Giáo án Tin học Lớp 6 (Kết nối tri thức) - Bộ 2 - Bài 1: Thông tin và dữ liệu

I. MỤc tiêu:

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: 

           - Phân biệt được thông tin với vật mang tin.

           - Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.

- Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.

- Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.

2. Năng lực hình thành: 

a. Năng lực tin học: 

Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông:

Năng lực sử dụng công nghệ thông tin:

+ Phân biệt được thông tin và vật mang thông tin 

+ Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

b. Năng lực chung:

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác
  • Năng lực tự học và tự chủ

3. Phẩm chất:

  • Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
  • Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá. 
  • Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
docx 7 trang Hoàng Cúc 23/02/2023 4120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 (Kết nối tri thức) - Bộ 2 - Bài 1: Thông tin và dữ liệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_ket_noi_tri_thuc_bo_2_bai_1_thong_tin.docx

Nội dung text: Giáo án Tin học Lớp 6 (Kết nối tri thức) - Bộ 2 - Bài 1: Thông tin và dữ liệu

  1. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU Môn: Tin Học - Lớp: 6 Số tiết: 2 tiết I. MỤC TIÊU: 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Phân biệt được thông tin với vật mang tin. - Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu. - Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu. - Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin. 2. Năng lực hình thành: a. Năng lực tin học: Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: + Phân biệt được thông tin và vật mang thông tin + Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu b. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề. - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực tự học và tự chủ 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá. - Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm. II.Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Thiết bị dạy học Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu - Giáo viên: Kế hoạch dạy học (nội dung dạy học, phiếu học tập). - Học sinh: Học bài cũ, tìm hiểu nội dung bài mới, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu hoạt động : - Biết được và thu nhận được các thông tin trong cuộc sống hằng ngày xung quanh em. b. Nội dung: GV yêu cầu hs nêu ví dụ trong cuộc sống hằng ngày mà em thấy, nghe, nhìn được. c. Sản phẩm: Thu nhận được các thông tin trong cuộc sống hằng ngày xung quanh em d. Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV gợi động cơ tìm hiểu về thông tin và tin học thông qua mục ví dụ. - Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân hs thực hiện.
  2. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (55 phút) 1. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (30 phút) a. Mục tiêu hoạt động: HS trình bày được khái niệm thông tin là gì? b. Nội dung: Đánh giá kết quả c. Sản phẩm: Hs hiểu được tầm quan trọng của thông tin. d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Câu 1: Khi tham gia giao thông, bằng cách nào có thể sang đường an toàn? Câu 2: Vào lúc 7g sáng, các em nghe thấy trống trường. Tiếng trống đó báo hiệu điều gì? Câu 3: Khi xem bản tin dự báo thời tiết trên tivi, ta có thể dự đoán được thời tiết hôm nay không? - Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm hoàn thành câu hỏi trên. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trong nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận, nhận định: GV chốt ý và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức. GV giao nhiệm vụ 2: Sau khi đã xác định được thông tin và vật mang thông tin. Câu 1: Em hãy nêu sự khác nhau giữa thông tin và vật mang thông tin? Câu 2: Nêu ví dụ minh họa mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu. - Thực hiện nhiệm vụ : HS hoàn thành câu hỏi trên. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận, nhận định: GV chốt ý và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức. Thông tin là tất cả những gì con người thu nhận được về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, ) và về chính mình. Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người. GV giao nhiệm vụ 3: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành trong phiếu giao việc 1 - Thực hiện nhiệm vụ : Các nhóm hoàn thành câu hỏi trên. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trong nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận, nhận định: GV chốt ý. Hoạt động 2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THÔNG TIN (25 phút) a. Mục tiêu: - Biết thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người và các hoạt động đều cần đến thông tin
  3. - Biết lựa chọn thông tin đúng giúp ích cho con người b. Nội dung: Hỏi để có thông tin c. Sản phẩm học tập: - Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người và các hoạt động đều cần đến thông tin - Lựa chọn thông tin đúng giúp ích cho con người d. Tổ chức thực hiện: Chuyển giao nhiệm vụ 1: Phiếu học tập số 2 Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi vào phiếu HT Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi vào phiếu HT trên. Báo cáo, thảo luận: Nhóm đôi. Kết luận, nhận định: Đáp án phiếu học tập số 2: + Câu 1: Địa điểm, thời gian, diễn biến trận đánh . + Câu 2: Những thông tin đó giúp em biết được truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. + Câu 3: Thông tin đem lại sự hiểu biết của người Chuyển giao nhiệm vụ 2: Phiếu học tập số 3 Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi vào phiếu HT Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi vào phiếu HT trên. Báo cáo, thảo luận: Nhóm đôi. Kết luận, nhận định: GV quan sát, nhận xét, chốt lại. + Câu 1: An có hành động là quay vào nhà lấy chiếc ô + Câu 2: Thông tin có khả năng thay đổi hành động của con người Chuyển giao nhiệm vụ 3: Phiếu học tập số 4 Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi vào phiếu HT Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi vào phiếu HT trên. Báo cáo, thảo luận: Nhóm đôi. Kết luận, nhận định: GV quan sát, nhận xét, chốt lại. Đáp án phiếu học tập số 4: - Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người. Mọi hoạt dộng của con người đều cần đến thông tin - Thông tin đúng giúp con người có những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả.
  4. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP ( 15 phút) a. Mục tiêu hoạt động: Khắc sâu kiến thức đã học , HS hiểu được tầm quan trọng của thông tin. b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. c. Sản phẩm: Hs hiểu được thông tin, tầm quan trọng của thông tin trong cuộc sống. d.Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, nhóm báo cáo, đánh giá và nhận xét. Chuyển giao nhiệm vụ : Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành trả lời trong phiếu học tập 5. - Thực hiện nhiệm vụ : Các nhóm hoàn thành câu hỏi trên. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trong nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận, nhận định: GV chốt ý và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (15 phút) a. Mục tiêu hoạt động: Hs có nhu cầu tìm hiểu loại các loại thông tin và hoạt động thông tin của con người. b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập c. Sản phẩm: Hs biết được các các loại thông tin trong thực tế cuộc sống. d. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét Chuyển giao nhiệm vụ: Hs đọc câu hỏi và hoàn thành bài tập sau: - Thực hiện nhiệm vụ : HS hoàn thành câu hỏi trên. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận, nhận định: GV chốt ý và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Phương pháp Hình thức đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú đánh giá Phương pháp hỏi – đáp Câu hỏi Đánh giá thường xuyên Phương pháp quan sát Bài tập V. HỒ SƠ DẠY HỌC
  5. PHIẾU HỌC TẬP 1 ĐÁP ÁN Phiếu hoc tập số 2: Câu 1: Bài học chiến dịch Điện Biên Phủ cho em biết những thông tin gì? . Câu 2: Những thông tin đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 3: Thông tin đem lại cho con người những gì?
  6. Phiếu hoc tập số 3: Câu 1: An chuẩn bị sang nhà Minh học nhóm. An nghe mẹ nói “trời sắp mưa”. Thông tin đó làm An có hành động gì? Câu 2: Thông tin có khả năng làm gì? PHIẾU HỌC TẬP 4
  7. ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 5 ĐÁP ÁN