Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ cho học sinh Lớp 1 - Vũ Thị Minh Hồng
Chữ viết là một trong những phát minh gây ấn tượng nhất, là thành tựu đánh dấu sự phát triển của nhân loại.Chữ viết vẫn là người bạn đồng hành thân thiết của con người trong nhiều thế kỷ, không có chữ viết thì không có nền văn minh hiện đại. Việc hình thành và xây dựng những thói quen tốt về chữ viết cho học sinh là một trong những nội dung giáo dục quan trọng. Mặt khác, chữ viết còn thể hiện nền văn hóa, sự tinh hoa của một dân tộc. Ông cha ta từ ngàn xưa đã có truyền thống hiếu học, coi trọng nhân tài, đặc biệt là những người ”Văn hay – Chữ tốt”.
Trong thực tế, đôi khi chỉ qua chữ viết của một người, ta có thể nhận ra một vài nét trong tính cách của họ. Nhưng quan trọng hơn cả là cùng với lời nói, chữ viết là phương tiện giao tiếp của con người. Chữ viết đúng, sạch đẹp, rõ ràng không những giúp người đọc dễ hiểu mà còn tạo thiện cảm với người đọc như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói ”Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình”.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_cho_hoc_sinh.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ cho học sinh Lớp 1 - Vũ Thị Minh Hồng
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC HẠ ĐÌNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số biện pháp rèn chữ cho học sinh lớp 1 Lĩnh vực/Môn : Tiếng Việt Cấp học : Tiểu học Tác giả : Vũ Thị Minh Hồng Đơn vị công tác : Trường tiểu học Hạ Đình Chức vụ : Giáo viên MỤC LỤC 1 / 22
- NỘI DUNG Trang Phần thứ nhất: Đặt vấn đề 1.Lí do chọn đề tài 2 2.Mục đích nghiên cứu 2 3.Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4.Phương pháp nghiên cứu 3 5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 6. Những đóng góp mới của đề tài 3 7.Kết cấu của đề tài 3 Phầnthứ hai: Nội dung 1.Cơ sở lý luận 4 2.Cơ sở thực tiễn 4 3. BiÖn ph¸p rÌn ch÷ ®Ñp 6 Phần thứ ba:Kết luận và khuyến nghị 1.Kết luận 16 2.Khuyến nghị 16 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1)Lí do chọn đề tài 2 / 22
- Chữ viết là một trong những phát minh gây ấn tượng nhất, là thành tựu đánh dấu sự phát triển của nhân loại.Chữ viết vẫn là người bạn đồng hành thân thiết của con người trong nhiều thế kỷ, không có chữ viết thì không có nền văn minh hiện đại. Việc hình thành và xây dựng những thói quen tốt về chữ viết cho học sinh là một trong những nội dung giáo dục quan trọng. Mặt khác, chữ viết còn thể hiện nền văn hóa, sự tinh hoa của một dân tộc. Ông cha ta từ ngàn xưa đã có truyền thống hiếu học, coi trọng nhân tài, đặc biệt là những người ”Văn hay – Chữ tốt”. Trong thực tế, đôi khi chỉ qua chữ viết của một người, ta có thể nhận ra một vài nét trong tính cách của họ. Nhưng quan trọng hơn cả là cùng với lời nói, chữ viết là phương tiện giao tiếp của con người. Chữ viết đúng, sạch đẹp, rõ ràng không những giúp người đọc dễ hiểu mà còn tạo thiện cảm với người đọc như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói ”Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình”. Môn Tiếng Việt lớp 1 là nền móng của bậc Tiểu học. Dạy Tiếng Việt lớp 1 có nhiệm vụ rất lớn lao là trao cho các em cái chìa khóa để vận dụng chữ viết vào học tập và là công cụ để các em sử dụng suốt đời. Đối với học sinh lớp 1 yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong học Tiếng Việt là đọc thông viết thạo mà cần thiết hơn cả là chất lượng chữ viết. Hiện nay chất lượng chữ viết của học sinh không chỉ trong nhà trường mà ngay trong từng gia đình và toàn xã hội quan tâm. Chính vì thế chữ viết của học sinh ở bậc Tiểu học đã và đang được quan tâm hàng đầu. Nhưng do trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, chữ viết