Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn và xây dựng kỹ năng giải bài tập thí nghiệm

1. Lí do chọn đề tài

Trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng và nhà nước ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trong khi hiện tại nền khoa học kỹ thuật của ta lại quá chậm phát triển, những phát minh sáng tạo khoa học kỹ thuật trong nước rất hạn chế, hàm lượng chất xám của sản phẩm do ta sản xuất là thấp. Một minh chứng rất rõ ràng rằng học sinh của ta thường rất thụ động trong nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật và hạn chế trong vật lí thực nghiệm khi đi tham gia các kì thi Olympic Quốc tế. Điều đó đặt lên vai nền giáo dục một trách nhiệm nặng nề là làm thế nào để kích thích cho các thế hệ học sinh phải chủ động sáng tạo khoa học kỹ thuật, thu hẹp khoảng cách về năng lực thực nghiệm với các bạn bè Quốc tế, giúp cho Đất nước hoàn thành mục tiêu là một nước công nghiệp hiện đại.

Thực tiễn dạy học vật lí ở các nước tiên tiến đều đã khẳng định rằng, bài tập thí nghiệm có vai trò và tác dụng rất tốt đối với việc phát huy tính tích cực nhận thức và bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh. Do đó sử dụng bài tập thí nghiệm vật lí là một trong những hướng đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học vật lí hiện nay. Thế nhưng qua điều tra tôi thấy rằng bài tập thí nghiệm vật lí rất ít được nhắc đến trong dạy học vật lí ở các trường THPT. Trong khi đó điều kiện để sử dụng bài tập thí nghiệm vật lí thì không quá ngặt nghèo, nhất là đối với những bài tập thí nghiệm vật lí chỉ đòi hỏi thiết bị đơn giản, thời gian thực hiện trên lớp hoặc ở ngoài giờ lên lớp. 

Hiện nay lượng bài tập thí nghiệm vật lí trong sách giáo khoa vật lí THPT còn hạn chế nên học sinh rất ít được tiếp cận loại bài tập này, vì thế không phát huy được ưu thế của bài tập thí nghiệm trong việc nâng cao chất lượng , bồi dưỡng óc sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh. Từ thực tế và kinh nghiệm giảng dạy của tôi ở Trường THPT Quang Trung, tôi xin trình bày đề tài: “Hướng dẫn và xây dựng kỹ năng giải bài tập thí nghiệm”. Trong phạm vi một đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi xây dựng đề tài cho phần dòng điện không đổi thuộc chương trình vật lí lớp 11 THPT.

doc 19 trang Hoàng Cúc 23/02/2023 2360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn và xây dựng kỹ năng giải bài tập thí nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_va_xay_dung_ky_nang_giai_bai.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn và xây dựng kỹ năng giải bài tập thí nghiệm

