Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 34: Ôn Bác Hồ kính yêu - Năm học 2021-2022 - Trường Mầm non Phan Thiết

docx 29 trang Thành Trung 11/06/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 34: Ôn Bác Hồ kính yêu - Năm học 2021-2022 - Trường Mầm non Phan Thiết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_tuan_34_on_bac_ho_kinh_yeu_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 34: Ôn Bác Hồ kính yêu - Năm học 2021-2022 - Trường Mầm non Phan Thiết

  1. TUẦN 34: ÔN BÁC HỒ KÍNH YÊU Từ ngày 9/05 đến ngày 13/05/2022 Thứ 2 ngày 9 tháng 5 năm 2022 Lĩnh vực phát triển thể chất Tên bài: Ôn nhảy lò cò 5m Trò chơi: Ném túi cát I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Củng cố lại kiến thức của vận động: Nhảy lò cò 5m theo hiệu lệnh đúng với yêu cầu kỹ thuật. - Trẻ hiểu luật chơi và biết cách chơi trò chơi ném túi cát. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin cho trẻ, rèn kỹ năng hợp tác, hoạt động theo nhóm cho trẻ. 3.Thái độ: - Trẻ hứng thú yêu thích việc luyện tập, giáo dục trẻ tính trung thực, kỷ luật khi học. giáo dục trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh và phát triển cân đối. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - S©n tËp b»ng ph¼ng s¹ch sÏ - Sắc xô to. Vạch chuẩn, lá cờ. 2. Đồ dùng của trẻ: - Trang phục trẻ gọn gàng phù hợp với thời tiết. - Túi cát, vòng thể dục. Đường ghồ ghề. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ - Cô giới thiệu chương trình “Ngày hội thể thao” - Cô giới thiệu thành phần tham dự và nội dung các phần. Trẻ thực hiện + Phần 1: Khởi động
  2. - Cô cho trẻ làm đoàn tàu kết hợp với các kiểu đi, đi thường, đi gót, đi mũi, đi bằng má bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm dần, đi thường....Sau đó chuyển đội hình 2 hàng dọc. Điểm số tách 4 hàng. + Phần 2:Bài tập phát triển chung trên nền nhạc bài “Nhớ ơn Bác” - Động tác tay: 2 tay trước mặt lên cao 3l x 8 N - Động tác bụng: Cúi gập người phía trước 2l x 8 N - Động tác chân: Đứng chân trước chân sau khụy gối 2l x 8 N - Động tác bật: Bật tiến về phía trước. 2l x 8N + Phần 3: Giao lưu các trò chơi vận động: Nhảy lò cò 5m - Tham gia trò chơi liên hoàn. - Hôm nay các đội sẽ được tham gia vào trò chơi vận động “Nhảy lò cò 5m” - Trẻ lắng nghe - Cách chơi: Các con đi từ đầu hàng đến trước vạch chuẩn hai tay chống hông, hai chân đứng rộng bằng vai. Khi có hiệu lệnh các con co 1 chân lên và nhảy lò cò về phía lá cờ. Khi nhảy các con chú ý nhảy thật khéo léo làm sao không bị ngã. Khi nhảy đến vạch đích các con đi về cuối hàng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Cô hướng dẫn, bao quát và giúp đỡ trẻ kịp thời. * Trẻ thực hiện: - Lần 1: Cô cho trẻ ở 2 hàng lần lượt thực hiện. - Trẻ thực hiện - Lần 2: Cô cho trẻ 2 tổ thi đua nhảy lò cò và lấy được 1 lá cờ mang về đội mình . Kết thúc cô kiểm tra lá cờ và phân định đội thắng thua. - Lần 3: Cô cho trẻ nhảy lò cò trên đường ghồ ghề. Cô lưu ý sửa sai cho trẻ. - Trẻ thực hiện - Kết thúc 3 lần chơi cô hỏi lại trẻ hôm nay các con được tham gia chương trình gì - Trẻ trả lời và với những vận động gì? - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục, giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ - Trẻ lắng nghe + Phần 3: Trò chơi vận động ném túi cát. - Cô cho trẻ quan sát đồ dùng và hỏi trẻ ý tưởng chơi. - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi của trò chơi ném còn. - Trẻ thực hiện + Phần 4: Hồi tĩnh:
  3. - Cô mở nhạc nhẹ cho cả lớp vận động nhẹ nhàng. - Chương trình ngày hội thể thao đến đây là kết thúc xin chào và hẹn gặp lại. - Trẻ làm động tác hồi tĩnh Chuyển tiếp: Nu na nu nống Đánh giá trẻ cuối ngày Tình trạng sức khỏe của trẻ:.......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:........................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... Kiến thức, kỹ năng của trẻ:............................................................................................................................................ ......................................................................................................................................................................................... Thứ 3 ngày 10 tháng 5 năm 2022 Lĩnh vực phát triển nhận thức: Khám phá xã hội Tên bài: Ôn trò chuyện về Bác Hồ kính yêu I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Củng cố lại kiến thức cho trẻ biết được công việc của Bác khi còn sống và tình cảm Bác dành cho các cháu thiếu nhi và tất cả mọi người. - Thông qua các trò chơi trẻ hiểu và biết được các địa danh lịch sử về Bác . 2. Kỹ năng: - Củng cố kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 3. Thái độ:
