Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ cho học sinh Lớp 1 - Phạm Thanh Hương

Hiện nay nhiều nước trên thế giới xem trường học là nơi để tập trung nâng cao sức khỏe, thay đổi hành vi lối sống cho thế hệ tương lai của đất nước thông qua giáo dục sức khỏe, rèn luyện kỹ năng sống, cải thiện môi trường học tập, điều kiện chăm sóc sức khỏe cho học sinh. 

Trẻ em và học sinh chiếm 1/3 dân số, đây là lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thể chất, tinh thần, hành vi lối sống. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các em học sinh là một vấn đề cấp thiết vì có được sức khỏe tốt sẽ giúp các em học tập tốt và trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh trong trường học. 

doc 31 trang Thu Yến 18/12/2023 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ cho học sinh Lớp 1 - Phạm Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_cho_hoc_sinh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ cho học sinh Lớp 1 - Phạm Thanh Hương

  1. UBND QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC HẠ ĐÌNH  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số biện pháp rèn chữ cho học sinh lớp 1 Họ và tên: Phạm Thanh Hương Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trưởng Tiểu học Hạ Đình Năm học 2019 - 2020 1
  2. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay nhiều nước trên thế giới xem trường học là nơi để tập trung nâng cao sức khỏe, thay đổi hành vi lối sống cho thế hệ tương lai của đất nước thông qua giáo dục sức khỏe, rèn luyện kỹ năng sống, cải thiện môi trường học tập, điều kiện chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Trẻ em và học sinh chiếm 1/3 dân số, đây là lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thể chất, tinh thần, hành vi lối sống. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các em học sinh là một vấn đề cấp thiết vì có được sức khỏe tốt sẽ giúp các em học tập tốt và trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh trong trường học. Để triển khai đầy đủ và kịp thời các biện pháp chăm sóc trẻ em trong độ tuổi đến trường tại các trường học, vai trò của công tác y tế trong trường học là rất quan trọng và cần thiết. Hoạt động y tế trường học tập trung công tác chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh học đường cho học sinh, phòng chống dịch bệnh có nguy cơ lây truyền trong trường học, đồng thời cũng là nơi đầu tiên sơ cấp cứu cho học sinh trong những trường hợp các em ốm hoặc tai nạn thương tích tại trường trước khi chuyển viện. Và quản lý công tác y tế học đường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người cán bộ quản lý. Làm thế nào để làm tốt công tác y tế học đường, chăm lo tốt cho sức khỏe ban đầu của học sinh? Đây là điều các nhà trường rất quan tâm. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác y tế học đường trong trường Tiểu học” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2019-2020. 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh; nhằm đề xuất và lý giải các biện pháp quản lý công tác y tế học đường ở trường Tiểu học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu của các nhà trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác quản lý công tác y tế học đường. 2
  3. - Đánh giá thực trạng về công tác quản lý công tác y tế học đường ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất và lý giải những biện pháp quản lý công tác y tế học đường nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu của trường Tiểu học. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Công tác y tế học đường của trường Tiểu học Hạ Đình. 5. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các nhóm phương pháp: - Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận: đọc, nghiên cứu các văn kiện, tài liệu, chương trình SGK có liên quan. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phỏng vấn, điều tra, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tổng kết kinh nghiệm - Nhóm các phương pháp hỗ trợ. Gồm có các phương pháp như: Thống kê, bảng biểu 3