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hanh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN VÀ XÂY DỰNG KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP THÍ NGHIỆM
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hanh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN VÀ XÂY DỰNG KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP THÍ NGHIỆM
  3. MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Những vấn đề được nêu trong đề tài 1 II. PHẦN NỘI DUNG 2 III. PHẦN KẾT LUẬN 14 1. Kết quả thực nghiệm 14 2. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai đề tài 14 3. Kết luận, kiến nghị và đề xuất 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
  4. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng và nhà nước ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trong khi hiện tại nền khoa học kỹ thuật của ta lại quá chậm phát triển, những phát minh sáng tạo khoa học kỹ thuật trong nước rất hạn chế, hàm lượng chất xám của sản phẩm do ta sản xuất là thấp. Một minh chứng rất rõ ràng rằng học sinh của ta thường rất thụ động trong nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật và hạn chế trong vật lí thực nghiệm khi đi tham gia các kì thi Olympic Quốc tế. Điều đó đặt lên vai nền giáo dục một trách nhiệm nặng nề là làm thế nào để kích thích cho các thế hệ học sinh phải chủ động sáng tạo khoa học kỹ thuật, thu hẹp khoảng cách về năng lực thực nghiệm với các bạn bè Quốc tế, giúp cho Đất nước hoàn thành mục tiêu là một nước công nghiệp hiện đại. Thực tiễn dạy học vật lí ở các nước tiên tiến đều đã khẳng định rằng, bài tập thí nghiệm có vai trò và tác dụng rất tốt đối với việc phát huy tính tích cực nhận thức và bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh. Do đó sử dụng bài tập thí nghiệm vật lí là một trong những hướng đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học vật lí hiện nay. Thế nhưng qua điều tra tôi thấy rằng bài tập thí nghiệm vật lí rất ít được nhắc đến trong dạy học vật lí ở các trường THPT. Trong khi đó điều kiện để sử dụng bài tập thí nghiệm vật lí thì không quá ngặt nghèo, nhất là đối với những bài tập thí nghiệm vật lí chỉ đòi hỏi thiết bị đơn giản, thời gian thực hiện trên lớp hoặc ở ngoài giờ lên lớp. Hiện nay lượng bài tập thí nghiệm vật lí trong sách giáo khoa vật lí THPT còn hạn chế nên học sinh rất ít được tiếp cận loại bài tập này, vì thế không phát huy được ưu thế của bài tập thí nghiệm trong việc nâng cao chất lượng , bồi dưỡng óc sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh. Từ thực tế và kinh nghiệm giảng dạy của tôi ở Trường THPT Quang Trung, tôi xin trình bày đề tài: “Hướng dẫn và xây dựng kỹ năng giải bài tập thí nghiệm”. Trong phạm vi một đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi xây dựng đề tài cho phần dòng điện không đổi thuộc chương trình vật lí lớp 11 THPT. 2. Những vấn đề được nêu trong đề tài * Đưa ra được khái niệm về bài tập thí nghiệm vật lí. * Chỉ ra tác dụng của bài tập thí nghiệm vật lý với việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. * Đề xuất các dạng bài tập thí nghiệm vật lí. * Đề xuất các bước giải bài tập thí nghiệm vật lí. 1
  5. * Nghiên cứu và xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 trung học phổ thông. * Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi triển khai đề tài. * Kết luận và các kiến nghi, đề xuất. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Khái niệm về bài tập thí nghiệm vật lí Bài tập thí nghiệm vật lí là những bài tập mà việc giải nó đòi hỏi phải làm thí nghiệm để xác định một đại lượng vật lí nào đó, hoặc nghiên cứu sự phụ thuộc của các thông số vật lí hoặc kiểm tra sự chân thực của lời giải lí thuyết. Bài tập thí nghiệm vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực nghiệm, nó có tác dụng trong việc bồi dưỡng cho học sinh phương pháp thực nghiệm của nhận thức vật lí Việc giải các bài tập thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải tự mình xây dựng phương án, lựa chọn phương tiện, xác định các điều kiện thích hợp, tự mình thực hiện thí nghiệm theo quy trình, quy tắc để thu thập, xử lý các kết quả nhằm giải quyết một cách khoa học, tối ưu bài toán cụ thể đã được đặt ra. Bài tập thí nghiệm vật lí có nhiều tác động tốt về cả ba mặt: giáo dưỡng, giáo dục và giáo dục kỹ thuật tổng hợp, đặc biệt là làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn. Giải bài tập thí nghiệm vật lí là một hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập, tăng cường hứng thú, gắn học với hành, lí luận với thực tế. Vì vậy nếu sử dụng bài tập thí nghiệm vật lí một cách hợp lí thì có thể đạt được mục đích kích thích tính tích cực, tự lực, phát triển óc sáng tạo, đồng thời bộc lộ rõ hơn khả năng sở trường, sở thích về vật lí của mỗi học sinh. 2. Đặc điểm bài tập thí nghiệm vật lí Bài tập thí nghiệm vật lí là loại bài tập vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực nghiệm. Khi giải bài tập này đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phải có kỹ năng thực hành thí nghiệm. Học sinh không chỉ thực hành thí nghiệm trên các dụng cụ có sẵn, đôi lúc học sinh còn phải thí nghiệm trong suy nghĩ của mình và dự đoán kết quả của nó ra sao? Vì vậy việc giải bài tập thí nghiệm sẽ làm cho tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, trừu tượng hóa và cả trực giác khoa học được bồi dưỡng và rèn luyện, tạo điều kiện để phát triển tư duy và khả năng nhận thức cho học sinh. Có thể nói, bài tập thí nghiệm vật lí có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng tư duy vật lí, giáo dục kỹ thuật tổng hợp và bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh. 3. Tác dụng của bài tập thí nghiệm vật lý với việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh 2
  6. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hanh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN VÀ XÂY DỰNG KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP THÍ NGHIỆM