Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng tiết ôn tập lý thuyết Tin học 7

Hiện nay công nghệ thông tin nói chung và Tin học nói riêng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc quản lý và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, trong hầu hết mọi lĩnh vực CNTT đã được ứng dụng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng, tin học đã là một phần không thể thiếu được trong nhiều ngành cũng như sự phát triển. 

Trong nhiều năm gần đây ngành GD-ĐT đã trở thành điểm sáng về ứng dụng CNTT vào quản lý và trong công tác giảng dạy của giáo viên. 

Tin học là một môn học mới và có những đặc thù riêng là liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính. Đây là một chương trình đào tạo mang tính ứng dụng, do đó yêu cầu người học phải nắm bắt chính xác, nhanh, sử dụng máy tính tốt và kỹ năng thực hành trên máy tính phải ở mức độ cao nhất. 

Không như những môn học khác. Đặc trưng của môn Tin học là lí thuyết đi đôi với thực hành. Thời lượng thực hành thông thường ít nhất là 50%, mức thời gian tốt nhất là khoảng 75%, học sinh có thể học lý thuyết ngay trên phòng máy tính để nhận biết các thao tác cũng như các lệnh và nút lệnh một cách trực quan và rõ ràng hơn.

Qua quá trình giảng dạy môn tin học THCS với những kinh nghiệm rút ra được sau mỗi tiết học cũng như các tiết ôn tập và dựa trên kết quả bài kiểm tra, bài thi của học sinh. Tôi nhận thấy rằng mức độ ghi nhớ các thao tác trên máy và các bước thực hiện khi làm lý thuyết còn chưa tốt. Khi được hỏi các em hầu như đều có cùng ý kiến là học lý thuyết rất ngại, thích học thực hành hơn. Đặc biệt trong môn Tin học thì các lệnh trong các bước thực hiện lại đều là Tiếng Anh vì thế để nhớ được bằng cách học thông thường là khó, học sinh đều muốn là được học lý thuyết trên phòng máy để ghi nhớ các lệnh và các thao tác thực hiện được nhanh và dễ dàng hơn.

Dựa trên thực tế và từ những mong muốn của học sinh, tôi luôn muốn trong quá trình giảng dạy làm thế nào để giúp các em có thể tư duy tốt, ghi nhớ được lý thuyết song song với kỹ năng thực hành. Vì thế tôi đã chọn phướng pháp dạy tiết lý thuyết trực tiếp trên phòng máy với một số bài trong chương trình học và đặc biệt là những tiết Ôn tập cuối kỳ. Mục đích là cho các em có thể quan sát các bước thực hiện ngay trên máy sau khi nhắc lại lý thuyết, để các em có thể ghi nhớ lâu hơn và kỹ hơn các lệnh đồng thời cũng giúp học sinh rèn được kỹ năng thực hành tốt hơn.

doc 20 trang Hoàng Cúc 22/02/2023 4520
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng tiết ôn tập lý thuyết Tin học 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_tiet_on.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng tiết ôn tập lý thuyết Tin học 7

