang bằng một tay Trò chơi: Rồng rắn lên mây. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết ném trúng đích nằm ngang bằng một tay đúng kỹ thuật, trẻ hiểu cách chơi, luật chơi, biết chơi trò chơi Rồng rắn lên mây. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng ném trúng đích nằm ngang cho trẻ, rèn khả năng định hướng trong không gian, kỹ năng hoạt động theo nhóm, luyện phản xạ nhanh cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ nề nếp thói quen trong học tập. Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, biết sử dụng tiết kiệm năng lượng điện nước. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Xắc xô to cho cô.1 túi cát, 1 đích ném 2. Đồ dùng của trẻ: - 2 đích ném nằm ngang. 36 túi cát Sân tập (lớp học) sạch sẽ thoáng mát. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Khởi động - Cô cho trẻ làm đoàn tầu kết hợp với các kiểu đi, đi thường, đi gót, đi mũi, đi bằng Trẻ thực hiện
  2. mé chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm dần, đi thường....Sau Trẻ tập theo cô đó chuyển đội hình 2 hàng dọc. Điểm số tách hàng. (3l x 8nhịp) 2.Trọng động (2l x 8nhịp) a. Bài tập phát triển chung: Tập 2l x 8nhịp (2l x 8nhịp) - Tay : Hai tay thay nhau quay dọc thân ( 2l x 8nhịp) - Bụng - lườn : Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân - Chân: Ngồi khuỵu gối - Bật: Bật nhảy chân sáo b Vận động cơ bản: Ném trúng đích nằm ngang bằng 1 tay - Giới thiệu tên vận động Trẻ lắng nghe - Cô làm mẫu: Lần 1: Làm mẫu không giải thích - Lần 2: Kết hợp giải thích các động tác. Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau Trẻ quan sát và lắng nghe trước vạch chuẩn bị. Khi có hiệu cầm túi cát, đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng với chân sau, nhắm trúng đích và ném. Sau khi ném túi cát cô đi về phía cuối hàng. - Cho 1 trẻ lên thực hiện 1 Trẻ lên thực hiện * Trẻ thực hiện - Lần 1: Cô cho lần lượt cho 2 trẻ thực hiện 1 lần tập ( Cô động viên nhắc nhở trẻ nhằm trúng đích và ném ). Trẻ thực hiện - Cô nhận xét sau mỗi lần trẻ tập và chú ý sửa sai cho trẻ - Lần 2: Cô cho 2 tổ thi đua và cô phân đội thắng cuộc. Cô nhận xét sau mỗi lần trẻ Trẻ thực hiện thực hiện. Lần 3 cho trẻ tập theo nhóm + Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên vận động - Cô cho 1 trẻ lên thực hiện lại vận động c. Trò chơi: Rồng rắn lên mây Cách chơi: Số trẻ chơi có thể từ 8 - 10 trẻ, một trẻ làm "thầy thuốc" đứng đối diện Trẻ lắng nghe (hoặc ngồi) với những người làm "rồng rắn". Các trẻ khác túm đuôi áo nhau (hoặc tay ôm lưng nhau) thành " rồng rắn", tư thế này giúp trẻ cảm nhận các hướng của người khác. Trẻ đứng đầu chọn cháu lớn nhất, khoẻ nhất trong nhóm, " rồng rắn" đi
  3. lượn vòng vèo, vừa đi vừa đọc đồng dao: Rồng rắn lên mây.Có cây núc nắc.Có nhà Trẻ lắng nghe hiển binh.Thầy thuốc có nhà hay không? Đến câu cuối cùng thì dừng lại trước mặt Trẻ thực hiện thay thuốc". "Rồng rắn" và "thầy thuốc" đối thoại nhau.....Thầy thuốc" đuổi bắt "rồng rắn", trẻ đứng đầu dang tay cản "thầy thuốc", " Thầy thuốc" tìm mọi cách để bắt được " khúc đuôi" (trẻ cuối cùng). - Luật chơi: Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì bạn khúc đuôi bị loại khỏi cuộc Trẻ thực hiện chơi. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu nhưng lúc này rồng rắn chỉ còn 7 bạn chơi, cứ chơi như thế đến khi rồng rắn ngắn dần vì mất bạn chơi. Nếu " rồng rắn" bị đứt khúc hoặc bị ngã thì cũng bị thua. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng 2 phút Chơi chuyển tiếp: Chơi nu na nu nống Đánh giá trẻ cuối ngày - Tình trạng sức khỏe của trẻ: .................................................................................................................................................. ....................................................................................................................................................................................................... - Trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ:..................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................... - Kiến thức kỹ năng của trẻ:........................................................................................................................................................ .......................................................................................................................................................................................................