  4. PHẦN THỨ HAI : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận: 1. Khái niệm về Y tế trường học: Y tế trường học là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành y tế dự phòng bao gồm một hệ thống các phương pháp, biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ, nâng cao sức khoẻ học sinh, biến các kiến thức khoa học thành các kỹ năng thực hành trong mọi hoạt động sống của lứa tuổi học đường. Y tế trường học là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành Y học dự phòng nghiên cứu tác động của điều kiện sống, sinh hoạt và học tập lên cơ thể học sinh, trên cơ sở đó xây dựng và triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho các em học sinh phát triển một cách toàn diện. Các lĩnh vực của Y tế trường học bao gồm: Quản lý và chăm sóc sức khoẻ trong trường học, Vệ sinh trường học, Giáo dục sức khoẻ trong trường học 2. Tầm quan trọng của Y tế trường học: - Học sinh chiếm trên 1/4 dân số cả nước, là tương lai của đất nước. Sức khoẻ học sinh hôm nay quyết định đến khuynh hướng sức khoẻ của dân tộc ta trong tương lai. - Học sinh thuộc lứa tuổi trẻ, đang lớn nhanh và phát triển về mọi mặt. Vì vậy muốn cho thế hệ tương lai khoẻ mạnh phải chú ý từ tuổi này. Trên thực tế, đa số các bệnh ở tuổi trưởng thành đều bắt nguồn từ tuổi đến trường như: suy dinh dưỡng, cận thị, cong vẹo cột sống, bướu cổ, lao, các bệnh tim mạch, tiêu hoá, bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. - Môi trường trường học là nơi tập trung đông trẻ em, là cơ hội để lan nhanh các bệnh truyền nhiễm trong nhà trường, từ nhà trường tới gia đình và toàn xã hội, nhất là các bệnh truyền nhiễm gây dịch như cúm, sởi, quai bị, ho gà, bạch hầu, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, giun sán 3. Vai trò của Y tế học đường: Y tế trường học có vai trò cực kỳ quan trọng, y tế học đường đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong trường học. Y tế học đường không gói gọn trong việc thuốc men, giường bệnh. Ý nghĩa sâu sắc của y tế học đường là bảo đảm được các tiêu chí về bảo vệ sức khỏe học sinh với mục tiêu bảo vệ, chăm sóc, theo dõi và tổng hợp tình hình sức khỏe cho học sinh, xây dựng môi trường vệ sinh xanh, sạch, đẹp. Phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, vệ sinh an toàn thực phẩm, nước sạch, phòng chống HIV góp phần quan 4
  5. 22 Nội quy phòng cách li Tờ 01 Quy trình sàng lọc phân luồng Tờ 01 23 người cần cách li 24 Biển phòng cách li Tờ 01 Ngay ở cổng trường, nhà trường đã có dán thông báo qui định các việc PH cần phối hợp với nhà trường để đảm bảo an toàn cho HS khi đi học, hướng dẫn phân luồng đo thân nhiệt HS trước khi vào trường và 10 rào chắn có gắn biển báo Phụ huynh HS không vào trong trường. 3.4 Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý về y tế. Việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ dưới nhiều hình thức: - Phối hợp với trạm y tế phường và Trung tâm y tế Quận tạo điều kiện cho giáo viên làm quen với việc sơ cấp cứu, khám và theo dõi sức khỏe tạo điều kiện cho giáo viên được đi học thêm các lớp về công tác y tế. - Cử giáo viên tham gia các chuyên đề, tập huấn do Sở, phòng tổ chức. Khuyến khích giáo viên có thể tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ. 4. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về công tác Y tế học đường: Nhận thức là tiền đề của hoạt động, có nhận thức đúng mới có hành động đúng. Do vậy, cần thiết phải nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của Y tế học đường. - Đối với giáo viên, nhân viên, học sinh : Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu sắc cho HS, giáo viên, nhân viên về các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp các ngành về công tác y tế trường học để mọi người hiểu và thực hiện nghiêm túc. Việc tuyên truyền được diễn ra trong các kỳ họp Hội đồng sư phạm, trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, các tháng chủ điểm, lễ ra quân (phòng chống HIV, ma túy, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh ). Khi xảy ra dịch Covid-19, để đảm bảo an toàn cho HS nên các em được nghỉ học. GVCN thường xuyên liên hệ với PHHS qua điện thoại, qua zalo của nhóm lớp để tuyên truyền tới PH các thông báo của nhà trường và kịp thời nắm bắt tình hình sức khỏe của HS và PH. - Đối với phụ huynh học sinh : Làm tốt công tác tuyền truyền đến nhân dân, phụ huynh học sinh công tác Y tế học đường, công tác phòng chống dịch bệnh để phụ huynh hiểu và cùng phối hợp thực hiện. 15
  6. Tuyên truyền trong họp phụ huynh học sinh những nội dung: triển khai luật bảo hiểm y tế, công tác bảo hiểm y tế trong trường học. Động viên phụ huynh học sinh tham gia đóng bảo hiểm y tế cho con em mình nhằm thực hiện tốt tinh thần tương thân tương ái và có kinh phí để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh. - Hình thức tuyên truyền: Tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục sức khỏe vào các buổi chào cờ thứ 2 hàng tuần. Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh theo mùa như: cúm, đau mắt đỏ, sốt phát ban, tiêu chảy, thủy đậu , phòng chống các bệnh học đường: cận thị, cong vẹo cột sống và các bệnh khác như: Bướu cổ, tác hại của thuốc lá, ma túy, HIV . Qua các buổi tuyên truyền giúp các em học sinh hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống dịch bệnh. Thông qua giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền các bệnh thường gặp trong học đường cho học sinh vào tiết sinh hoạt hàng tuần, đồng thời giáo viên bộ môn tuyên truyền cho học sinh qua việc lồng ghép vào các môn học như: TNXH, Khoa học, Thể dục Thứ hai hàng tuần, y tế trường học gửi bản tin để tổng phụ trách cho đội học sinh phát thanh măng non tuyên truyền vào giờ ra chơi. Dán tờ tuyên truyền tại bảng tin y tế ở hành lang các dãy lớp học để học sinh xem hàng ngày. Webside của nhà trường đăng tải thường xuyên các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp lãnh đạo để tuyên truyền kịp thời tới PHHS. Ví dụ: + Để phòng chống dịch Covid-19, nhà trường đã thực hiện tuyên truyền về nguyên nhân, tác hại và các biện pháp phòng chống dịch dưới các hình thức: trên loa phát thanh nhà trường, trên bảng tin, dán ngoài cổng trường, phát tờ rơi, gửi thông báo tới PHHS, trên webside của trường ; Cập nhật thường xuyên tình hình dịch bệnh lên cổng thông tin của trường, liên hệ thường xuyên với PHHS qua zalo của các lớp để nắm bắt kịp thời tình hình sức khỏe của HS. Nếu phát hiện CB, GV, NV, PH và HS có khả năng nhiễm bệnh phải báo cáo ngay với lãnh đạo và cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cách ly, theo dõi điều trị, xử lý môi trường: vệ sinh khử khuẩn Các thông báo khẩn của Bộ y tế cũng thường xuyên được cập nhật lên webside để CB-GV-NV-PH biết để phối hợp thực hiện. Nhân viên y tế nhà trường lập sổ theo dõi bệnh để theo dõi tình hình bệnh của học sinh hàng ngày, kể cả khi HS được nghỉ học để phòng dịch. 5. Công tác tuyên truyền vận động học sinh tham gia BHYT: 16
  7. Việc mua BHYT cho HS trong các nhà trường chưa nhận được sự đồng thuận của tất cả CMHS bởi các nguyên nhân như thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian chờ đợi, phải khám đúng tuyến Vì vậy, công tác tuyên truyền vận động học sinh tham gia bảo hiểm y tế là một trong những nhiệm vụ khó khăn. Trong buổi họp CMHS đầu năm, Ban giám hiệu nhà trường đã phổ biến tới đại diện CMHS các lớp và GVCN đã tuyên truyền tới toàn thể CMHS của lớp để thông suốt về chỉ đạo liên quan đến BHYT học sinh; giúp phụ huynh thấy được quyền lợi từ chính sách BHYT, đồng thời cũng là nghĩa vụ của tất cả HS từ 6 tuổi trở lên. Cùng với đó là xây dựng tốt đội ngũ cộng tác viên trong hoạt động tuyên truyền vận động HS tham gia BHYT gồm lực lượng chính là giáo viên chủ nhiệm, cán bộ y tế trường học, chi hội phụ huynh. Một điều quan trọng nữa là các thầy cô tuyên truyền BHYT phải nhẫn nại, kiên trì, mềm mỏng trong giải thích, thuyết phục thì hiệu quả mới cao. Trong 2 năm gần đây nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nên HS đã tham gia BHYT đã đạt được kết quả cao. Cụ thể: Năm học 2018 - 2019 đạt: 100% Năm học 2019 - 2020 đạt: 100% 6. Công tác nha học đường: Tổ chức cho toàn thể các em học sinh súc miệng nước Fluor 1 lần/tuần. Phòng y tế nhà trường trang bị đầy đủ ca, cốc cho các lớp, đại diện học sinh của các lớp về phòng y tế để lấy nước súc miệng vào giờ ra chơi thứ 2 hàng tuần. Tổ chức khám răng định kỳ cho học sinh, khám lồng ghép với đợt khám sức khỏe chung. Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng: sâu răng, viêm lợi. Thống kê các em học sinh mắc bệnh và có kế hoạch điều trị các trường hợp đơn giản như: trám bít hố rãnh, nhổ răng sữa đến tuổi thay , chuyển tuyến trên điều trị những trường hợp khó: lỗ sâu đã chạm tủy, viêm tủy, Tuyên truyền giáo dục nha khoa, dạy cho học sinh cách phòng bệnh răng miệng, bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng. Hướng dẫn cho học sinh cách chải răng đúng phương pháp. 7. Công tác vệ sinh học đường phòng chống dịch bệnh: Các thành viên trong ban chỉ đạo tham mưu cho lãnh đạo nhà trường thực hiện các yêu cầu về vệ sinh học đường, vệ sinh ATTP, thực hiện phong trào “Xanh- sạch - đẹp- an toàn”. - Tổ chức các buổi tổng vệ sinh môi trường, hướng dẫn các em học sinh đổ rác và xử lý rác đúng nơi quy định. - Tổ chức trồng hoa và cây xanh trong nhà trường. 17
  8. - Lớp học phải đảm bảo đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. Bàn ghế cho học sinh ngồi học phải đảm bảo đúng quy cách, đúng kích thước theo từng lứa tuổi, bảng và phấn viết hợp vệ sinh. - Công trình vệ sinh phải đảm bảo sạch sẽ, luôn được lau rửa thường xuyên, hệ thống cống rãnh thoát nước tốt. - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống trong nhà trường. Hướng dẫn các em học sinh thực hiện ăn chín, uống sôi và rửa tay trước khi ăn, ăn phải đảm bảo đủ no, đủ chất. - Thực hiện công tác phòng chống dịch, tiêm chủng theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương và Ban sức khỏe nhà trường. - Thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh của TTYT dự phòng, phối hợp với trạm y tế phường và Trung tâm y tế Quận triển khai các chương trình tiêm chủng, tẩy giun trong trường học. - Hướng dẫn các em học sinh giữ vệ sinh cá nhân phòng chống bệnh dịch. 8. Tổ chức khám sức khỏe và theo dõi cân nặng cho học sinh bán trú: Sức khoẻ quyết định lớn đến chất lượng học tập của học sinh. Ngoài khâu chú trọng đến dinh dưỡng các bữa ăn cho các em, chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm y tế Quận Thanh Xuân khám bệnh cho học sinh toàn trường ngay từ đầu năm học. Qua đó, nắm bắt tình hình sức khoẻ của các em, phát hiện những em có bệnh tật để có biện pháp chữa trị kịp thời. Đặc biệt, trên cơ sở đó có biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc cho phù hợp. Bên cạnh đó, bộ phận tham gia bán trú đã thực hiện việc theo dõi cân nặng đối với học sinh bán trú 3 lần/năm. Qua đó, lên kế hoạch điều chỉnh dinh dưỡng cho phù hợp đồng thời phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con em được tốt hơn. 9. Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn, bổ ích cho học sinh bán trú nhằm phòng tránh tai nạn thương tích (TNTT), rèn kĩ năng sống cho học sinh: Với đặc thù của mô hình bán trú, học sinh được học tập, ăn ngủ, sinh hoạt cả ngày tại trường. Ở lứa tuổi 6-10 tuổi, các em rất hiếu động, dễ xảy ra TNTT trong các giờ nghỉ trưa, giờ ra chơi. Vì vậy nhà trường và gia đình cần trang bị cho các em có những hiểu biết nhất định về mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng tránh TNTT. Từ đầu năm học, nhà trường cần xây dựng kế hoạch phòng chống TNTT và triển khai thực hiện trong toàn trường. Mặt khác, cần tạo môi trường học tập, sinh hoạt vui chơi an toàn, lành mạnh cho các em, tổ chức nhiều hoạt động giải trí phong phú nhằm giảm thiểu 18
  9. nguy cơ gây TNTT như: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi dân gian như: ô ăn quan, nhảy dây, chơi một số trò chơi như: cờ vua, đá cầu, Ở các lớp bán trú, mỗi phòng học đều trang bị tủ sách truyện, ngoài việc phục vụ cho việc giảng dạy còn nhằm khuyến khích các em giải trí trong giờ ra chơi, giờ nghỉ trưa Ngoài ra, nhân viên thư viện cần phát huy tủ sách măng non, sưu tầm những cuốn sách hay, những câu chuyện lý thú giới thiệu trong học sinh để thu hút học sinh đến thư viện đọc sách trong giờ nghỉ. Qua đó, hình thành kĩ năng sống cho học sinh, các em biết cách bảo vệ bản thân mình, không tham gia các trò chơi nguy hiểm, biết tự sinh hoạt, vui chơi, giải trí an toàn, bổ ích. 10. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá khen thưởng. Cần chú ý đến công tác kiểm tra đánh giá công tác Y tế học đường, từng tháng, từng học kỳ Kiểm tra theo dõi các hoạt động nhân viên y tế. Kiểm tra hồ sơ sổ sách của y tế học đường, việc theo sức khỏe của học sinh; kiểm tra vệ sinh học đường Nói đến thành tích đạt được trong trường học, người ta thường nghĩ đến vai trò của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy truyền thụ những tri thức đến với học trò. Nhưng không thể phủ nhận vai trò của đội ngũ nhân viên trường học, trong đó có nhân viên y tế học đường. Để những thầy thuốc thầm lặng này phát huy được vai trò của mình trong trường học, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của bản thân, họ cũng rất cần sự sẻ chia đồng cảm và chung tay góp sức của toàn xã hội, của các bậc cha mẹ học sinh và của mỗi chúng ta. Hàng năm, cứ đến ngày Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, ban giám hiệu và công đoàn nhà trường đều tặng hoa chúc mừng và động viên nhân viên y tế, để nhân viên y tế sẽ cảm thấy yêu công việc hơn, gắn bó với công việc hơn. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Nhờ áp dụng một số biện pháp nêu trên nên kết quả công tác y tế học đường của nhà trường đạt được như sau: a. Công tác y tế học đường: - Y tế học đường đã thường xuyên kết hợp với giáo viên để làm tốt công tác truyên truyền để trong năm học 100% học sinh đã thực hiện tốt việc phòng chống tai nạn thương tích, an toàn trường học và phòng chống các bệnh học đường đạt hiệu quả, không có học sinh nào bị tai nạn khi học tập, vui chơi ở trường. - Nhân viên y tế đã làm tốt công tác sơ cứu, tư vấn cho học sinh. Trong năm học qua đã sơ cứu, tư vấn cho 256 trường hợp học sinh ốm, điều trị bệnh ban đầu tại trường học. 19
  10. - Sau khi xác định bệnh tật của học sinh, nhân viên Y tế thông báo với phụ huynh đưa học sinh đi khám, điều trị ở tuyến trên và tiếp tục theo dõi để có biện pháp cấp cứu, sơ cứu khi cần thiết; Phối hợp với giáo viên giáo dục các em biết vệ sinh cá nhân, răng miệng sạch sẽ nên trong năm học những học sinh mắc các bệnh đã nêu trên đã khỏi và ổn định, 100% học sinh đều đảm bảo sức khỏe để đến trường. - Làm tốt công tác tuyên truyền giúp học sinh nâng cao sức khỏe, chưa có dịch bệnh xảy ra trong trường, đặc biệt học sinh có kĩ năng phòng tránh TNTT và được trang bị thêm kiến thức phòng tránh xâm hại tình dục để bảo vệ bản thân. b. Công tác Bảo hiểm học sinh: - Năm học 2019 – 2020, nhờ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền vận động nên số học sinh tham gia bảo hiểm Y tế đạt 100%. - Làm tốt thủ tục chuyển cơ quan Bảo hiểm, thanh toán chế độ kịp thời cho học sinh và giáo viên khi ốm đau, nằm viện. c. Công tác Nha học đường: - Cùng với sự tuyên truyền của Đội viên đội chữ thập đỏ và sao đỏ, nhân viên y tế phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh biết thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày. - Cho HS súc miệng Fluor hàng tuần. d. Hoạt động giáo dục môi trường, an toàn thực phẩm: - Công tác giáo dục vệ sinh môi trường được nhà trường phát động thường xuyên. Nhân viên Y tế cũng đã phối hợp với TPT Đội kiểm tra đánh giá việc giữ gìn vệ sinh môi trường của các lớp nên trường lớp luôn sáng - xanh - sạch - đẹp – an toàn. - Giáo viên đã lồng ghép việc giáo dục học sinh biết ăn uống đảm bảo vệ sinh nên trong học kì qua 100% học sinh không bị mắc các bệnh về đường ruột. - Nhà trường đã đáp ứng các nguồn nước sạch đầy đủ, hợp vệ sinh nên đảm bảo tốt sức khỏe cho học sinh. - Bếp ăn bán trú đạt tiêu chuẩn một chiều, thực đơn ăn thì thay đổi phong phú, nguồn cung cấp thực phẩm rõ ràng và đảm bảo ATVSTP và Ban Quản lý bán trú, Công đoàn và đại diện phụ huynh nhà trường thường xuyên kiểm tra đột xuất và định kỳ, chưa có học sinh nào bị ngộ độc thực phẩm khi ăn bán trú tại trường. Qua các lần kiểm tra, công tác y tế học đường của nhà trường đều được đoàn kiểm tra của Quận đánh giá xếp loại Xuất sắc. 20
  11. PHẦN THỨ III KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Trên đây là một số suy nghĩ và những biện pháp mà tôi áp dụng trong công tác quản lý công tác y tế học đường để chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Qua quá trình công tác, bản thân đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, từng bước khắc phục những khó khăn, tồn tại để phát triển công tác y tế trường học tốt hơn. Y tế trường học ngày nay đang được ngành Y tế và Giáo dục quan tâm. Bản thân tôi nhận thấy các nhà quản lý, các cán bộ y tế học đường luôn có ý thức rèn luyện và tận tình với công việc thì chắc chắn việc tạo dựng một nền tảng sức khỏe cho các em học sinh vững bước trên con đường học tập là không khó. Có được sức khỏe tốt giúp các em học tập đạt kết quả cao để sau này trở thành người có ích cho xã hội, là chủ nhân tương lai của đất nước. Muốn công tác Y tế học đường trong nhà trường đạt kết quả tốt, tôi thấy: - Ban giám hiệu cần nhận thức sâu sắc tầm quan trọng về công tác y tế trường học, nhà trường thực hiện đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên. - Ban giám hiệu Nhà trường phải có kế hoạch, biện pháp thích hợp với tình hình thực tế của nhà trường, quan tâm đẩy mạnh công tác y tế học đường trường học, bám sát sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo y tế học đường Quận. - Phối hợp tốt với Trạm Y tế Phường, TTYT Quận để phát hiện và xử lý kịp thời nếu có dịch bùng phát. II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: Để nâng cao sức khỏe cho học sinh tôi xin có một vài ý kiến đề xuất như sau: - Y tế trường học cần tiếp tục được sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường và lãnh đạo cấp trên, đặc biệt là sự chỉ đạo thường xuyên của Ban sức khỏe trường học để giúp cho hoạt động y tế trường học phát triển đi lên. - Có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Đoàn, Đội, giáo viên chủ nhiệm và phòng y tế nhà trường để giúp công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh được thuận lợi hơn. - Tổ chức các buổi họp Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trường học để rút kinh nghiệm, bổ sung những thiếu sót và đề ra các phương pháp thực hiện cụ thể. 21
  12. - Các cấp lãnh đạo tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hơn nữa như: đầu tư, trang bị thêm thiết bị y tế ngày một hiện đại hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm khi quản lí công tác y tế học đường. Tôi mong rằng sẽ được các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp giúp đỡ, nhận xét và bổ sung góp ý thêm để SKKN của tôi thêm hoàn thiện hơn, góp phần cùng giáo viên, nhân viên trong trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 và các năm học tiếp theo để góp một phần nhỏ đưa sự nghiệp giáo dục của Quận Thanh Xuân ngày một đi lên. Thanh Xuân, ngày 10 tháng 3 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là SKKN Người viết của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Phạm thanh Hương 22
  13. Tập huấn kĩ năng phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 23
  14. Tổ chức khám bệnh cho học sinh toàn trường 25
  15. Cô và trò cùng tham gia các trò chơi dân gian 26
  16. Học sinh toàn trường chung tay bảo vệ môi trường 27
  17. Học sinh hào hứng trong các bữa ăn trưa tại trường 28
  18. Nhân viên y tế hướng dẫn cách đo thân nhiệt và vệ sinh cá nhân 29
  19. Đại diện nhà trường chúc mừng nhân viên y tế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 30
  20. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SKKN CẤP TRƯỜNG . ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SKKN CẤP QUẬN . 31