  1. SKKN: “Biện pháp nâng cao chất lượng tiết Ôn tập lý thuyết Tin học 7” PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN. Hiện nay công nghệ thông tin nói chung và Tin học nói riêng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc quản lý và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, trong hầu hết mọi lĩnh vực CNTT đã được ứng dụng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng, tin học đã là một phần không thể thiếu được trong nhiều ngành cũng như sự phát triển. Trong nhiều năm gần đây ngành GD-ĐT đã trở thành điểm sáng về ứng dụng CNTT vào quản lý và trong công tác giảng dạy của giáo viên. Tin học là một môn học mới và có những đặc thù riêng là liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính. Đây là một chương trình đào tạo mang tính ứng dụng, do đó yêu cầu người học phải nắm bắt chính xác, nhanh, sử dụng máy tính tốt và kỹ năng thực hành trên máy tính phải ở mức độ cao nhất. Không như những môn học khác. Đặc trưng của môn Tin học là lí thuyết đi đôi với thực hành. Thời lượng thực hành thông thường ít nhất là 50%, mức thời gian tốt nhất là khoảng 75%, học sinh có thể học lý thuyết ngay trên phòng máy tính để nhận biết các thao tác cũng như các lệnh và nút lệnh một cách trực quan và rõ ràng hơn. Qua quá trình giảng dạy môn tin học THCS với những kinh nghiệm rút ra được sau mỗi tiết học cũng như các tiết ôn tập và dựa trên kết quả bài kiểm tra, bài thi của học sinh. Tôi nhận thấy rằng mức độ ghi nhớ các thao tác trên máy và các bước thực hiện khi làm lý thuyết còn chưa tốt. Khi được hỏi các em hầu như đều có cùng ý kiến là học lý thuyết rất ngại, thích học thực hành hơn. Đặc biệt trong môn Tin học thì các lệnh trong các bước thực hiện lại đều là Tiếng Anh vì thế để nhớ được bằng cách học thông thường là khó, học sinh đều muốn là được học lý thuyết trên phòng máy để ghi nhớ các lệnh và các thao tác thực hiện được nhanh và dễ dàng hơn. Dựa trên thực tế và từ những mong muốn của học sinh, tôi luôn muốn trong quá trình giảng dạy làm thế nào để giúp các em có thể tư duy tốt, ghi nhớ được lý thuyết song song với kỹ năng thực hành. Vì thế tôi đã chọn phướng pháp dạy tiết lý thuyết trực tiếp trên phòng máy với một số bài trong chương trình học và đặc biệt là những tiết Ôn tập cuối kỳ. Mục đích là cho các em có thể quan sát các bước thực hiện ngay trên máy sau khi nhắc lại lý thuyết, để các em có thể ghi nhớ lâu hơn và kỹ hơn các lệnh đồng thời cũng giúp học sinh rèn được kỹ năng thực hành tốt hơn. 1/20
  2. SKKN: “Biện pháp nâng cao chất lượng tiết Ôn tập lý thuyết Tin học 7” 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Học sinh rất hào hứng, thích khám phá và yêu thích môn học nhưng lại ngại học lý thuyết và vì đây là môn học cần phải ghi nhớ, tư duy logic, khả năng tổng hợp và phân tích tốt nên không phải học sinh nào cũng có thể thực hiện được như yêu cầu. 2.1. Thuận lợi: - BGH nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện để giáo viên và học sinh có thể phát huy hết khả năng trong việc dạy và học. - Nhà trường đã đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi về CSVC trang thiết bị dạy học (Phòng máy, máy chiếu ). - Đa số các em học sinh có ý thức tự học, yêu thích môn học, thích khám phá và tìm hiểu kiến thức, tri thức mới. Đặc biệt các em rât muốn học lý thuyết trực tiếp trên phòng máy để được thực hiện ngay thao tác sau khi được học. - Giáo viên có thể điều chỉnh số lượng tiết học lý thuyết và thực hành theo tình hình thực tế và yêu cầu cụ thể trong nội dung của mỗi bài học. 2. 2. Khó khăn: Học sinh trên địa bàn lại chủ yếu là con em các gia đình làm công nhân và lao động tự do, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất khó. Do vậy nhiều học sinh không được học và sử dụng máy tính nhiều ngoài thời gian học trên lớp, nên một số em tiếp thu kiến thức còn chậm và kỹ năng thực hành yếu vì vậy tôi chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng tiết ôn tập lý thuyết tin học 7” 3. MỤC ĐÍCH SKKN. - Phát huy tính tự giác, tinh thần sáng tạo và chủ động của học sinh với môn học. - Sử dụng một số phương pháp, hệ thống các câu hỏi và bài tập nhằm tổng hợp kiến thức để học và dạy học nhằm góp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. - Nâng cao chất lượng tiết học Ôn tập lý thuyết trên phòng máy. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. + Đối tượng: Học sinh cấp THCS, cụ thể là học sinh trường THCS 5. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU. - Để đạt được mục đích ở trên, tôi đề ra các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu nội dung của các hoạt động trong tiết Ôn tập, nội dung của các bài dạy học có liên quan. Tổng hợp các bài tập thực hành có liên quan đến nội dung tiết Ôn tập. 2/20