  4. Thứ 3 ngày 7/9/2021 Lĩnh vực phát triển nhận thức: Khám phá khoa học Tên bài: Tìm hiểu về cầu trượt I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, cấu tạo, đặc điểm và công dụng mầu sắc, sự chịu lực, độ dốc, cân bằng, chất liệu, của chiếc cầu trượt. Trẻ biết một số kỹ năng an toàn khi tham gia chơi cầu trượt. Trẻ hiểu một số kiến thức về khoa học; ( Trọng lực, tốc độ rơi, máng trượt, có thể trượt từ trên cao xuống thấp ) 2. Kỹ năng: - Rèn luyện thao tác quan sát, nhận xét, phán đoán. Rèn khả năng nhạy cảm của các giác quan. Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn cho trẻ kỹ năng hoạt động theo nhóm, tư duy phản biện, rèn khả năng ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ đồ dùng đồ chơi. Biết giữ vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi ra lớp, không vứt rác ra sân trường, bôi bẩn lên tường nhà, tường rào. Không đụng, sờ, chọc vào các ổ điện, bóng điện công cộng các bình cứu hoả, các khu vực nguy hiểm trong trường. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: - Mô hình cầu trượt tại sân trường, thước đo 2. Đồ dùng của trẻ: - 4 bộ lắp ghép cầu trượt, các mảng ghép để tạo thành chiếc cầu trượt cho 4 nhóm, 4 thước đo III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ *Hoạt động 1: Trò chuyện về nội dung chủ đề "Trường mầm non của bé" - Cô sử dụng các hình thức: Đọc thơ, ca hát, tình huống, trò chơi, câu đố về chủ Trẻ thực hiện Trường mầm non và trò chuyện cùng trẻ. Giáo dục trẻ yêu quý trường, lớp, cô giáo, bạn bè, ý thức giữ gìn bảo vệ trường lớp vệ sinh môi trường
  5. * Hoạt động 2: Bài dạy: Tìm hiểu về cầu trượt - Cô cho trẻ dạo chơi tham quan chiếc cầu trượt 1-2 trẻ trả lời các câu hỏi của cô - Cô chia trẻ thành 4 nhóm hỏi ý kiến trẻ để trẻ lựa chọn nọi dung thảo luận. ( Nhóm 1. Thảo luật về cấu tạo của máng trượt, cầu trượt. Nhóm 2, thảo luận phần cầu thang bước lên của cầu trượt, nhóm 3 thảo luận mầu sắc hình dáng của phần trụ Trẻ thực hiện của cầu trượt, Nhóm 4 thảo luận về độ an toàn, khả năng dơi, trọng lực của máng trượt, cách chơi ở cầu trượt...) - Cô cho từng nhóm lên thể hiện sự hiểu biết của mình về các nội dung thảo luận. - Sau mỗi lần trẻ thể hiện sự hiểu biết của mình, cô chốt lại các ý kiến của trẻ. * Trò chuyện về máng trượt. Trẻ thực hiện + Các nhóm vừa quan sát và thảo luận về vấn đề gì ? + Cấu tạo của cầu trượt gồm có những phần nào ? + Phần máng trượt có cấu tạo như thế nào ? + Tại sao 2 bên máng trượt lại có phần nhô lên ? 1-2 trẻ trả lời các câu hỏi của cô + Máng trượt được sơn màu gì ? Được làm bằng chất liệu gì ? + Các con có nhận xét gì về độ dốc của máng trượt ? + Tại sao phải thiết kế độ dốc của máng trượt như thế này ? + Làm thế nào để được an toàn khi chơi cầu trượt ? - Cô cho 2-3 trẻ trải nghiệm lên trượt thử cho cả lớp quan sát và nhận xét về tốc dộ Trẻ thực hiện rơi của máng trượt ( Các bạn ý trượt xuống nhanh hay chậm) - Cô nói cho trẻ biêt nếu máng trượt càng dốc thì tốc độ rơi càng nhanh, khi trượt các con phải bám tay vào 2 thành của máng trượt để bảo đảm an toàn. + Làm thế nào để đo được chiều dài của máng trượt ? ( Cô cho trẻ thử theo các Trẻ thực hiện cách mà trẻ đưa ra ) + Chiều dài của máng trượt có kích thước là bao nhiêu lần thước đo ? + Chiều rộng của máng trượt có kích thước là bao nhiêu lần thước đo ? - Cô cho trẻ đo chiều dài của máng trượt bằng thước, hoặc gang tay... - Tương tự như vậy cô trò chuyện với trẻ về phần cầu thang lên xuống và phần Trẻ thực hiện chiếu nghỉ của máng trượt.
