Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 18–36 tháng B Trung tâm trường Mầm non Phú Lâm
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 18–36 tháng B Trung tâm trường Mầm non Phú Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.docx
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 18–36 tháng B Trung tâm trường Mầm non Phú Lâm
- 1.Lý do chọn biện pháp: Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Đặc biệt đối với trẻ mầm non những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình. Âm nhạc là một trong những nội dung cơ bản để giúp trẻ phát triển toàn diện. Tuy vậy những nội dung này chưa đem lại kết quả cao, chưa phát huy ở trẻ tính tích cực sáng tạo. Trẻ còn thụ động trong các hoạt động, chưa mạnh dạn tự tin, chưa thể hiện tốt được âm nhạc bằng những thái độ cụ thể, rõ ràng, như tươi cười, yên lặng, vui vẻ, thích thú, còn rụt rè, nhút nhát chưa mạnh dạn giao tiếp trước đám đông, với cô giáo, với các bạn ở lớp và chưa tham gia ca hát, giờ học còn chưa chú ý nhiều. Có thể nói rằng sự phát triển trí tuệ nhân cách của trẻ nói chung và kết quả học tập của trẻ ở giai đoạn đầu phụ thuộc rất lớn vào tính tích cực của trẻ ở trường Mầm non. Bởi vậy Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy : “Vì lợi ích mười năm phải trồng Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Trước những yêu cầu của một xã hội mới đòi hỏi con người cần có sự phát triển toàn diện như: “ Đức – Trí – Thể - Mỹ”. Muốn đạt được điều đó, con người ngay từ khi sinh ra phải được sống trong môi trường giáo dục tốt. Bởi vậy là một cô giáo Mầm non tôi luôn ý thức được rằng mình phải có những sáng kiến trong quá trình dạy trẻ, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của ngành học trong thời kỳ đổi mới nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tôi đã chọn "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 18 – 36 tháng B Trung tâm trường mầm non Phú Lâm" 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp Năm học 2021 - 2022 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy nhóm trẻ 13-36 tháng B Trung tâm với tổng số trẻ là 33. Dựa vào đặc điểm tình hình của lớp, tôi nhận thấy được một số thuận lợi và khó khăn sau: + Về thuận lợi: - Lớp được sự quan tâm của ban giám hiệu, tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất cũng như đồ dùng học tập của trẻ. - Giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình với công việc, ham học hỏi. - Phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của con em họ, luôn ủng hộ cô giáo. + Khó khăn: - Đồ dùng phục vụ cho hoạt động còn hạn chế nhất là đồ dùng để trẻ tham gia biểu diễn. - Hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú của trẻ. - Kỹ năng ca hát chưa sinh động, chưa tạo môi trường để trẻ hào hứng vui thích tham gia các hoạt động âm nhạc, trong quá trình dạy còn gò ép trẻ học hát theo kiểu học thuộc lòng. - Các cháu mới bắt đầu đi học nên còn khóc nhiều, còn rụt rè, nhút nhát chưa mạnh dạn giao tiếp trước đám đông, với cô giáo, với các bạn ở lớp và chưa mạnh dạn tham gia ca hát, giờ học còn chưa chú ý nhiều. Kỹ năng thực hiện các hoạt động âm nhạc của các cháu còn hạn chế. - Trẻ chưa tích cực tham gia vào các hoạt động ca hát - Cha mẹ trẻ chủ yếu là người dân tộc thiểu số nền kinh tế phần lớn phụ thuộc vào nông nghiệp, bộn bề với công việc, lo toan kiếm sống nên chưa quan tâm đến việc học