  3. SKKN: “Biện pháp nâng cao chất lượng tiết Ôn tập lý thuyết Tin học 7” - Thiết kế và xây dựng giáo án phù hợp với nội dung và yêu cầu của tiết Ôn tập. Phù hợp với đối tượng học sinh và học sinh có thể tiếp thu được kiến thức một cách hiệu quả nhất. - Cho học sinh Ôn tập lý thuyết kết hợp thực hành trên phòng máy. PHẦN II: NỘI DUNG “BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT ÔN TẬP LÝ THUYẾT TIN HỌC 7” 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: Một tiết ôn tập trong các môn học nói chung và của môn tin học nói riêng đều rất quan trọng. Ôn tập là tổng hợp lại toàn bộ kiến thức trong phần, trong chương hoặc trong cả một kì để giúp học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức phục vụ làm bài thi học kỳ của mình. Trong một tiết ôn tập, học sinh được nhớ lại các nội dung, các thao tác thực hiện và thêm một lần khắc sâu kiến thức trọng tâm trong chuỗi nội dung các bài đã học. Đối với môn Tin học, thực hành trên máy tính là bắt buộc và là một cấu thành của bài giảng lý thuyết. Môn tin học rất khó dạy khi giáo viên hoàn toàn không được dùng máy tính để minh họa hay thực hành các thao tác mẫu của bài học. Học sinh không nhìn thấy trực quan các thao tác thực hiện sẽ khó có thể nhớ rõ các bước và hạn chế kỹ năng thực hành. Nếu thày và trò trên lớp được học tập hoàn toàn với phấn và bảng (học chay), việc tiếp thu kiến thức bài học có thể suy giảm đến 90%. Do vậy tôi đã lựa chọn biện pháp để nâng cao chất lượng tiết Ôn tập cho học sinh là cho các em học tiết Ôn tập lý thuyết kết hợp trên phòng máy. 2. Thực trạng: a. Khảo sát chất lượng học tập bộ môn: Trong quá trình học tập, sau mỗi chương và mỗi kỳ học sinh đều được làm bài kiểm tra đầy đủ để đánh giá mức độ kiến thức cũng như khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức của mình. Qua kết quả các bài kiểm tra, tôi thấy nhiều em làm bài còn chua tốt. Bài kiểm tra lý thuyết thì có những yêu cầu các em không làm được, với bài kiểm tra thực hành thì kết quả cũng tương tự, nhiều em thao tác chậm, lúng túng khi làm bài vì không nhớ kỹ chức năng của các nút lệnh. Kết quả thể hiện trong bảng khảo sát sau: 3/20
  4. SKKN: “Biện pháp nâng cao chất lượng tiết Ôn tập lý thuyết Tin học 7” PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN. Hiện nay công nghệ thông tin nói chung và Tin học nói riêng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc quản lý và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, trong hầu hết mọi lĩnh vực CNTT đã được ứng dụng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng, tin học đã là một phần không thể thiếu được trong nhiều ngành cũng như sự phát triển. Trong nhiều năm gần đây ngành GD-ĐT đã trở thành điểm sáng về ứng dụng CNTT vào quản lý và trong công tác giảng dạy của giáo viên. Tin học là một môn học mới và có những đặc thù riêng là liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính. Đây là một chương trình đào tạo mang tính ứng dụng, do đó yêu cầu người học phải nắm bắt chính xác, nhanh, sử dụng máy tính tốt và kỹ năng thực hành trên máy tính phải ở mức độ cao nhất. Không như những môn học khác. Đặc trưng của môn Tin học là lí thuyết đi đôi với thực hành. Thời lượng thực hành thông thường ít nhất là 50%, mức thời gian tốt nhất là khoảng 75%, học sinh có thể học lý thuyết ngay trên phòng máy tính để nhận biết các thao tác cũng như các lệnh và nút lệnh một cách trực quan và rõ ràng hơn. Qua quá trình giảng dạy môn tin học THCS với những kinh nghiệm rút ra được sau mỗi tiết học cũng như các tiết ôn tập và dựa trên kết quả bài kiểm tra, bài thi của học sinh. Tôi nhận thấy rằng mức độ ghi nhớ các thao tác trên máy và các bước thực hiện khi làm lý thuyết còn chưa tốt. Khi được hỏi các em hầu như đều có cùng ý kiến là học lý thuyết rất ngại, thích học thực hành hơn. Đặc biệt trong môn Tin học thì các lệnh trong các bước thực hiện lại đều là Tiếng Anh vì thế để nhớ được bằng cách học thông thường là khó, học sinh đều muốn là được học lý thuyết trên phòng máy để ghi nhớ các lệnh và các thao tác thực hiện được nhanh và dễ dàng hơn. Dựa trên thực tế và từ những mong muốn của học sinh, tôi luôn muốn trong quá trình giảng dạy làm thế nào để giúp các em có thể tư duy tốt, ghi nhớ được lý thuyết song song với kỹ năng thực hành. Vì thế tôi đã chọn phướng pháp dạy tiết lý thuyết trực tiếp trên phòng máy với một số bài trong chương trình học và đặc biệt là những tiết Ôn tập cuối kỳ. Mục đích là cho các em có thể quan sát các bước thực hiện ngay trên máy sau khi nhắc lại lý thuyết, để các em có thể ghi nhớ lâu hơn và kỹ hơn các lệnh đồng thời cũng giúp học sinh rèn được kỹ năng thực hành tốt hơn. 1/20