  4. - Giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác Hồ, biết ngoan ngoãn lễ phép với mọi người. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: - Bác Hồ bế em bé, Bác Hồ chia kẹo cho các cháu. - Hình ảnh về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi và mọi người. - Hình ảnh quê Bác, lăng Bác. 2. Đồ dùng của trẻ: - Tranh cho trẻ ghép, lô tô địa danh lịch sử về Bác Hồ, nhạc các bài hát về Bác. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề “Bác Hồ kính yêu” - Cô và trẻ cùng hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh” và hỏi trẻ: Trẻ thực hiện + Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về ai? - Giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác Hồ, biết ngoan ngoãn lễ phép với mọi người. Trẻ lắng nghe * Hoạt động 2: Ôn trò chuyện về Bác Hồ kính yêu - Cô cho trẻ quan sát hình ảnh Bác Hồ - đàm thoại với trẻ: - Các con hãy nhìn xem đây là hình ảnh về ai? Các con đã khi nào nhìn thấy Trẻ quan sát Bác Hồ chưa? - Bác Hồ còn sống nữa không? - Khi còn sống Bác thường gửi thư và quà cho các con vào ngày gì? - Không những thế Bác còn lo cho các cháu từng bữa cơm từng giấc ngủ nữa Trẻ trả lời các câu hỏi của cô đấy. Bác luôn mong cho các con ăn khoẻ chóng lớn, sau này làm việc có ích cho xã hội, cho đất nước. - Khi còn sống Bác đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến dành lại độc lập tự do dân tộc và Bác là người khai sinh ra nước Việt Nam. - Cô cho trẻ quan sát kỹ hình ảnh Bác Hồ và các cháu thiếu nhi và hỏi trẻ: + Bác đang làm gì? Bác Hồ đang bế ai? Các bạn đang làm gì? Trẻ trả lời - Cô cho trẻ lên chỉ lăng Bác Hồ, nhà sàn, quê nội, quê ngoại của Bác. + Các con đã được đi viếng lăng Bác chưa?
  5. + Lăng Bác được đặt ở đâu?... + Các con có yêu thương Bác Hồ không? Yêu Bác Hồ các con phải làm gì? Trẻ trả lời các câu hỏi của cô - Cô củng cố: Bác Hồ khi còn sống Bác là vị lãnh tụ cao nhất của nước ta, Bác dù bận rất nhiều công việc nhưng Bác rất yêu thương và quan tâm đến các cháu. Bác thường gửi quà, bánh kẹo, thư cho các cháu và luôn thăm hỏi Trẻ lắng nghe toàn thể mọi người.Vì vậy, ai ai cũng yêu quí và kính trọng Bác Hồ - Giáo dục: Các con nhớ học giỏi, chăm ngoan để được ra Hà Nội viếng lăng Bác. a. Trò chơi 1“Bé về thăm lăng Bác”. Trẻ lắng nghe + Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 nhóm đích là lăng Bác, cho trẻ đứng nối tiếp nhau. Bạn đứng đầu cong tay làm đầu xe, bạn thứ 2 đặt tay lên vai bạn phía trước làm người đi xe, bạn thứ 3 làm bánh xe. Trẻ nói kinh cong chạy bước Trẻ lắng nghe nhỏ đến lăng Bác. + Luật chơi: Nhóm thắng cuộc là nhóm đến đích trước và không làm đứt hàng ngũ. + Cho trẻ chơi b. Trò chơi : “Du lịch 3 miền” + Cách chơi: Cho trẻ chọn một tranh lô tô địa danh lịch sử về Bác Hồ trong Trẻ thực hiện rổ mà trẻ thích . Trẻ vừa đi vừa hát. Khi có hiệu lệnh “Về đúng miền” thì trẻ phải chạy nhanh về đúng tranh mà trẻ đang cầm trên tay. Trẻ lắng nghe + Luật chơi: Bạn nào chạy về không đúng tranh mà mình đang cầm trên tay thì sẽ bị nhảy lò cò. + Cho trẻ chơi 2- 3 lần. c. Trò chơi 3: Bé nhanh tay ghép hình Trẻ thực hiện + Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội và ghép tranh hình ảnh lăng Bác. + Luật chơi: Trong thời gian là 1 bản nhạc đội nào ghép xong trước sẽ dành chiến thắng. Trẻ lắng nghe + Cô cho trẻ chơi. d. Trò chơi 4: Ca sĩ nhí
