SKKN Giúp học sinh nắm vững biện pháp so sánh trong Luyện từ và câu Lớp 3 - Đàm Thị Ánh Tuyết

 Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.. Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội , văn hoá giáo dục, thành tựu khoa học đều có liên quan đến việc dạy Tiếng Việt mà trong đó biện pháp so sánh góp một phần không nhỏ để làm nên điều đó .

 Mặt khác, so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Có ai sinh ra mà không biết rằng: 

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

         Chỉ cần sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao trên , tâm tư tình cảm của con người sẽ được bộc lộ  một cách kín đáo và tế nhị. Nó gởi gắm vào đó cả một niềm tâm sự thầm kín. Như vậy đối với tác phẩm văn học nói chung, so sánh mang chức năng nhận thức và biểu cảm.

doc 24 trang Thu Yến 18/12/2023 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giúp học sinh nắm vững biện pháp so sánh trong Luyện từ và câu Lớp 3 - Đàm Thị Ánh Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_giup_hoc_sinh_nam_vung_bien_phap_so_sanh_trong_luyen_tu.doc

Nội dung text: SKKN Giúp học sinh nắm vững biện pháp so sánh trong Luyện từ và câu Lớp 3 - Đàm Thị Ánh Tuyết

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH XUÂN – HÀ NỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG S¸ng kiÕn kinh nghiÖm GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG BIỆN PHÁP SO SÁNH TRONG LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3 MÔN: TIẾNG VIỆT Tên tác giả: Đàm Thị Ánh Tuyết Giáo viên chủ nhiệm: Lớp 3A4 Năm học: 2011 – 2012
  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội , văn hoá giáo dục, thành tựu khoa học đều có liên quan đến việc dạy Tiếng Việt mà trong đó biện pháp so sánh góp một phần không nhỏ để làm nên điều đó . Mặt khác, so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Có ai sinh ra mà không biết rằng: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Chỉ cần sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao trên , tâm tư tình cảm của con người sẽ được bộc lộ một cách kín đáo và tế nhị. Nó gởi gắm vào đó cả một niềm tâm sự thầm kín. Như vậy đối với tác phẩm văn học nói chung, so sánh mang chức năng nhận thức và biểu cảm. Nhờ những hình ảnh bóng bẩy, ước lệ, dùng cái này để đối chiếu cái kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử dụng phổ biến trong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. So sánh tu từ giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý Tiếng Việt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh. Biện pháp nghệ thuật so sánh đã chính thức đưa vào phân môn Luyện từ và câu lớp 3. Điều đó cũng khẳng định vai trò trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc hình thành cho học sinh kĩ năng nhận biết và sử dụng. Giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện để học sinh phát triển một cách toàn diện đồng thời giúp giáo viên có được các phương pháp rèn luyện học sinh về kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của phân môn tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài ''Giúp học sinh nắm vững biện pháp so sánh trong luyện từ và câu lớp 3 ''. 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Đề tài ''Giúp học sinh nắm vững biện pháp so sánh trong luyện từ và câu lớp 3 '' nhằm giúp học sinh lớp 3 nắm vững về biện pháp so sánh, từ đó biết sử dụng biện pháp so sánh vào viết câu văn, bài văn làm cho câu văn sinh động, gợi cảm, giàu hình ảnh. 1