- của con em mình. - Phụ huynh cho rằng trẻ còn nhỏ chưa biết gì và không cần phải học. - Từ những khó khăn và thuận lợi trên tôi đã suy nghĩ thực hiện các biện pháp này để tìm cách khắc phục khó khăn, phát huy những thuận lợi từ đó tổ chức giáo dục lĩnh vực phát triển âm nhạc cho trẻ và mạnh dạn lên kế hoạch khảo sát chất lượng trẻ đầu năm như sau: BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TRẺ ĐẦU NĂM Qua quá trình khảo sát, tôi thấy được thực trạng nhận thức của trẻ về các nội dung chưa tốt nên tôi đã nghiên cứu để tìm ra những biện pháp giúp trẻ nâng cao chất lượng học tốt lĩnh vực phát triển âm nhạc như sau: 3. Biện pháp thực hiện 3.1. Làm quen âm nhạc trên giờ hoạt động chính: Để phát triển chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua tình hình thực tế ở trường, lớp tôi nhận thấy: Là cô giáo mầm non khi bắt đầu tiến hành hoạt động nào đó với trẻ cô giáo nên khởi đầu bằng các trò chơi, hát bài hát theo chủ đề và nghe các giai điệu nhẹ nhàng và cho trẻ hát các bài hát ngắn, dễ nhớ. Vào đầu giờ học cô trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề, quan sát tranh ảnh sau đó dẫn dắt vào nội dung bài với sự tích hợp một số môn học khác như: Phát triển ngôn ngữ Sau đó cô mở nhạc lời bài hát cho trẻ nghe, cô hát lại bài hát theo nhạc một hai lần để trẻ cảm nhận giai điệu của bài hát. Tiếp đó cô giảng nội dung bài hát cho trẻ hiểu rồi nhấn mạnh ý nghĩa, tình cảm của bài hát giúp trẻ cảm nhận và hiểu được nội dung của bài hát. Tiếp theo cô cho trẻ hát lời bài hát và nhún nhảy theo nhịp bài hát có kết hợp những dụng cụ âm nhạc như sắc xô, thanh phách, trống con... Để cho giờ học sôi nổi hơn, cô tạo hứng thú bằng cách hát đan xen các hình thức theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân. Trong khi trẻ hát cô chú ý đến việc luyện cho trẻ hát đúng lời, đúng nhịp, đúng giai điệu của bài hát. Khi trẻ hát cô chú ý lắng nghe và sửa sai (nếu có) - Cách sửa: + Nếu trẻ hát sai về giai điệu: Cô hát mẫu chọn vẹn câu hát đó rồi bắt nhịp cho trẻ hát đến hết bài. + Nếu trẻ hát sai lời ca: Cô có thể đọc lại lời kết hợp hát mẫu rồi bắt nhịp cho trẻ hát lại câu trẻ đã hát sai và đến hết bài. Kinh nghiệm qua việc dạy trẻ tôi nhận thấy: Khi kết thúc một giờ học giáo viên sẽ đạt kết quả cao nhất khi họ biết tạo sự chuyển tiếp nhẹ nhàng, uyển chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác phải có sự liªn kết với nhau. Nếu giáo viên dừng lại đột ngột đứt quãng khi chuyển sang hoạt động kế sẽ làm cho trẻ mất tập trung, không hứng thú sẽ dễ sảy ra lộn xộn. Khi trẻ có hứng thú với âm nhạc tự tin hơn giáo viên có thể bổ xung các vận động như: Mũ âm nhạc, hay các trang phục theo bài dạy yêu cầu trẻ sáng tạo vận động cho phù hợp với trang phục đó. Trong giờ học tôi luôn tuyên dương kịp thời những cháu hát đúng, hát hay vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn, tuyệt đối không chê trách trẻ. Khi cô giáo khích lệ thích hợp sẽ tạo cho trẻ hứng thú trong giờ học cũng như các hoạt động khác sẽ giúp cho trẻ sáng tạo và tích cực hơn. Việc dạy học phụ thuộc vào việc giáo dục do đó nội dung các bài hát không chỉ đơn thuần là một nội dung cần dạy mà còn là phương tiện giáo dục vì vậy tôi luôn quan sát và nhận xét xem trong quá
- trình học tập trẻ có hoạt động không? Có thích thú không ? để từ đó có hướng tìm cách đưa trẻ cùng hòa nhập với các bạn thông qua bộ môn âm nhạc. 3.2. Cho trẻ làm quen âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi: * Giờ đón trả trẻ: Vào đầu năm học giờ đón, trả trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các cháu chưa tự giác, giai đoạn này trẻ tạm thời rời xa từ những tình cảm âu yếm của bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này việc phát triển âm nhạc cho trẻ góp phần tác động rất lớn. Biết rằng biện pháp này rất bình thường đối với tất cả giáo viên mầm non nhưng một số giáo viên chưa biết chọn những bài hát nào cho phù hợp và tôi đã suy nghĩ đưa ra một số bài hát rất lôi cuốn như: Bài hát "Đi nhà trẻ" sáng tác Đỗ Niệm bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca. Hay bài hát“Trường chúng cháu là trường mầm non” của Phạm Tuyên. Hoà với khung cảnh thiên nhiên, niềm phấn chấn đến trường của trẻ qua bài hát “Con chim hót trên cành cây” của Lý Trọng. Rồi một ngày mới lại bắt đầu sôi động với âm thanh và màu sắc thiên nhiên qua bài “Vui đến trường” của Hồ Bắc. Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác động âm nhạc cũng giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải học hát. Ngoài ra, để tạo cho trẻ nền nếp trước khi vào lớp: phải lễ phép với người lớn qua bài “Lời chào buổi sáng”của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải chăm ngoan, lễ phép với Bố mẹ *Giờ chơi hoạt động ở góc Theo chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay, Hoạt động góc đi đối với Hoạt động học có chủ đích. Ở hoạt động học có chủ đích, mỗi tuần chỉ có một giờ hoạt động, vì vậy việc hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc thông qua các giờ hoạt động cũng là biện pháp rất cần thiết. Phương pháp này nhằm phát triển ở trẻ cảm giác nhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng chính hoạt động của mình. Tôi hướng dẫn giáo viên khuyến khích trẻ vận động dưới nhiều hình thức: - Hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát. - Hát kết hợp nhún nhảy, lắc lư, giậm chân... - Hát kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún, đi, chạy... - Hát kết hợp minh hoạ theo lời ca. Để thực hiện có hiệu quả các hình thức trên, tôi hướng dẫn thực hiện bằng cách: + Bắt nhịp cho trẻ hát và cho trẻ vỗ tay cùng cô (cô vỗ tay chậm, nhịp nhàng để trẻ vỗ theo). + Bắt nhịp cho trẻ hát hoặc bật băng casset, cô và trẻ cùng nhún nhảy hoặc lắc lư theo bài hát. + Những bài hát nào có thể múa minh hoạ, cô cho trẻ vừa hát theo băng nhạc vừa làm động tác minh hoạ cùng cô. Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết hưởng ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợp với nhịp điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như cô. * Giờ chơi hoạt động ngoài trời: Dạo chơi ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài có nội dung theo chủ đề hoặc giáo dục cho trẻ thông qua các bài như "Quan sát cây xanh trong sân trường". Sau khi quan sát xong cô cho trẻ hát bài "Lý cây xanh" hoặc bài "Màu hoa"... Qua đó trẻ sẽ được củng cố bài hát cũ và làm quen với bài hát mới. Giáo dục các cháu chăm sóc và bảo vệ
- cây có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây và hoa, không hái hoa, ngắt lá bẻ cành. Hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống... Cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát có âm nhạc nhận thấy trẻ thích thú, vui hẳn lên, làm cho hoạt động thêm nhẹ nhàng thoải mái. Từ đó nhận thấy trẻ thích được dạo chơi, nhanh nhẹn, hào hứng tham gia vào các hoạt động, trẻ dễ dàng tự tin hòa mình cùng cô. Nhận thấy trẻ bước đầu có khả năng phát triển về âm nhạc. * Chơi hoạt động chiều: Cho trẻ tham gia một số hoạt động chiều như: Hát một số bài hát mới, đọc thơ, đồng dao, giải câu đố, chơi một số trò chơi có âm nhạc kết hợp. Hoặc cho trẻ nghe băng đĩa, video các bài hát. Giúp trẻ hứng thú và thoải mái sau một ngày học tập. 3.3. Làm quen âm nhạc qua các hoạt động học khác: Phát triển hoạt động âm nhạc thông qua các hoạt động học khác chính là phương pháp tích hợp, nhằm giúp giờ học nhẹ nhàng, sinh động hơn qua đó giúp trẻ thuộc các bài hát đã học. * Âm nhạc thông qua hoạt động nhận biết tập nói: Hoạt động nhận biết tập nói là hoạt động cho trẻ làm quen với các con vật, các loại hoa quả, những người thân trong gia đình... Vì vậy rất dễ tích hợp hoạt động âm nhạc. Ví dụ: Cho trẻ nhận biết về "Con mèo" vào giờ học cô có thể gây hứng thú bằng cách cho trẻ hát múa bài "Rửa mặt như mèo" sau đó giới thiệu vào bài học, kết thúc cho trẻ hát múa lại một lần nữa, như vậy giờ học nhẹ nhàng, trẻ tiếp thu bài tốt, trong khi đó lại ôn luyện được bài múa, bài hát trong chủ điểm, giúp trẻ, hát thuộc, hát đúng, vận động âm nhạc cũng tốt hơn. * Âm nhạc thông qua hoạt động văn học: Để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ thoải mái trong giờ học thì việc tích hợp hoạt động giáo dục âm nhạc là rất cần thiết. Ví dụ: Dạy trẻ bài thơ "Hoa nở" (Chủ đề: Cây và những bông hoa đep) cô hát cho trẻ nghe bài "Ra chơi vườn hoa" của nhạc sỹ Văn Tấn. Sau đó cô gới thiệu bài thơ và dạy trẻ đọc thuộc bài thơ và dạy trẻ đọc thuộc thơ khi trẻ đọc thơ cô có thể mở nhỏ một bản nhạc không lời phù hợp với chủ điểm nhằm tạo cho trẻ thói quen đọc thơ trên nền nhạc để tiết học sinh động hơn. Kết thúc cô và trẻ hát múa bài "Lý cây xanh", một lần nữa qua bài hát, bài thơ giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây xanh, các loài hoa, không ngắt lá bẻ cành. * Âm nhạc thông qua môn Tạo hình: Với giờ tạo hình bài "Tô màu con voi" về chủ đề "Những con vật đáng yêu" tôi có thể tích hợp bộ môn âm nhạc là khi trẻ thực hiện tô bài cô có thể mở (nhỏ) nhạc bài phù hợp với chủ đề như bài " Chú voi con ở bản đôn" để trẻ tô bài trên nền nhạc. 3.4. Làm quen âm nhạc thông qua các trò chơi. - Trò chơi "Tai ai tinh" Trò chơi tạo cho trẻ tập chung chú ý lắng nghe các âm thanh của các dụng cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các dụng cụ. + Chuẩn bị: Một số loại dụng cụ như: Trống, phách, xắc xô... + Cách chơi: Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các loại dụng cụ. Cô giới thiệu cho trẻ biết từng loại dụng cụ và cho trẻ nghe âm thanh của các loại dụng cụ đó. - Trò chơi: "Ai nhanh hơn" Trò chơi giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc và giúp trẻ thuộc bài hát nhanh hơn. Với nhiều các trò chơi âm nhạc cho trẻ được trải nghiệm, dần dần rèn luyện cho trẻ trí nhớ, phát triển tai nghe âm nhạc, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách cho trẻ.
- - Trò chơi; "Bóng tròn to" Trò chơi giúp trẻ phát triển khả năng nghe và vận động theo nhạc + Chuẩn bị: Băng đĩa bài hát "Bóng tròn to", Trống lắc. + Cách chơi: Cô cho trẻ nghe bài hát "Bóng tròn to" Cho cả lớp lắm tay nhau thành vòng tròn. Khi hát câu "Bóng tròn to, tròn tròn trong tròn to", trẻ vừa hát vừa dang rộng tay và lùi ra phía sau để làm thành quả bóng to. Khi hát đến câu "Bóng xì hơi, xì xì xì xì hơi", trẻ cùng thu hẹp tay lại và tiến vào giữa để tạo thành quả bóng nhỏ. Khi đến câu "Này bạn ơi!... to tròn nào", trẻ đứng tại chỗ vỗ tay đều. 3. 5. Làm quen âm nhạc thông qua hoạt động góc: Theo chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay hoạt động góc đi đôi với hoạt động học có chủ đích. Ở Hoạt động học có chủ đích, mỗi tuần chỉ có một giờ hoạt động, vì vậy việc hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc thông qua các giờ hoạt động cũng là biện pháp rất cần thiết. Phương pháp này nhằm phát triển ở trẻ cảm giác nhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng chính hoạt động của mình. Trẻ có thể cảm nhận và tự vận động theo ý thích của mình. Tôi hướng dẫn trẻ vận động dưới nhiều hình thức: - Hát kết hợp vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư, giậm chân - Hát kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún, đi, chạy - Hát kết hợp minh hoạ theo lời ca. Để thực hiện có hiệu quả các hình thức trên, tôi hướng dẫn trẻ thực hiện bằng cách: + Bắt nhịp cho trẻ hát và cho trẻ vỗ tay cùng cô (cô vỗ tay chậm, nhịp nhàng để trẻ vỗ theo) + Bắt nhịp cho trẻ hát hoặc bật nhạc cho trẻ cùng nhún nhảy hoặc lắc lư theo bài hát. + Những bài hát nào có thể múa minh hoạ, cô cho trẻ vừa hát theo băng nhạc vừa làm động tác minh hoạ cùng cô. Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết hưởng ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợp với nhịp điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như cô. 3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin. Với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay việc ứng dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy cũng được tôi sử dụng thường xuyên nhằm gây hứng thú, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức sâu hơn. Các tư liệu phù hợp với nội dung bài dạy sau đó sử dụng máy tính, ti vi, làm các hiệu ứng với hình ảnh, ảnh động, slide show, video clip kết hợp với các phần mềm: pwerpoint, xử lí hình ảnh và sử dụng trong bài dạy. Ví dụ: Ở chủ đề: Những con vật đáng yêu: Bài hát “Con cá vàng ” sử dụng đoạn clip “ Con cá vàng đang bơi ”. Cho nên, việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là không thể thiếu 3.7. Phối kết hợp với phụ huynh. Sự phối kết hợp giữa gia đình và cô giáo là một mắt xích rất quan trọng nếu chỉ có cô dạy thì chưa đủ mà việc phối hợp với phụ huynh cùng dạy là một vấn đề quan trọng. Bởi vậy, hằng ngày vào giờ đón trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi về tình hình học tập của trẻ với phụ huynh. Mỗi chủ điểm tôi thường tạo môi trường cho trẻ học, tuyên truyền về công tác chăm sóc giáo dục trẻ, lịch học - môn học của từng ngày, từng tuần, để phụ huynh nắm được chương trình học của con em mình. Mặt khác trong khoảng thời gian trẻ ở trường giáo viên là người luôn bên cạnh trẻ, hiểu được những tâm tư tình cảm của trẻ, do đó mà giáo viên luôn muốn các con trong lớp mình có thêm vốn âm nhạc. Cho nên tôi thường xuyên thông báo, trao đổi với phụ huynh
- về những trẻ có khả năng âm nhạc để gia đình có hướng bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà, tuyên truyền với các bậc phụ huynh mua băng đĩa nhạc có các bài hát mầm non thuộc chủ đề, chủ điểm để các con được luyện tập ở nhà. Vào các dịp lễ hội nhà trường tổ chức hội diễn văn nghệ, qua đó trẻ sẽ được cảm thụ âm nhạc. Đây cũng là dịp để gia đình và nhà trường quan tâm đối với trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển tai nghe, tự tin, mang đến cho trẻ tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng đầy ắp tiếng cười 4. Hiệu quả của biện pháp đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 4.1. Đối với bản thân + Chất lượng chuyên môn đi lên rõ rệt, các giờ dạy đều đạt khá giỏi. + Giáo viên có thêm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. + Trẻ được tập luyện múa hát ở mọi lúc mọi nơi. + Sưu tầm được nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo để giờ dạy phong phú hơn. 4.2. Đối với trẻ: + Trẻ thích tham gia vào các hoạt động âm nhạc + Trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát + Trẻ có kỹ năng múa, hát. Trẻ mạnh dạn tự tin biểu diễn trước mọi người. KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA TRẺ ĐƯỢC THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ. (Thời gian từ ngày 10/09/2021 đến ngày 30/11/2021) Qua các biện pháp trên giờ học âm nhạc trở nên sinh động, thoải mái, trẻ học hứng thú và tích cực hơn. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn, linh hoạt và nhanh nhẹn tham gia hoạt động cùng tập thể. 4.3. Đối với bạn bè đồng nghiệp, nhà trường - Chuyên môn nhà trường đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra tiết âm nhạc của tôi, từ đó đưa ra thảo luận để tiết âm nhạc của trường mầm non kim phú thực hiện sáng tạo hơn, phát triển toàn diện cho trẻ nhà trẻ, ngoài ra còn đánh giá, rút kinh nghiệm cho giáo viên và có kế hoạch bồi dưỡng cho những giáo viên còn có những mặt hạn ch - Đa số giáo viên trong tổ đã nắm vững trình tự và phương pháp để tổ chức 1 tiết âm nhạc cho trẻ, giúp trẻ nắm được kỹ năng ca hát và cảm thụ bài hát một cách hiệu quả nhất, giáo viên đã coi hoạt động âm nhạc là rất quan trọng và cần thiết đối với công tác giảng dạy và các hoạt động khác, tạo cho trẻ nhiều hứng thú trong việc học tập, giúp trẻ phát triển năng khiếu, tạo khả năng nhận thức âm nhạc một cách đúng đắn nhất. 4.4. Đối với phụ huynh: + Phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ, đã quan tâm đến các hoạt động của con ở trường, thường xuyên trao đổi tình hình học tập của trẻ ở lớp để về luyện thêm cho con mình ở nhà và mọi lúc mọi nơi. Trên đây là "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 18 – 36 tháng B Trung tâm trường mầm non Phú Lâm" của bản thân tôi. Với thời gian và năng lực có hạn, biện pháp của tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong được sự ủng hộ của các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo xem xét bổ sung cho tôi những ý kiến hay để tôi đạt được kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!