có nhiều thay đổi và một số phụ huynh chưa quan tâm đến sự thay đổi đó nên thường hình thành cho trẻ thói quen viết tự do, không đúng quy định nên rất khó uốn nắn. Là giáo viên dạy Tiểu học lại rất tâm đắc với lớp Một, tôi thiết nghĩ việc rèn chữ viết cho học sinh là một việc làm vô cùng cần thiết. Để rèn cho học sinh có thói quen giữ vở sạch, viết chữ đẹp thì người giáo viên phải đầu tư khá nhiều công sức và thời gian, đó cũng là một thử thách lòng kiên nhẫn của người giáo viên. Từ nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của chữ viết, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài :”Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” với mong muốn góp thêm một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. Đề tài này, được áp dụng vào đối tượng học sinh lớp 1A3 Trường Tiểu học Hạ Đình năm học 2019 – 2020. 2)Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, triển khai, áp dụng việc rèn chữ viết với học sinh lớp 1. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chữ viết học sinh tiểu học nói chung, cũng như học sinh lớp 1 nói riêng.Từng bước góp phần đưa phong trào Vở sạch – chữ đẹp” của trường ngày càng có hiệu quả cao, đáp ứng lòng mong mỏi của học sinh, giáo viên, các bậc phụ huynh và toàn thể xã hội. 3) Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài này thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu thực tế việc rèn chữ viết của học sinh lớp 1 trường Tiểu học Hạ Đình. 3 / 22
- - Tìm ra kinh nghiệm rèn chữ viết đẹp cho học sinh. - Rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng đạt hiệu quả trong giảng dạy. 4) Phương pháp nghiên cứu - Đọc các tài liệu,sách báo có liên quan đến đề tài. - Sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp trực quan, Phương pháp đàm thoại gợi mở , Phương pháp luyện tập thực hành. 5) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 1A3 và khối lớp 1 trường Tiểu học Hạ Đình. - Phạm vi nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019. 6) Những đóng góp mới của đề tài Qua quá trình thực tế giảng dạy trong năm học vừa qua, tôi thấy có một số đóng góp mới như sau: - Đối với giáo viên: Cần nhận thức sâu sắc hơn về việc rèn luyện chữ viết cho học sinh, có kế hoạch phân loại chữ viết cho học sinh ngay từ đầu năm học, xây dựng các phương pháp luyện chữ viết cho từng đối tượng học sinh để ngày càng nâng cao chất lượng chữ viết cho các em. - Thường xuyên quan tâm giáo duc ý thức rèn chữ viết đẹp cho các em, bồi dưỡng cho các em lòng say mê và tinh thần rèn viết chữ đẹp để từ đó làm cơ sở học tốt các môn học khác. - Góp phần nâng cao ý thức rèn luyện viết chữ đẹp trong cả đội ngũ giáo viên và học sinh, tạo niềm tin yêu quý trọng chữ Việt của chúng ta. 7)Kết cấu của đề tài Gồm 4 phần: Phần thứ nhất: Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6. Những đóng góp mới của đề tài 7. Kết cấu của đề tài Phầnthứ hai: Nội dung nghiên cứu 1.Cơ sở lý luận 2.Cơ sở thực tiễn 3. BiÖn ph¸p rÌn ch÷ ®Ñp Phần thứ ba:Kết luận và khuyền nghị 1. Kết luận 2. Khuyến nghị 4 / 22
- Ví dụ 2: Điểm đặt bút không nằm trên đường kẻ ngang. a.2- Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. Ví dụ: a.3- Tọa độ điểm đặt hoặc dừng bút: Về cơ bản, tọa độ này thống nhất ở vị trí 1/3 đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang. Ví dụ: 8 / 22