  6. * Trò chuyện về phần chiếu nghỉ +Phần chiếu nghỉ có cấu tạo như thế nào ? 1-2 trẻ trả lời các câu hỏi của cô + Sàn chiếu nghỉ được thiết kế giống hình gì ? Bằng nguyên liệu gì ? Được sơn màu gì ? + Phía trên có gì ? Tại sao lại phải thiết kế mái ở phần chiếu nghỉ ? + Phần mái của chiếu nghỉ được sơn màu gì ?, sàn chiếu nghỉ màu gì ? + Cô cho 3-4 trẻ thược hiện đo chiều rài và chiều rộng của chiếu nghỉ bằng gang Trẻ thực hiện tay, hoặc thước đo. * Trò chuyện về phần cầu thang + Cầu thang của cầu trượt được thiết kế như thế nào ? + Cầu thang được sơn màu gì ? 1-2 trẻ trả lời các câu hỏi của cô + Cho trẻ nhận xét về khoảng cách giữa các bậc cầu thang ? Cho trẻ đếm số bậc thang ? + Cô cho trẻ đo chiều dài, chiều rộng của cầu trượt, đo bậc thang...? + Độ dốc của cầu thang ....? + Khi đi lên cầu trượt phải làm gì để bảo đảm an toàn ? Trẻ thực hiện + Cô cho trẻ bước lên cầu trượt thử. * Câu hỏi tổng quát: + Cấu tạo của cầu trượt gồm có những phần nào ? + Cầu trượt được thiết kế ra để làm gì ? 1-2 trẻ trả lời các câu hỏi của cô + Làm thế nào để khi tham gia trượt an toàn ? + Tại sao cầu trượt lại không bị nghiêng bên nọ bên kia ? ( Cô giải thích cho trẻ vì khi thiết kế nhà thiết kế đã tính toán tạo sự cân bằng, trọng lực của cầu trượt để đam bảo an toàn cho các bạn nhỏ khi tham gia chơi cầu trượt) + Cô cho trẻ cùng nhau xúm lại thử di bê, di chuyển cầu trượt ? + Tại sao chúng ta không bê và di chuyển được vì cầu trượt có trọng lực rất nặng 1-2 trẻ trả lời các câu hỏi của cô để bảo đảm khi các bạn nhỏ lên cầu trượt không đổ. + Theo các con cầu trượt có thể di chuyển được không ? + Giáo dục trẻ khi tham gia chơi phải chú ý đảm bảo an toàn thực hiện theo đúng
  7. hướng dẫn của cô giáo, đợi đến lượt mình tham gia mới được lên chơi. - Mở rộng: Cho trẻ quan sát một số hình ảnh cầu trượt khác Trẻ thực hiện - Liên hệ: Cho trẻ kể trẻ đã được chơi cầu trượt ở những đâu ? Nói kinh nghiệm của trẻ đảm bảo an toàn khi tha gia chơi cầu trượt * Hoạt động 3: Luyện tập + Trò chơi 1: Thi xem đội nào nhanh - Cách chơi: Cô chia trẻ thành 6 nhóm cho trẻ dùng mảng ghép để ghép thành bức Trẻ thực hiện tranh hoàn chỉnh về cầu trượt -Luật chơi: Đội nào ghép nhầm là thua cuộc + Trò chơi 2: Thiết kế cầu trượt. - Cách chơi: Cô chia trẻ thành 4 nhóm cho trẻ chơi thiết kế cầu trượt - Luật chơi:Đội nào thiết kế nhanh đẹp đúng yêu cầu là đội đó giành chiến thắng. - Cô bao quát trẻ khi trẻ hoàn thành cô nhận xét tuyên dưởng trẻ Trẻ thực hiện Chơi chuyển tiếp: Gieo hạt Đánh giá trẻ cuối ngày - Tình trạng sức khỏe của trẻ: .................................................................................................................................................. ....................................................................................................................................................................................................... - Trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ:..................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................... - Kiến thức kỹ năng của trẻ:........................................................................................................................................................ .......................................................................................................................................................................................................