  6. Để tỏ lòng yêu mến và kính trọng Bác hôm nay lớp chúng mình sẽ tổ chức Trẻ thực hiện văn nghệ để tặng Bác Hồ nhân ngày sinh nhật Bác - Cô là người dẫn chương trình cho lớp, nhóm, tổ biểu diễn. Trẻ thực hiện + Bài hát “ Em mơ gặp Bác Hồ” sáng tác của Xuân Giao. + Bài hát “ Nhớ ơn Bác” nhạc và lời của Phan Huỳnh Điểu. * Kết thúc: Cho trẻ hát và vận động theo bài hát “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” Trẻ thực hiện Chuyển tiếp: Lộn cầu vồng Đánh giá trẻ cuối ngày Tình trạng sức khỏe của trẻ:........................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:........................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... Kiến thức, kỹ năng của trẻ:............................................................................................................................................ ......................................................................................................................................................................................... Thứ 4 ngày 11 tháng 05 năm 2022 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ (Văn học) Tên bài: Ôn truyện niềm vui bất ngờ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Giúp trẻ ôn luyện lại tên chuyện. Nhớ được nội dung câu chuyện, nhớ tên nhận vật trong truyện. - Thực hiện các thẻ: EL 38: Ai đoán giỏi, EL 26: Hình ảnh trong câu chuyện 2, EL 8: Hộp kể chuyện 3, EL 10: Sáng tác câu chuyện 2.
  7. 2. Kỹ năng: - Rèn khả năng ghi nhớ cho trẻ. Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, rèn kỹ năng hợp tác làm việc theo nhóm cho trẻ. 3. Thái độ: - Gi¸o dôc trẻ biết yêu thương kính trọng Bác Hồ. Biết làm việc tốt để trở thành cháu ngoan của Bác Hồ II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: - Bài giảng điện tử 2. Đồ dùng của trẻ: - Tranh chứa nội dung câu truyện niềm vui bất ngờ. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề “Bác Hồ kính yêu” - Cô và trẻ cùng hát bài “Em mơ gặp Bác Hồ” và hỏi trẻ: - Trẻ thực hiện + Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về ai? - Giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác Hồ, biết ngoan ngoãn lễ phép với mọi người. - Trẻ lắng nghe * Hoạt động 2: Ôn truyện niềm vui bất ngờ + Cô kể diễn cảm câu truyện và hỏi trẻ: - Trẻ lắng nghe - Cô vừa kể câu chuyện gì? Nội dung câu truyện nói về điều gì? - Giảng nội dung: Câu chuyện này nói về tình cảm của Bác dành cho các cháu thiếu nhi, Bác tuy bận công việc nhưng Bác vẫn quan tâm, chăm sóc các cháu thiếu nhi. Bác căn dặn cô cháu mình phải thật thà, không được nói dối + Cô kể kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa và hỏi trẻ. - Trẻ trả lời - Cô giáo dẫn các cháu đi đâu? - Khi gặp Bác các cháu đã làm gì?.Bác Hồ hỏi các cháu những gì?. - Các cháu đã trả lời như thế nào? - Khi vào vườn hoa có cháu bị ngã. - Trẻ trả lời - Cô giáo đã dỗ dành như thế nào? - Bác dỗ em bé như thế nào nhỉ ?.
  8. - Bác bảo cô giáo điều gì? - Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ các con phải làm gì? - Trẻ lắng nghe - Giáo dục trẻ: Các con phải ngoan ngoãn, biết vâng lời cô giáo, ông bà, bố mẹ và phải học giỏi để trở thành cháu ngoan Bác Hồ. - Cô cho trẻ tham gia thi kể truyện theo tranh. ( EL 26: Hình ảnh trong câu - Trẻ thực hiện chuyện 2) - Cô cho trẻ tham gia thi kể chuyện theo đồ vật ( EL 8: Hộp kể chuyện 3) - Cô cho trẻ thi kể chuyện nối tiếp ( EL 10: Sáng tác câu chuyện 2) * Hoạt động 3: Kết thúc - Trẻ thực hiện - Cho trẻ về góc xây lăng Bác. Chuyển tiếp: Nu Na nu nống Đánh giá trẻ cuối ngày - Tình trạng sức khỏe của trẻ:.................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................... - Trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ:.................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................... - Kiến thức kỹ năng của trẻ:...................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... Thứ 5 ngày 12 tháng 05 năm 2022 Lĩnh vực phát triển nhận thức: Làm quen với toán Tên bài: Ôn đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức giúp cho trẻ thực hiện đúng kỹ năng khi đo và nhận biết được kết quả đo. Biết cách đo độ dài của một vật bằng các đơn vị đo và nói kết quả đo.