- a.4- Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau. a.5- Kỹ thuật lia bút: Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) không chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng). Thao tác đưa bút trên không gọi là lia bút. a.6- Kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau. b) N¾m ch¾c cấu tạo của chữ cái Tiếng Việt: Kí hiệu ngôn ngữ do các chất liệu âm thanh hoặc nét đồ họa thể hiện. Chữ viết được xây dựng trên cơ sở của hệ thống kí tự đã được chuẩn hóa. Những đặc điểm cấu tạo chữ viết là những yếu tố cần và đủ để phân biệt các chữ cái khi thể hiện ngôn ngữ viết. Những yếu tố cấu tạo chữ viết này chính là hệ thống các nét chữ. Yêu cầu về hệ thống nét: Việc xác định hệ thống các nét chữ được phân tích trên cơ sở số lượng nét càng ít càng tốt để dễ dạy, dễ học. Đồng thời hệ thống nét đó lại phản ánh toàn bộ hệ thống chữ cái và chữ số Tiếng Việt. Do đó, cần quan niệm hệ thống nét cơ bản cấu tạo chữ cái Tiếng Việt gồm hai loại: * Nét thẳng: thẳng đứng, nét ngang, nét xiên. * Nét cong: cong hở, cong kín. Tuy nhiên, hệ thống chữ La tinh ghi âm vị Tiếng Việt ngoài các nét cơ bản trong cấu tạo chữ viết còn có các nét dư. Những nét dư thừa này có chức năng tạo sự liên kết giữa các nét trong từng chữ cái và giữa các chữ cái với nhau. Việc cải tiến chữ cái bằng cách lược bỏ những nét dư thừa đã làm mờ sự khu biệt cần thiết giữa các chữ cái và gây trở ngại trong giao tiếp, mặt khác cách làm này cho chữ viết tay không liền mạch, không đẹp và tốc độ viết chậm. * Nét phối hợp:Trên cơ sở lấy nét chữ cơ bản làm nền, tính từ điểm xuất phát kéo dài nét đó cho đến khi không thể và không cần thiết kéo dài được nữa (đến đây đã đủ nét và nếu cứ tiếp tục kéo dài sẽ trùng với nét khác hoặc dư thừa nét) thì chấm dứt. Loại nét này gọi là nét phối hợp. Nhờ cách quan niệm như vậy, các nét cấu tạo chữ cái không bị cắt vụn. Chẳng hạn, với chữ cái “a” thông thường có thể phân thành 3 nét: nét cong trái, nét thẳng đứng và nét cong phải nhưng khi viết, thông thường người viết kéo dài nét thẳng đứng cho đến khi kết thúc nét, lúc đó ta được nét móc phải (là sự kết hợp giữa nét thẳng đứng và nét cong). Vì vậy, ta chọn lối phân tích chữ “a” thành 2 nét: nét cong kín và nét móc phải. Với cách xác định chữ như trên, việc phân tích các chữ trở nên gọn và dễ hiểu. Cách sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự vào cùng bài dạy xuất phát từ quan niệm muốn dùng thao tác tương đồng để dạy chữ cái và dạy viết theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp xét về cấu tạo nét chữ. 9 / 22
- Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x. Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc nét thẳng): a, ă, â, d, đ, g. Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n. Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g. Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt: r,v,s Về cơ bản, cách sắp xếp này cũng theo sát các nhóm bài luyện tập viết trong vở. 3.2)N¾m ch¾c vµ vËn dông linh ho¹t mét sè ph¬ng ph¸p dạy tập viết 1) Phương pháp trực quan: Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng. Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu hắt, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu Tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu quy định, rõ ràng và đẹp. Chữ mẫu có tác dụng: - Chữ mẫu phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng và các nét chữ cơ bản, cấu tạo chữ cái cần viết trong bài học. - Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự các nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong 1 chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh. - Chữ của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được quan sát như một loại chữ mẫu, vì thế giáo viên cần ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng. Ngoài ra, để việc dạy chữ không đơn điệu, giáo viên cần coi trọng việc xử lý quan hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết. Do đó trong tiến trình dạy tập viết, nhất là những âm mà địa phương hay lẫn, giáo viên cần đọc mẫu. Việc viết đúng củng cố việc đọc đúng và đọc đúng đóng góp vai trò quan trọng để đảm bảo viết đúng. 2) Phương pháp đàm thoại gợi mở: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đã phân tích. Ví dụ: Khi dạy chữ a, giáo viên có thể đặt câu hỏi: chữ a gồm có bao nhiêu nét? là những nét nào? chữ a cao mấy ô? độ rộng của chữ là bao nhiêu? 10 / 22
- Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em. Vai trò của giáo viên ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết ở phần sau. 3) Phương pháp luyện tập: Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở các phân môn của bộ môn Tiếng Việt và các môn học khác. Khi học sinh luyện tập chữ viết, giáo viên cần luôn luôn uốn nắn cách ngồi viết. Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau: Tập viết chữ (Chữ cái, chữ số, từ ngữ, câu) trên bảng lớp. Hình thức tập viết trên bảng có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bước đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này dùng để kiểm tra bài cũ hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp. Từ đó, giáo viên phát hiện những chỗ sai của học sinh để uốn nắn (sai về kích cỡ, hình dáng, thứ tự các nét viết). Tập viết chữ vào bảng con của học sinh: Học sinh luyện tập viết bằng phấn (hoặc bút bảng) vào bảng con trước khi viết vào vở. Học sinh có thể viết chữ cái, vần, chữ khó vào bảng. Khi sử dụng bảng, giáo viên phải hướng dẫn học sinh cả cách lau bảng, cách giơ bảng, cách sử dụng và bảo quản phấn Luyện viết trong vở: Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài (chữ mẫu, các dấu chỉ khoảng cách giữa các chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét ) giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết. Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng ở tất cả các môn học là cần thiết. Có như thế, việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên. Việc làm này yêu cầu người giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề - mến trẻ. 4) Rèn nếp viết chữ rõ ràng sạch đẹp. Chất lượng về chữ viết của học sinh không chỉ phụ thuộc vào điều kiện chủ quan (năng lực cá nhân, sự luyện tập kiên trì, trình độ sư phạm của giáo viên ) mà còn có sự tác động của những yếu tố khách quan (điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học Tập viết). Do vậy, muốn rèn cho học sinh nếp viết rõ ràng, sạch đẹp, giáo viên cần quan tâm hướng dẫn, nhắc nhở các em thường xuyên về các mặt chủ yếu dưới đây: a. Bảng con, phấn trắng (hoặc bút dạ), khăn lau. Bảng con màu đen, bề mặt có độ nhám vừa phải, dòng kẻ ô rõ ràng, đều đặn (thể hiện được 4 dòng) tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết phấn. Phấn trắng có chất liệu tốt làm nổi rõ hình chữ trên bảng. Bút dạ viết trên bảng phoóc trắng có dòng kẻ, cầm vừa tay, đầu viết nhỏ, ra mực đều mới viết được dễ dàng. 11 / 22
- Khăn lau sạch sẽ, có độ ẩm vừa phải, giúp cho việc xoá bảng vừa đảm bảo vệ sinh, vừa không ảnh hưởng đến chữ viết. Thông qua việc thực hành luyện viết của học sinh trên bảng con, giáo viên nhanh chóng nắm được những thông tin phản hồi trong quá trình dạy học để kịp thời xử lí, tác động nhằm đạt được mục đích dạy học đề ra. Để việc sử dụng các đồ dùng học tập nói trên trong giờ Tập viết đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện một số điểm sau: - Chuẩn bị bảng con, phấn, khăn lau đúng qui định: + Bảng con có dòng kẻ đồng dạng với dòng kẻ li trong vở tập viết. + Phấn viết có độ dài vừa phải. + Khăn lau sạch. - Sử dụng bảng con hợp lí và đảm bảo vệ sinh: + Ngồi viết đúng tư thế. + Cầm và điều khiển viên phấn đúng cách. + Viết xong cần kiểm tra lại. Tự nhận xét và bổ sung chỗ còn thiếu, giơ bảng ngay ngắn để giáo viên kiểm tra nhận xét. + Đọc lại chữ đã viết trước khi xoá bảng. b)Vở tập viết, bút chì, bút mực: Vở tập viết lớp 1 cần được giữ gìn sạch sẽ, không để quăn góc hoặc giây bẩn. Bút chì dùng ở 3 tuần đầu lớp 1 cần được bọc cho cẩn thận, đầu chì không nhọn quá hay dày quá để dễ viết rõ nét chữ. Riêng về bút mực, trước đây đòi hỏi học sinh hoàn toàn sử dụng loại bút có quản, ngòi bút nhọn đầu để viết được nét thanh nét đậm. Từ khi loại bút bi được sử dụng phổ biến thay thế cho bút chấm mực, việc học tập viết của học sinh có phần tiện lợi (viết nhanh, đỡ giây mực ) song chất lượng chữ viết có phần giảm sút. 5) Thực hiện đúng qui định khi viết chữ: 12 / 22
- * Tư thế ngồi viết: Tư thế lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở 25 – 30cm; nên cầm bút tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không bị xê dịch; hai chân để song song, thoải mái. * Cách cầm bút: Học sinh cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) với độ chắc vừa phải (không cầm bút chặt quá hay lỏng quá): khi viết, dùng ba ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng, từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo, mềm mại, thoải mái. * Cách để vở, xê dịch vở khi viết: Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Khi viết độ nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 13 / 22
- 90 độ. Như vậy, dù viết theo kiểu chữ đứng hay kiểu chữ nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt (chỉ khác nhau về cách để vở). * Cách trình bày bài: Học sinh nhìn và viết đúng theo mẫu trong vở tập viết; viết theo yêu cầu được giáo viên hướng dẫn tránh viết dở dang chữ ghi tiếng hoặc viết chòi ra mép vở không có dòng kẻ li; khi viết sai chữ, không được tẩy xoá mà cần để cách một khoảng ngắn rồi viết lại. 3.3)Đổi mới phương pháp dạy học Muốn cải tiến quy trình dạy tập viết, điều không thể thiếu được là phải đổi mới phương pháp dạy học, tiết tập viết càng cần phải tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức (tự quan sát, nhận xét, ghi nhớ), tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Có thể thực hiện những yêu cầu trên theo quy trình tiết tập viết như sau: *(A) Kiểm tra (hoặc nhận xét bài cũ) - Kiểm tra học sinh viết bảng con (1 - 2 em viết bảng lớp) chữ cái và từ ứng dụng ngắn gọn ở bài trước. Sau ®ã, giáo viên gợi ý để học sinh tự sửa chữ đã viết trên bảng con và giơ bảng cho giáo viên kiểm tra, uốn nắn thêm (chú ý động viên kịp thời những học sinh viết đẹp). *(B) Bài mới: 1- Giới thiệu bài: - Nêu nội dung và yêu cầu tiết dạy. 2- Hướng dẫn học sinh viết chữ: - Giáo viên đưa chữ mẫu cho học sinh quan sát. - Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận biết, so sánh. - Giáo viên hướng dẫn quy trình viết chữ: 14 / 22
- + Sử dụng chữ mẫu để học sinh quan sát. + Viết mẫu trên khung chữ thật thong thả cho học sinh theo dõi (ghi nhớ thứ tự các nét). + Viết mẫu trên dòng kẻ ở bảng lớp (hoặc trên bảng con) để học sinh nắm vững quy trình viết chữ c¸i. Giáo viên viết mẫu sau đó dùng que chỉ lại để mô tả quy trình. - Học sinh tập viết trên bảng con, giơ bảng để giáo viên kiểm tra uốn nắn, nhận xét kết quả (chú ý về hình dáng, quy trình). 3- Hướng dẫn học sinh viết ứng dụng: - Giáo viên giới thiệu nội dung viết ứng dụng và viết nội dung từ ứng dụng; sau đó gợi ý học sinh hiểu ý nghĩa từ ứng dụng sẽ viết. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về cách viết ứng dụng (chú ý đến các điểm quan trọng: độ cao các chữ cái, quy trình viết liền mạch - nối chữ, khoảng cách giữa các chữ cái, đặt dấu ghi thanh ). - Giáo viên viết mẫu minh họa cách nối chữ (do giáo viên xác định trọng tâm ở bài dạy), học sinh theo dõi. - Học sinh tập viết theo trọng tâm nối chữ do giáo viên chọn (chữ ghi tiếng - từ có thao tác nối). Giáo viên theo dõi, kiểm tra, uốn nắn và nhận xét. 4- Học sinh thực hành luyện viết trong giờ tập viết: - Giáo viên nêu yêu cầu và nội dung luyện viết trong vở - Học sinh luyện viết trong vở. Giáo viên theo dõi uốn nắn về cả cách viết và tư thế ngồi viết (chú ý giúp đỡ học sinh yếu kém). 5- Nhận xét, đánh giá bài tập viết của học sinh: - Giáo viên nhận xét, đánh giá bài cho học sinh đã viết xong ở lớp - Nhận xét kết quả bài, khen ngợi những bài đạt kết quả tốt. Nếu bài học dài, giáo viên có thể chọn dạy một nội dung tiêu biểu và học sinh luyện tập theo nội dung tương ứng. 15 / 22
- KÕt qu¶ cô thÓ N¨m häc 2019- 2020, nhê vËn dông linh ho¹t “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” mµ líp 1A3 - do t«i chñ nhiÖm ®· ®¹t ®îc nh÷ng kÕt qu¶ sau: - Líp ®¹t Vë s¹ch - Ch÷ ®Ñp. TØ lÖ xÕp lo¹i A Vë s¹ch - Ch÷ ®Ñp t¨ng dÇn theo tõng th¸ng. ChÊt lîng cô thÓ nh sau: Xếp loại A B C Giai đoạn Tháng 9 30 % 70 % 0 Tháng 10 47 % 53 % 0 Tháng 11 54 % 46 % 0 Tháng 12 60 % 40 % 0 Cuối học kỳ I 80 % 20 % 0 Tháng 1 82% 18% 0 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Cuối học kỳ II Nhờ viết chữ tiến bộ nên đã góp phần nâng cao kết quả bài kiểm tra môn Tiếng Việt. Chất lượng cụ thể như sau: Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Giai đoạn Cuối học kỳ I 76 % 22% 2 % 0% Cuối học kỳ II 16 / 22
- PHÇn THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1) KÕt luËn: Qua một thời gian áp dụng, tôi thấy học sinh lớp mình chủ nhiệm có những chuyển biến rõ rệt về chữ viết. Viết chữ nắn nót, cẩn thận đã dần trở thành thói quen của học sinh. Các em luôn tự giác trong học tập, sách vở luôn giữ sạch đẹp. Phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp” của lớp luôn được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. Vở viết của học sinh đảm bảo chất lượng, chữ viết đúng mẫu, tốc độ viết đúng quy định. Bản thân giáo viên khi dạy cũng thấy hứng thú, say sưa nâng cao chất lượng giờ dạy tốt hơn. 2) KhuyÕn nghÞ: Trong quá trình dạy học sinh tôi nhận thấy còn một vài bất cập sau đây: - Nên điều chỉnh lại nội dung vở tập viết sao cho phù hợp với chương trình mà Bộ giáo dục quy định. - Nâng cao chất lượng vở tập viết( giấy quá mỏng, học sinh viết bị nhòe) - MÉu ch÷ vµ ®iÓm ®Æt bót cÇn chÝnh x¸c h¬n. - Vở tập viết nên in trên giấy có dòng kẻ giống như vở ô li để học sinh viết chuẩn hơn . - Hiện nay có vở ô li có mẫu chữ sẵn rất phù hợp với yêu cầu rèn chữ viết cho học sinh nhưng cần cải tiến thêm : nên có 3-4 dòng chữ để học sinh tô sau đó các em viết tiếp xuống dưới ( đối với chữ nhỏ việc làm này sẽ rất hiệu quả vì các em sẽ xác định được rõ độ rộng, hẹp, độ cao của từng chữ ). - Cần có quy định cụ thể về thời gian cho học sinh chuyển sang viết cỡ chữ nhỏ để đảm bảo chất lượng chữ viết khi chuyển sang viết chính tả. Chỉ nên cho học sinh viết cỡ chữ nhỡ hết học kì I, học kì II nên cho các em chuyển viết chữ nhỏ và tô chữ hoa. Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi để nâng cao chất lượng “Vở sạch - Ch÷ đẹp” cña HS líp 1 nãi chung vµ của lớp t«i nãi riªng. Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả trong phong trào “Rèn chữ - Giữ vở”, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp./. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ T«i xin cam ®oan ®©y lµ SKKN cña m×nh, kh«ng sao chÐp néi dung cña ngêi kh¸c Ngêi viÕt Vũ Thị Minh Hồng 17 / 22
- 18 / 22
- 19 / 22
- 20 / 22
- Tµi liÖu tham kh¶o 1- LuËt gi¸o dôc – Nhµ xuÊt b¶n Gi¸o dôc 1999. 2- S¸ch gi¸o viªn TiÕng ViÖt líp 1 ( tËp 1 vµ tËp 2). 3- S¸ch TËp viÕt líp 1 ( tËp 1 vµ tËp 2). 4- D¹y vµ häc TËp viÕt ë TiÓu häc. 21 / 22
- ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SKKN CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SKKN CẤP QUẬN 22 / 22