  3. 3. Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi đã nghiên cứu qua đối tượng học sinh lớp 3A4 – Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung với mục đích nâng cao hiệu quả giờ học góp phần khắc sâu kiến thức cho học sinh. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp tích hợp - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp điều tra 2
  4. B. NỘI DUNG 1. Những vấn đề lí luận làm cơ sở cho đề tài a) Môn Tiếng Việt là một môn học xã hội. Ngoài việc cung cấp những hiểu biết về cuộc sống, về mối quan hệ xã hội, môn Tiếng Việt còn cung cấp những kiến thức cơ bản để hình thành những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt như: nghe, nói, đọc viết một cách thành thạo. Dạy Luyện từ và câu là cung cấp cho học sinh một số kiến thức về từ ngữ, hướng dẫn các em đặt câu, viết đoạn văn. Trong chương trình lớp 1, tuy không có phân môn Luyện từ và câu riêng nhưng thực chất các em được học luyện từ và câu qua các bài học vần( Học kì I), các bài tập đọc ( Học kì II) với các yêu cầu: tìm từ có chứa tiếng, nói câu có các từ, ghi lại hoạt động của người trong tranh bằng 1 câu, .Ở lớp 2 phân môn luyện từ và câu đã được dạy thành các tiết học theo các chủ điểm nhưng ở mức độ đơn giản. Ở lớp 3, yêu cầu có cao hơn, các em phải sử dụng từ đúng, nói và viết thành câu và đòi hỏi luôn có ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa. Câu và từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên văn bản. Các em có nói, viết đúng câu văn thì bài văn mới hay, hấp dẫn người đọc. Để học sinh tự mình viết được câu văn hay quả là một việc làm khó mà đòi hỏi phải có sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy, “Giúp học sinh nắm vững biện pháp so sánh trong luyện từ và câu lớp 3” có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. b. Nh÷ng kiÕn thøc vµ kÜ n¨ng vÒ biÖn ph¸p so s¸nh häc sinh ®­îc häc ë ph©n m«n LuyÖn tõ vµ c©u líp 3. Néi dung “so s¸nh” lµ néi dung hoµn toµn míi trong ch­¬ng tr×nh TiÕng ViÖt 3. Néi dung nµy ®­îc ®­a vµo d¹y trong ch­¬ng tr×nh LuyÖn tõ vµ c©u – mét ph©n m«n ®­îc x©y dùng trªn c¬ së hai ph©n m«n Tõ ng÷ vµ ng÷ ph¸p cña ch­¬ng tr×nh c¶i c¸ch gi¸o dôc. C¸c bµi d¹y vÒ so s¸nh ®­îc ®Ò cËp ®Õn trong 8 tiÕt cña ch­¬ng tr×nh ph©n m«n LuyÖn tõ vµ c©u líp 3. Theo ch­¬ng tr×nh nµy th× so s¸nh kh«ng ®­a vµo d¹y d­íi d¹ng cung cÊp nh÷ng kh¸i niÖm lÝ thuyÕt mµ tÊt c¶ c¸c néi dung vÒ so s¸nh ®Òu ®­îc d¹y th«ng qua c¸c bµi tËp chñ yÕu nh­ sau: +D¹ng bµi tËp nhËn diÖn (chiÕm 87,5%) + D¹ng bµi tËp t¸i t¹o (chiÕm 6,25%) + D¹ng bµi tËp s¸ng t¹o ( chiÕm 6,25%) B»ng hÖ thèng trªn, SGK truyÒn thô cho häc sinh c¸c kiÕn thøc sau: -TiÕt 1: CÊu t¹o vµ ®Æc ®iÓm cña biÖn ph¸p so s¸nh. - TiÕt 2: Kh¸i niÖm so s¸nh. Tõ chØ quan hÖ so s¸nh. - TiÕt 3: ¤n l¹i c¸c kiÕn thøc vÒ h×nh ¶nh so s¸nh, tõ chØ quan hÖ so s¸nh. C¸c kiÓu so s¸nh: so s¸nh ngang b»ng, so s¸nh h¬n, so s¸nh kÐm. - TiÕt 4: NhËn diÖn h×nh ¶nh so s¸nh. NhËn thøc vÒ vai trß còng nh­ t¸c dông cña biÖn ph¸p so s¸nh. - TiÕt 5,6: Më réng vÒ c¸c sù vËt ®em ra ®Ó so s¸nh víi nhau. 3
  5. - Trời mùa đông lạnh như cái tủ ướp lạnh - Trời mùa hè nóng như bếp lửa lò nung Trong câu : Mẹ tôi là giáo viên ( từ là có tác dụng giới thiệu. Trong trường hợp này , học sinh phải hiểu nghĩa của từ và của câu ) b Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người. Dạng cuả mô hình so sánh này là: *Dạng A như B: + A có thể là con người. + B sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh. Ví dụ: Bài tập 1/trang58: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây: "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" (Hồ Chí Minh) "Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng". (Võ Thanh An) Với dạng bài tập này học sinh sẽ dễ dàng tìm sự vật so sánh với con người nhưng các em chưa giải thích được"Vì sao?". Chính vì thế điều đó giáo viên giúp học sinh tìm được đặc điểm chung của sự vật và con người, chẳng hạn: "Trẻ em" giống như "búp trên cành". Vì đều là những sự vật còn tươi non đang phát triển đầy sức sống non tơ, chứa chan niềm hy vọng. "Bà" sống đã lâu, tuổi đã cao giống như "quả ngọt chín rồi" đều phát triển đến độ già giặn có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng. * Dạng A là B: Ví dụ : Bài tập 1/ trang 42,43( phương pháp dạy như mô hình 1) "Ông là buổi trời chiều Svật 1 (người) Svật 2(Svật ) Cháu là ngày rạng sáng" Svật 2( người ) Svật 2( Svật ) * Dạng A chẳng bằng B: Ví dụ: Bài tập 1c/trang 43 : Tìm các hình ảnh so sánh trong câu : Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn 10
  6. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Trần Quốc Minh Dạng bài tập này chỉ cần học sinh thực hiện được hai yêu cầu : - Xác định sự vật so sánh ( ngôi sao - mẹ ) , ( mẹ - ngọn gió ) - Xác định từ so sánh ( Chẳng bằng , là ) Xác định được hai yêu cầu trên là học sinh đã xác định được hình ảnh so sánh . c) Mô hình 3:So sánh: Hoạt động - Hoạt động. Mô hình này có dạng như sau: + A x B. + A như B. * Ví dụbài tập 2 /trang 98: Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau: + "Con trâu đen lông mượt Cái sừng nó vênh vênh Nó cao lớn lênh khênh Chân đi như đạp đất" (Trần Đăng Khoa) + "Cau cao, cao mãi Tàu vươn giữa trời Như tay ai vẫy Hứng làn mưa rơi" (Ngô Viết Dinh) Dạng bài này giáo viên giúp học sinh nắm chắc được từ chỉ hoạt động, từ đó học sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau. Chẳng hạn: + Hoạt động "đi" so sánh với hoạt động "đập đất" qua từ "như". + Hoạt động “ Vươn” của tàu lá dừa giống hoạt động “ vẫy” tay của con người d) Mô hình 4:So sánh: Âm thanh - Âm thanh: Mô hình này có dạng sau: A như B: + A là âm thanh thứ 1. + B là âm thanh thứ 2. Ví dụ: (Bài tập 2 trang117): Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ văn dưới đây: Với dạng bài tập này giáo viên giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ nhất và âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ "như". Chẳng hạn: 11
  7. + "Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai" (Nguyễn Trãi) Âm thanh của "Tiếng suối" được so sánh với âm thanh của "Tiếng đàn cầm" qua từ "như". 3. 3. 2 Dạng 2 : Bài tập sáng tạo Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh . Dạng bài tập này có tính tư duy, sáng tạo cao hơn.Tuy nhiên, dạng bài tập này trong SGK rất ít . Nó tập trung ở cuối chương trình HKI gồm 2 bài tập . a) Nhìn tranh tạo hình ảnh so sánh Tương tự Bài tập 3/SGKtrang126: Ta có thể đưa ra bài tập sau : Ví dụ : Quan sát từng cặp tranh rồi viết các câu có hình ảnh so sánh - Xe ô tô lao nhanh như tên bắn . - Bóng đèn điện toả sáng như mặt trăng. - Cây thông cao như ngọn tháp . - Nụ cười của cô ấy xinh như hoa hồng . - Thỏ thì hiền hơn báo. b) Dạng bài tập điền khuyết : Ví dụ : Bài tập 4 / SGKtrang 126: Tìm những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống : 12
  8. - Công cha nghĩa mẹ được so sánh như , như - Trời mưa, đường đất sét trơn như - Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như Ở mỗi câu , giáo viên nên để học sinh xác định sự vật đã cho để cho học sinh có thể tìm nhiều từ cần điền . Đáp án tham khảo: - như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy, như sông như biển - như bôi mỡ, xà phòng, đổ dầu - núi ,những ngọn tháp Để giúp các em nắm vững kiến thức hơn, trong giờ HDH giáo viên có thể đưa ra dạng bài tập sau: c) Bài tập phát triển ý, tạo hình ảnh so sánh Bài 1: Dựa vào các từ ngữ cho dưới đây, hãy tạo thành những câu văn có hình ảnh so sánh: - Quả táo, trên cây, chín đỏ. - Hoa hồng, xinh xắn. - Chú gà con, bộ lông vàng. Đáp án tham khảo: - Những quả táo lủng lẳng trên cây chín đỏ tựa như những chiếc đèn lồng sáng rực trong lâu đài lá. + Những quả táo chín đỏ lủng lẳng trên cây như những bé mặt trời tí hon. - Bông hoa hồng xinh xắn như một nàng thiếu nữ giữa vườn hoa xuân tươi thắm. + Bông hoa hồng xinh xắn như một nàng công chúa kiều diễm đứng giữa vườn hoa xuân. - Chú gà con có bộ lông vàng óng mượt như tơ. + Chú gà con khoác trên mình bộ lông vàng óng mượt như tơ. Bài 2: Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động gợi cảm bằng cách sử dụng biện pháp so sánh: - Mắt mèo đen tròn. - Xuân về, cây bàng có những lộc non trên cành. - Chiếc cặp có hai mắt khoá. Đáp án tham khảo: - Mắt mèo đen tròn, long lanh như hai hòn ngọc. + Đôi mắt mèo đen tròn, sáng như hòn bi ve, thể hiện sự thông minh, tinh nghịch. 13
  9. + Đôi mắt mèo đen tròn, trong veo như thuỷ tinh. - Xuân về, cây bàng có những lộc non trên cành như những ngọn nến trong xanh. + Xuân về, trên cành cây bàng lên những lộc non như bầy chim vỗ cánh. - Chiếc cặp sách có hai mặt khoá như hai con mắt mạ kền sáng long lanh. + Chiếc cặp sách có hai mắt khoá trông như hai con mắt sáng long lanh. Các bài tập mang tính sáng tạo này rất ít nên trong quá trình dạy , nhất là các tiết Tiếng Việt (Tăng cường) Giáo viên nên đưa thêm những bài tập tương tự hai dạng trên để học sinh khắc sâu kiến thức . Ngoài các mô hình so sánh trên học sinh còn được làm quen với kiểu so sánh: Ngang bằng và hơn kém. Kiểu so sánh này thường gặp các từ sơ sánh như : Tựa, giống , giống như , không thua, không khác. ( So sánh bằng ) và các từ hơn ,kém, thua , chẳng bằng ( so sánh hơn kém ). 3 .4 Trò chơi học tập : Để giờ học bớt căng thẳng, học sinh có hứng thú học tập, tôi đã đưa ra một số trò chơi học tập. Đây là hình thức hấp dẫn nhất trong đó chơi là phương tiện , học là mục đích . Thông qua hình thức chơi mà học ,học sinh sẽ được hoạt động , tự củng cố kiến thức .Tuy nhiên, muốn tổ chức trò chơi có hiệu quả , cần xác định mục đích của trò chơi, hình thức chơi cũng phải đa dạng, cách chơi cần phải đơn giản, dễ hiểu. a. Trò chơi ghép nối: * Mục đích: Củng cố những kiến thức đã học, tạo điều kiện để các em được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế nói năng. * Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị sẵn những băng chữ ghi 1 vế của các câu văn, câu thơ chứa hình ảnh so sánh (mỗi lần chơi khoảng 10 câu/1đội), bảng từ để học sinh gắn các vế câu lên bảng. - Ví dụ: Tiếng ve đồng loạt cất lên như một dàn đồng ca. Tóc bà trắng như bông. Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo. Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như cánh diều. Mặt trời nhô lên đỏ rực như hòn lửa. Xe cộ chạy nhanh vun vút như tên bắn trên con đường nhựa. Hoa xoan nở từng chùm như những chùm sao. Sương sớm long lanh như những hạt ngọc. Nước cam vàng như nắng. Hoa phượng nở như những ngọn lửa hồng tươi. 14
  10. - Trộn lẫn các vế câu so sánh với nhau, chia thành 2 phần, mỗi phần đều có số lượng như nhau. * Luật chơi: Giáo viên cử hai đội chơi, mỗi đội có 5-6 em có học lực ngang nhau, sau khi giáo viên hô "bắt đầu", hai đội dời vị trí của mình lên bảng lựa chọn những vế câu ghép lại thành những câu văn chứa hình ảnh so sánh gắn lên bảng. Trong thời gian 5 phút đội nào ghép được nhiều câu có hình ảnh so sánh đội đó sẽ thắng cuộc. b. Trò chơi "Ai tài đối đáp": * Mục đích: Giúp học sinh được rèn luyện thực hành so sánh trong nói năng, tạo cho các em có một thói quen sử dụng so sánh trong khi nói và viết. * Luật chơi: Mỗi đội cử ra 5 học sinh, đứng làm hai hàng đối diện nhau, một đội nêu một vế của phép so sánh, đội kia trong vòng 1 phút phải nói ngay được vế 2 điền hình ảnh so sánh vào để tạo câu có hình ảnh so sánh, xong tiếp tục đến đội kia nêu 1 vế và đội này lại có nhiệm vụ tạo nên hình ảnh so sánh mà đội bạn vừa nêu. Trong vòng 7 phút đội nào tạo được nhiều hình ảnh so sánh, đội đó sẽ thắng. Lưu ý: - Các đội được nêu số lần câu hỏi như nhau. - Đội nào nêu câu hỏi, nếu đội bạn không trả lời được, đội đó phải đưa ra đáp án. - Giáo viên và học sinh còn lại của lớp làm trọng tài, khi đội nào nêu được hình ảnh đúng, giáo viên đánh dấu "X" để cuối cùng có căn cứ đánh giá kết quả. * Ví dụ: Đội 1: Trăng tròn như cái gì? Đội 2: Trăng tròn như quả bóng. Đội 2: Mẹ hiền như ai? Đội 1: Mẹ hiền như cô Tấm c.Trò chơi "Nhìn tranh tạo hình ảnh so sánh": * Mục đích: Rèn luyện cho học sinh óc quan sát, trí tưởng tượng. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2-3 bức tranh nói về chủ đề các em đang học trong tuần, tranh màu để các em dễ quan sát, gắn 2 tranh lên phần bảng của 2 đội, chia đôi bảng làm 2 phần để hai đội lên viết hình ảnh so sánh mà mình vừa nghĩ ra được. * Luật chơi: Cử 2 đội chơi, mỗi đội từ 4-5 học sinh. Giáo viên bắt đầu treo tranh và cho học sinh quan sát, thảo luận trong 1 phút, sau đó hô "bắt đầu". Người đầu tiên của 2 đội lên viết hình ảnh so sánh mà mình vừa nghĩ ra được. Trong khi quan sát tranh, người tiếp theo ở dưới tiếp tục nghĩ và khi các bạn ở trên bảng xuống thì bạn kế tiếp lên, nếu bạn nào đến lượt mà chưa nghĩ ra hình ảnh so sánh thì có thể nhường cho bạn khác đã nghĩ ra ở trong đội của mình. Cứ như thế trò chơi diễn ra trong vòng 10 phút. Sau 10 phút đội nào tạo được nhiều hình ảnh so sánh đúng, đội đó thắng cuộc. 15
  11. 4. Trò chơi “ Thử tài so sánh” * Mục đích: - Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cụm từ có hình ảnh so sánh đúng . - Luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng , liên tưởng về hoạt động hay đặc điểm, tính chất của sự vật. *Chuẩn bị : - Làm các bộ phiếu bằng giấy ( Kích thước : 3 x 4 cm) - Mỗi bộ phiếu gồm 3-5 từ chỉ hoạt động, trạng thái , đặc điểm, màu sắc của sự vật ( Tuỳ thời gian chơi, nội dung bài học ) . Lớp 3 chủ yếu là từ chỉ hoạt động, trạng thái , đặc điểm , tính chất Ví dụ : + Bộ phiếu A( 5 từ chỉ hoạt động,trạng thái) : Đọc , viết cười ,nói , khóc ( Dành cho Tiết 7: ôn tập từ chỉ trạng thái , tính chất ) + Bộ phiếu B ( 5 từ chỉ màu sắc )Trắng , xanh, đỏ, vàng , đen ( Dành cho tiết 15: Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh ) + Bộ phiếu C ( 5 từ chỉ đặc điểm , tính chất ): đẹp, cao, khoẻ, nhanh, chậm( Dành cho tiết 14 , 17: ôn tập từ chỉ đặc điểm ) * Luật chơi: - Phiếu được gấp tư để “bốc thăm” - Cử trọng tài, thư kí theo dõi cuộc thi . - Trọng tài để một bộ phiếu lên bàn cho học sinh xụng phong lên thử tài so sánh ( 1 bộ phiếu 5 từ thì dành cho 5 người “thử tài”). - Học sinh 1 (HS1) lên “bốc thăm”, mở phiếu đọc từ cho các bạn nghe rồi nêu thật nhanh cụm từ có hình ảnh so sánh để làm rõ nghĩa từ đó. - Ví dụ: HS1: “bốc thăm” được từ trắng – Có thể nêu cum từ so sánh: trắng như tuyết, trắng như vôi, ( hoặc : trắng như trứng gà bóc ). - Trọng tài cùng cả lớp chứng kiến và xác nhận kết quả Đúng- Sai + Đúng được bao nhiêu kết quả được bấy nhiêu điểm . + Trọng tài đếm từ 1-5 vẫn không nêu được kết quả thì không có điểm . - Lần lượt 5 học sinh lên bốc thăm thử tài .Hết 5 phiếu thì về chỗ , thư kí công bố kết quả . - Mỗi bộ phiếu sẽ chọn ra 1 người có tài so sánh cao nhất là người thắng cuộc. • Cách tiến hành này có thể thay đổi tùy sự linh động của giáo viên . Cũng có thể mỗi học sinh lần lược bốc cả 5 phiếu . Mỗi phiếu chỉ cần 16
  12. nêu 1 cụm từ . Người thứ không được nêu lặp cụm từ của người trước . Hoặc cũng có thể bốc cả 5 phiếu và tiến hành theo nhóm . Nhóm nào tìm được nhiều cụm từ nhất thì nhóm đó thắng . Tham khảo: 1/ Gợi ý các cụm từ có hình ảnh so sánh nêu ở mục chuẩn bị Bộ phiếu A: ( 5 từ chỉ hoạt động, trạng thái) - Đọc : Đọc như đọc kinh, đọc như rên rỉ, đọc như cuốc kêu, đọc như nói thầm - Viết : viết như gà bới , viết như giun bò , viết như rồng bay phượng múa, viết như in, - Cười : cười như nắc nẻ, cười như pháo nổ , cười như mếu, - Nói : nói như khướu, nới như vẹt, nói như Trạng Quỳnh, nói như thánh tướng , - Khóc : khóc như mưa, khóc như ri, khóc như cha chết , Bộ phiếu B ( 5 phiếu từ chỉ màu sắc ): - Trắng : trắng như trứng gà bóc , trắng như tuyết , trắng như vôi, trắng như bột lọc , trắng như ngà voi , - Xanh: xanh như tàu lá, xanh như pha mực, xanh như nước biển - Đỏ : Đỏ như máu , đỏ như son, đỏ như gấc , đỏ như mận chín , đỏ như ớt , đỏ như quả cà chua, - Đen : đen như than, đen như gỗ mun, đèn như cột nhà cháy , đen như bồ hóng , đen như quạ , đen như cuốc , - Vàng: vàng như nghệ, vàng như mật ong, vàng như tơ, vàng như nắng , vàng như lụa , Bộ phiếu C: ( 5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất ) - Đẹp : đẹp như tiên, đẹp như hoa, đẹp như tranh,đẹp như mơ, - Cao: cao như núi , cáo như ngọn tháp , cao như sếu , cao như cây sào , - Khoẻ : khoẻ như voi, khoẻ như trâu, khoẻ như bò mộng , khoẻ như hổ, khoẻ như lực sĩ , - Nhanh: nhanh như sóc , nhanh như điện, nhanh như cắt, nhanh như gió , nhanh như chớp , - Chậm: chậm như sên, chậm như rùa, 2/ Gợi ý thêm một số bộ phiếu để “ thử tài so sánh” Bộ phiếu D: ( 5 từ chỉ trạng thái) - Buồn : buồn như đưa đám, buồn như mất của, buồn như cha chết , 17
  13. - Vui: vui như tết, vui như hội, vui như bắt được vàng, vui như mở cờ trong bụng , - Sướng : sướng như tiên , sướng như vua, sướng như ông Hoàng(vua) - Khổ : khổ như trâu ngựa, khổ như ăn mày, khổ như nô lệ, - Im: im như thóc , im như hến , im như ngủ, Bộ phiếu E: (5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất ) - Lạnh : lạnh như tiền, lạnh như đồng , lạnh như ướp đá , lạnh như băng, - Nóng : nóng như thiêu, nóng như lửa đốt, nóng như bếp lò nung, - Chua: chua như dấm , chua như mẻ, chua như khế , - Ngọt : ngọt như đường cát, ngọt như mía lùi , ngọt như mật ong, - Đắng : đắng như bồ hòn, đắng như mật gấu, Bộ phiếu G: (5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất ) - Gầy : gầy như cò hương, gầy như hạc, gầy như que tăm, gầy như cây củi, gầy như ống sậy, - Hiền : hiền như phật, hiền như bụt, hiền như cô Tấm , hiền như đất , - Dữ : dữ như báo, dữ như cọp, dữ như hổ, dữ như chó sói , - Tròn : tròn như bi ve, tròn như cái đĩa, tròn như quả bóng , - Cong: cong như lưỡi liềm, cong như cầu vồng, cong như con tôm, cong như cánh cung, Trong các giờ học Luyện từ và câu tôi đã tiến hành cho các em tham gia một số trò chơi học tập. Qua đó, tôi thấy các em rất hào hứng học tập, nắm vững kiến thức về biện pháp so sánh. Đồng thời làm cho giờ học diễn ra sôi nổi. 4. Kết quả Sau một thời gian thực hiện đề tài, tôi tiến hành khảo sát ở lớp tôi và đã thu được kết quả đáng mừng. Các em đã tìm được đúng các sự vật được so sánh, sự vật so sánh, đã nắm vững các mô hình so sánh. Không những thế các em còn biết sử dụng biện pháp so sánh để viết câu văn sinh động, gợi cảm, giàu hình ảnh So với đầu năm lớp tôi tiến bộ rõ rệt.Cụ thể kết quả thu được như sau: 18
  14. Kết quả khảo sát học sinh lớp 3A4 năm học 2011 - 2012 Sĩ Kết quả sau khảo sát Kết quả sau thực hiện số Nhận Nhận Chưa có kĩ Nhận Nhận Chưa dạng và dạng và có kĩ dạng và dạng và năng nhận sử dụng sử dụng năng sử dụng sử dụng dạng tốt được nhận dạng tốt được SL % SL % SL % SL % SL % SL % 37 10 27,02 17 45,96 10 27,02 24 64,86 13 35,14 0 19
  15. C. KẾT LUẬN Qua kinh nghiệm rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3. Bản thân tôi thấy rằng cần hướng và rèn cho học sinh những kỹ năng sau: * Về phía học sinh: - Chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp . - Học sinh tự củng cố vốn kiến thức của mình bằng cách đọc nhiều sách báo phù hợp với lứa tuổi, xem băng hình, quan sát tranh - Cho học sinh giao lưu trực tiếp với các bạn trong lớp, trong trường sau mỗi bài học: "Luyện từ và câu" dạng này để học sinh khắc sâu kiến thức. - Khi làm bài tập yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài, xác định đúng yêu cầu của bài, phân biệt được chúng thuộc kiểu bài so sánh dạng nào rồi mới bắt tay vào làm bài. - Khi quan sát sự vật , cần quan sát thận tinh tế để tìm ra những điểm giống nhau, những nét tương đồng . * Về phía giáo viên : - Sau mỗi bài học , giáo viên phải dành thời gian cho phần dặn dò bài sau thật cụ thể . Có như vậy học sinh mới chuẩn bị tốt bài mới . - Luôn có sự kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh . Nhận xét cụ thể. - Chuẩn bị tốt nội dung bài dạy . Định hướng cụ thể phương pháp và hình thức tổ chức cho từng hoạt động .Phân bố thời gian hợp lí cho từng hoạt động . - Luôn gắn lí thuyết với thực hành. - Phải trực quan, không thể thiếu đồ dùng dạy học ( Mô hình,kí hiệu , đồ dụng, - Hệ thống ngôn ngữ phải trong sáng , gần gũi, dễ hiểu - Nếu dự định tổ chức trò chơi học tập thì phải chuẩn bị kĩ . Lường trước các tình huống sư phạm có thể xảy ra.( Học sinh có thể dùng từ thiếu tính sư phạm , ) không chơi ngẫu hứng , tuỳ tiện . Qua quá trình suy nghĩ và tìm tòi, tôi đã tìm thấy một số biện pháp như đã nêu ở trên để rèn kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3. Qua việc áp dụng những biện pháp trên tôi thấy kỹ năng nhận biết của học sinh lớp 3 tôi. Tôi nghĩ, phương pháp này rất đơn giản, dễ sử dụng và hiệu quả . Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững biện pháp so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 mà tôi vừa trình bày tuy không mới mẻ song nó đem lại kết quả giúp giờ học đã được nâng lên đáng kể . Học sinh không những nhận biết mà còn sử dụng tốt biện pháp so sánh . Góp phần đáng kể vào việc viết văn và diễn đạt bằng ngôn ngữ của học sinh. Đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo cũng như các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện hơn. 20
  16. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2012 Người viết Đàm Thị Ánh Tuyết 21
  17. MỤC LỤC: A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 1 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Các biện pháp nghiên cứu 2 B. NỘI DUNG 1. Những vấn đề lí luận làm cơ sở cho đề tài 3 2. Thực trạng 4 3. Giải pháp 6 4. Kết quả 18 C. KẾT LUẬN 20