  9. - Trẻ thực hiện được các thẻ: EM 42 giống nhau hay khác nhau, EM 26 đo bằng bàn chân, Thẻ EM 23 càng nhanh càng tốt Thẻ EM 48: Vượt chướng ngại vật 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phán đoán, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. Rèn kỹ năng hợp tác làm việc theo nhóm cho trẻ 3.Thái độ: Gi¸o dôc trẻ biết yêu thương kính trọng Bác Hồ. Biết làm việc tốt để trở thành cháu ngoan của Bác Hồ II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: Bài giảng điện tử 2. Đồ dùng của trẻ: Thước đo có màu sắc và chiều dài khác nhau. Băng giấy, bàn, tấm xốp, bảng, thẻ số từ 1 – 8, 3 bức tranh vẽ con đường III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề “Bác Hồ kính yêu” - Cô và trẻ cùng hát bài “Em mơ gặp Bác Hồ” và hỏi trẻ: + Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về ai? - Trẻ thực hiện - Giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác Hồ, biết ngoan ngoãn lễ phép với mọi người. - Trẻ lắng nghe * Hoạt động 2: Ôn đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau. + Trò chơi 1: “Thi xem đội nào nhanh” (EM 42 giống nhau hay khác nhau) - Cách chơi: Mỗi đội sẽ có 3 thước đo để đo 3 băng giấy đỏ, thước đo này có chiều dài - Trẻ lắng nghe không bằng nhau nhưng 3 băng giấy có chiều dài bằng nhau. Các đội sẽ dùng thước đo để đo, các đội đo xong chọn và đặt số tương ứng vào bên cạnh. - Luật chơi: Đội nào đo đúng và nhanh, chọn và đặt đúng số đội đó sẽ thắng cuộc - Cô tổ chức cho trẻ lên chơi. - Trẻ thực hiện + Trò chơi 2: Đo các con đường bằng bàn chân( EM 26 đo bằng bàn chân) - Cách chơi: Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng. Sau đó hãy cho trẻ đo những viên gạch dưới - Trẻ lắng nghe nền nhà dài bằng mấy lần chân của các con và chọn số tương ứng - Cách chơi: Bạn nào đo sai nhảy lò cò - Cô tổ chức cho trẻ lên chơi. - Trẻ thực hiện + Trò chơi 3: Ai thông minh (Thẻ EM 23 càng nhanh càng tốt) - Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 nhóm và nhiệm vụ của mỗi nhóm là: - Trẻ lắng nghe
  10. + Nhóm 1: Đo chiều dài của 4 tấm xốp màu đỏ này bằng gang tay và bàn chân. + Nhóm 2: Đo chiều dài của chiếc bàn bằng 2 loại thước có độ dài khác nhàu. + Nhóm 3: Đo chiều dài của những cái bảng đen bằng 2 loại thước đo. - Luật chơi: Đội nào đo và có kết quả trước đội đó sẽ chiến thắng. + Trò chơi 4: Thi đội nào nhanh ( Thẻ EM 48: Vượt chướng ngại vật) - Trẻ lắng nghe - Cách chơi: Chia trẻ thành 4 đội chơi. Mỗi đội làm nhiệm vụ lên đo chiều dài của 3 con đường từ nhà đến suối bằng một thước đo, mỗi lần 1 bạn lên đo 1 con đường, đếm và gắn số tương ứng, sau đó về vị trí, bạn tiếp theo lên thực hiện. Mỗi đội có 3 bức tranh nên một lần lên chơi 3 bạn. - Luật chơi: đội nào đo và đặt được nhiều kết quả đo đúng, đội đó dành chiến thắng. - Trẻ thực hiện - Tổ chức cho trẻ chơi 1 lần. Kiểm tra kết quả, nhận xét thi đua. * Hoạt động 3: Kết thúc - Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ về các góc chơi. Chơi chuyển tiếp: Tạo dáng Đánh giá trẻ cuối ngày Tình trạng sức khỏe của trẻ:........................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:........................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... Kiến thức, kỹ năng của trẻ:............................................................................................................................................ .........................................................................................................................................................................................