  8. Thứ tư ngày 8/ 9/ 2021 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Làm quen với chữ cái. Tên bài: Làm quen chữ cái o,ô,ơ 1. Kiến thức: -Trẻ nhận biết và phân biệt được chữ cái o,ô,ơ riêng lẻ, nhận biết hình hình dáng cấu tạo chữ cái o,ô,ơ trẻ nhận biết được chữ o,ô,ơ trong từ : Cô giáo, kéo co, ra chơi, biết tên nét chữ o,ô,ơ in thường. Trẻ phát âm chính xác chữ viết o,ô,ơ, trẻ tìm đúng chữ cái qua các trò chơi. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện, khả năng ghi nhớ có chủ định. Rèn cho trẻ phát âm chuẩn. Luyện phản xạ nhanh thông qua các trò chơi với chữ cái. Rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động làm việc theo nhóm... 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quý chơi đoàn kết với bạn, giáo dục trẻ nền nếp thói quen trong học tập. Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết trong vui chơi, học tập. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng cho cô: - Máy vi tính, máy chiếu, bộ thẻ chữ cái o,ô,ơ que chỉ. Các hình ảnh về 1 số đồ dùng đồ chơi có chứa chữ cái o,ô,ơ 2. Đồ dùng cho trẻ: - 36 Bộ thẻ chữ cái o,ô,ơ , 3 mô hình có gắn chữ o,ô,ơ. Hạt gấc III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ *Hoạt động 1: Trò chuyện về nội dung chủ đề "Trường mầm non của bé " Trẻ thực hiện - Cô sử dụng các hình thức: Đọc thơ, ca hát, tình huống, trò chơi, câu đố về chủ Trường mầm non và trò chuyện cùng trẻ. Giáo dục trẻ yêu quý trường, lớp, cô giáo, Trẻ lắng nghe bạn bè, ý thức giữ gìn bảo vệ trường lớp vệ sinh môi trường * Hoạt động 2: Làm quen với chữ o
  9. => Cô cho trẻ quan sát tranh: Kéo co. EL 2: Tôi nhìn thấy. Trẻ thực hiện - Bức tranh vẽ gì ?( Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh ) - Từ "Kéo co " gồm mấy tiếng ? - Từ kéo co gồm bao nhiêu chữ cái ? - EL 59: Ghép chữ cái. Cô cho trẻ ghép chữ cái thành từ: Kéo co. + Giới thiệu tên chữ o trong từ: Kéo co Trẻ thực hiện - Cho xuất hiện chữ o - Cô phát âm mẫu ( Cô phân tích cách phát âm) - Cho trẻ lấy chữ o nổi và sờ đường bao của chữ o - Cô hỏi trẻ về cấu tạo của chữ o- Cô chốt lại: Chữ o in thường gồm có một nét cong Trẻ quan sát tròn khép kín (Cho từng nét chạy ra, nói đến nét nào nét đó xuất hiện ) - Cô cho cả lớp tổ nhóm cá nhân phát âm. Trẻ lắng nghe + Cô giới thiệu chữ o viết thường, o in hoa ( Cho hiệu ứng chữ o viết thường, ô in hoa cho trẻ đọc) + Làm quen với chữ ô. - Cô cho trẻ quan sát tranh: Cô giáo Trẻ quan sát - Từ " Cô giáo " gồm mấy tiếng ? - Từ : Cô giáo gồm bao nhiêu chữ cái ? Cho trẻ đếm chữ cái - Cô cho trẻ ghép chữ cái thành từ: Cô giáo Trẻ trả lời cô - Cho trẻ tìm chữ cái vừa học, và đọc to + Giới thiệu tên chữ ô trong từ: Cô giáo - Cho xuất hiện chữ ô - Cô phát âm mẫu ( Cô phân tích cách phát âm) Trẻ quan sát - Cho trẻ lấy chữ ô nổi và sờ đường bao của chữ ô - Cô hỏi trẻ về cấu tạo của chữ ô
  10. - Cô chốt lại: Chữ ô in thường gồm có một nét cong tròn khép kín phía trên có dấu Trẻ lắng nghe mũ (Cho từng nét chạy ra, nói đến nét nào nét đó xuất hiện ) - Cô cho cả lớp tổ nhóm cá nhân phát âm. Trẻ trả lời cô + Cô giới thiệu chữ ô viết thường, ô in hoa ( Cho hiệu ứng chữ ô viết thường, ô in hoa cho trẻ đọc) + Làm quen với chữ ơ. Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ quan sát tranh: Ra chơi - Từ " Ra chơi" gồm mấy tiếng ? - Từ : Ra chơi gồm bao nhiêu chữ cái ? Cho trẻ đếm chữ cái Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ ghép chữ cái thành từ: Ra chơi - Cho trẻ tìm chữ cái vừa học, và đọc to + Giới thiệu tên chữ ơ trong từ: Ra chơi - Cho xuất hiện chữ ơ - Cô phát âm mẫu ( Cô phân tích cách phát âm) Trẻ thực hiện - Cho trẻ lấy chữ ơ nổi và sờ đường bao của chữ ơ - Cô hỏi trẻ về cấu tạo của chữ ơ - Cô chốt lại: Chữ ơ in thường gồm có một nét cong tròn khép kín phía trên có dấu móc ở bên tay phải (Cho từng nét chạy ra, nói đến nét nào nét đó xuất hiện ) - Cô cho cả lớp tổ nhóm cá nhân phát âm. Trẻ lắng nghe + Cô giới thiệu chữ ơ viết thường, ơ in hoa ( Cho hiệu ứng chữ ơ viết thường, ơ in hoa cho trẻ đọc) => So sánh chữ o và chữ ô in thường - Chữ o,ô có điểm gì giống nhau ? Trẻ trả lời cô - Chữ o,ô có điểm gì khác nhau ? Cô chốt lại: