Kế hoạch bài dạy môn Vật lý Lớp 11 - Bài: Tương tác giữa các điện tích (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Điện tích điểm
- Tương tác giữa các điện tích
- Nội dung Định luật Cu- Lông
2. Về năng lực
a. Năng lực Vật lý:
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Thực hiện được thí nghiệmmô tả được sự hút (hoặc đẩy) của một điện tích vào một điện tích khác.
- Nhận thức Vật lý: Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lý: Phát biểu và viết được biểu thức định luật Coulomb, gọi tên các đại lượng, đơn vị tính.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng trong đời sống, kĩ thuật, và sức khỏe con người liên quan đến định luật Coulomb (Lược hút tóc, quần áo bám vào người, trung hòa điện tích trong một số hiện tượng, sơn tĩnh điện...)
b. Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự tin chủ động báo cáo kết quả trước lớp; có trách nhiệm đối với nhóm làm việc và đối với bản thân.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Chăm chỉ, tỉ mỉ trong quá trình ghi chép và làm thí nghiệm.
- Trung thực: Khách quan trung thực trong việc thực hiện thí nghiệm và nêu đúng được hiện tượng quan sát.
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_vat_ly_lop_11_bai_tuong_tac_giua_cac_di.docx
Nội dung text: Kế hoạch bài dạy môn Vật lý Lớp 11 - Bài: Tương tác giữa các điện tích (2 tiết)
- VẬT LÝ 11 Bài: TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH (2 Tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Điện tích điểm - Tương tác giữa các điện tích - Nội dung Định luật Cu- Lông 2. Về năng lực a. Năng lực Vật lý: - Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Thực hiện được thí nghiệm mô tả được sự hút (hoặc đẩy) của một điện tích vào một điện tích khác. - Nhận thức Vật lý: Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lý: Phát biểu và viết được biểu thức định luật Coulomb, gọi tên các đại lượng, đơn vị tính. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng trong đời sống, kĩ thuật, và sức khỏe con người liên quan đến định luật Coulomb (Lược hút tóc, quần áo bám vào người, trung hòa điện tích trong một số hiện tượng, sơn tĩnh điện ) b. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự tin chủ động báo cáo kết quả trước lớp; có trách nhiệm đối với nhóm làm việc và đối với bản thân. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: Chăm chỉ, tỉ mỉ trong quá trình ghi chép và làm thí nghiệm. - Trung thực: Khách quan trung thực trong việc thực hiện thí nghiệm và nêu đúng được hiện tượng quan sát. II. Thiết bị và học liệu - Máy vi tính, máy chiếu - Máy phát tĩnh điện Wimshurst và bộ thí nghiệm về tĩnh điện.
- III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1 (Khởi động): Tạo tình huống xuất phát. a. Mục tiêu: Thông qua các hiện tượng thực tế và video để phát hiện các hiện tượng điện và lực tương tác điện. b. Nội dung: - Học sinh quan sát một đoạn video - Yêu cầu học sinh nêu các biểu hiện về tương tác điện qua video và ví dụ về các hiện tượng về tương tác điện thực tế. c. Sản phẩm: - Hs mô tả được các hiện tượng đã quan sát qua video - Câu trả lời của học sinh: Nêu được một số hiện tượng điện về các vật nhiễm d. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ: Tạo các nhóm 2 học sinh cạnh nhau: phổ biến nhiệm vụ quan sát, nghe. Tìm các ví dụ về hiện tượng điện. Thực hiện nhiệm vụ: GV thông tin thêm về máy phát tĩnh điện Van de Graaff Học sinh quan sát video. Báo cáo kết quả: + Gọi một học sinh của 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác cùng nhận xét so sánh kết quả. + HS trình bày các hiện tượng điện mà các em quan sát được + Gọi học sinh cho các ví vụ thực tế liên quan đến tương tác điện. Kết luận nhận định: GV nhận xét các kết quả trình bày và kết luận: - Các vật tích điện thì tương tác nhau. - Các điện tích càng lớn thì lực đẩy (hút) càng mạnh 2. Hoạt động 2. Tìm hiểu điện tích và tương tác điện a. Mục tiêu: - Nhận biết hai loại điện tích và tương tác điện giữa hai loại điện tích. - Thực hiện được thí nghiệm mô mô tả được sự hút (hoặc đẩy) của một điện tích vào một điện tích khác. b. Nội dung: - Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các nhóm thực hiện theo những yêu cầu sau: + Có những loại điện tích nào? Chúng tương tác với nhau ra sao? + Thực hiện thí nghiệm với máy phát tĩnh điện Wimshurst theo nhóm với bộ thí nghiệm về tĩnh điện khảo sát sự hút hay đẩy của một điện tích lên điện tích khác để phát hiện sự phụ thuộc độ lớn của lực tương tác vào độ lớn các điện tích và k/c giữa chúng c. Sản phẩm: Học sinh báo cáo được.
- - Có 2 loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương. - Mô tả được thí nghiệm và chỉ ra được 2 điện tích cùng loại thì đẩy nhau, 2 điện khác loại thì hút nhau. - Độ lớn lực tương tác phụ thuộc vào k/c và độ lớn các điện tích d. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ: - GV tổ chức + Cho HS ôn tập kiến thức điện THCS: HS đã được học về 2 loại điện tích và tương tác hút đẩy của các điện tích. + Thông tin về máy phát tĩnh điện Wimshurst, HD học sinh cách làm thí nghiệm: Tăng độ lớn điện tích bằng cách tăng tốc độ quay, thay đổi k/c giữa các điện tích để nhận xét độ lớn lực tương tác thông qua cường độ tia lửa điện. - Giáo viên yêu cầu học sinh: + Nêu ra có mấy loại điện tích? +Qua thí nghiệm với máy phát tĩnh điện Wimshurst nhận xét về độ lớn lực tương tác với độ lớn điện tích và k/ c giữa chúng. Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện thí nghiệm với máy phát tĩnh điện Wimshurst và bộ thí nghiệm về tĩnh điện khảo sát sự hút hay đẩy của một điện tích lên điện tích khác. Báo cáo, thảo luận: Ghi chép kết quả thí nghiệm và báo cáo kết quả thu được. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật Coulomb. a. Mục tiêu: -Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lý: Phát biểu và viết được biểu thức định luật Coulomb, gọi tên các đại lượng, đơn vị tính. -Phẩm chất chăm chỉ, tỉ mỉ. b. Nội dung: Học sinh thảo luận theo nhóm hoặc theo cặp đôi, tham khảo sách giáo khoa để - Phát biểu được khái niệm điện tích điểm -Phát biểu được định luật Coulomb và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm (điểm đặt, độ lớn, phương chiều của các lực tương tác giữa 2 điện tích) -Viết được biểu thức của định luật Coulomb (trong chân không hoặc không khí), gọi tên được các đại lượng và đơn vị tính. c. Sản phẩm mong đợi: Hoàn thành được yêu cầu thể hiện qua ý kiến của các nhóm và nội dung ghi của học sinh. d. Tổ chức hoạt động: Giao nhiệm vụ: GV thông báo cho học sinh như ở phần nội dung Thực hiện nhiệm vụ: -HS thảo luận theo nhóm hoặc cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ: Phát biểu được khái niệm điện tích điểm; đánh dấu hoặc ghi lại được nội dung định luật, trình bày được phương chiều của các lực tương tác (vẽ được), viết được biểu thức, gọi tên các đại lượng trong biểu thức và đơn vị tính. -GV theo dõi hoạt động của học sinh, nhắc nhở tiến độ và các nội dung được yêu cầu, hỗ trợ cho những học sinh có khó khăn. Báo cáo, thảo luận: Cử đại diện 2 nhóm đọc hoặc viết vẽ nội dung trình bày trên bảng, mời đại diện 1 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, các học sinh khác trình bày ý kiến nếu có. Kết luận, nhận xét: -GV cho nhận xét về kết quả trả lời, chốt kiến thức và các lưu ý cần thiết. -Cho học sinh ghi chép vào vở nội dung định luật, biểu thức, hình vẽ minh họa.
- 4. Hoạt động 4 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức. Giải bài tập. a. Mục tiêu: -Hệ thống hóa kiến thức. -Vận dụng giải bài tập cơ bản về định luật Coulomb. b. Nội dung: - Học sinh làm việc nhóm, tóm tắt kiến thức và biểu diễn lực điện giữa hai điện tích điểm khác dấu. - Học sinh làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi và bài tập cơ bản về định luật Coulomb. c. Tổ chức hoạt động: Giao nhiệm vụ: Học sinh đọc đề, thảo luận và đưa ra cách giải hai bài tập. Bài 1: Hai điện tích điểm q1 = +3C và q2 = -3C, đặt trong không khí cách nhau một khoảng 3cm. a. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là lực hút hay lực đẩy và có độ lớn bằng bao nhiêu? b. Biểu diễn lực tương tác trên. Bài 2. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa -4 -4 chúng là F1 = 1,6.10 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F 2 = 2,5.10 (N) thì khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu ? Thực hiện nhiệm vụ: Yêu cầu làm việc nhóm, trả trả lời các câu hỏi và bài tập cơ bản về định luật CouLomb. Báo cáo, thảo luận: Học sinh giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp và thảo luận. Kết luận: GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. d. Sản phẩm mong đợi: Bài 1. a. Lực tương tác này là lực hút có độ lớn : F = 90N. b. Vẽ được hình biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích. Bài 2. Tìm được r2 = 1,6cm e. Đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. 5. Hoạt động 5: Vận dụng a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng được các kiến thức đã học về hiện tượng điện và tương tác giữa các điện tích để giải thích một số hiện tượng trong đời sống. b. Nội dung: - Học sinh tìm hiểu các hiện tượng xung quanh có liên quan và giải thích - Chuẩn bị phương án trình bày sản phẩm c. Sản phẩm mong đợi: - Trình bày sản phẩm dưới dạng bài viết, ảnh chụp hoặc video sưu tầm - Các dụng cụ, trò chơi ứng dụng kiến thức bài học d. Tổ chức hoạt động: Giao nhiệm vụ: GV thông báo cho học sinh như ở phần nội dung Thực hiện nhiệm vụ:
- - HS làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi hoạt động của học sinh, nhắc nhở tiến độ qua các kênh thông tin trực tiếp hoặc online. Báo cáo, thảo luận: - Kết quả báo cáo trong tiết học tới hoăc trên nhóm online chung để cả lớp cùng đọc. - Trao đổi, thảo luận, phản biện. Kết luận: -Giáo viên nhận xét kết quả, đánh giá và tổng kết. HẾT .