SKKN Tổ chức trò chơi dân gian cho nhi đồng, đội viên ở liên đội Tiểu học Thanh Xuân Trung - Dương Thị Thúy Ngọc

          - Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức luôn thu hút được đông đảo thiếu nhi tham gia, đặc biệt là trong các trường học. Thông qua các hoạt động Đội, thiếu nhi được giáo dục và đào tạo thành những con người phát triển toàn diện. Mỗi hoạt động của Đội là một hoạt động giáo dục. Các hoạt động Đội không cứng nhắc, máy móc, mà luôn phong phú, đa dạng và sôi nổi.

         - Trò chơi lành mạnh luôn là công cụ hữu hiệu nhất để thu hút và tập hợp thiếu nhi. Thông qua trò chơi, ta có thể hiểu được tính cách của trẻ, nâng cao tinh thần đoàn kết, tính sáng tạo của trẻ, giúp các em phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực. 

doc 20 trang Thu Yến 18/12/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức trò chơi dân gian cho nhi đồng, đội viên ở liên đội Tiểu học Thanh Xuân Trung - Dương Thị Thúy Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_tro_choi_dan_gian_cho_nhi_dong_doi_vien_o_lien.doc

Nội dung text: SKKN Tổ chức trò chơi dân gian cho nhi đồng, đội viên ở liên đội Tiểu học Thanh Xuân Trung - Dương Thị Thúy Ngọc

  1. HỘI ĐỒNG ĐỘI QUẬN THANH XUÂN LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO NHI ĐỒNG, ĐỘI VIÊN Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG Tên tác giả: Dương Thị Thúy Ngọc Giáo viên Tổng phụ trách Đội (Tài liệu kèm theo: 01 đĩa CD) NĂM HỌC 2011 - 2012
  2. 1 MỤC LỤC Tiêu đề Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 B. NỘI DUNG 6 1. Cơ sở lý luận 2. Thực trạng của thiếu nhi tại Liên đội 3. Những phương pháp cơ bản trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi ở Liên đội Tiểu học Thanh Xuân Trung 3.1. Phân nhóm trò chơi 3.2. Vai trò của các nhà giáo dục 3.3, Một số kỹ năng cụ thể khi tổ chức trò chơi dân gian 3.4. Những điều nên tránh 3.5. Quảng bá trò chơi 3.6. Sưu tầm trò chơi 3.7. Sáng tác trò chơi 4. kết quả đạt được C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO
  3. 2 A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Lý do về mặt lý luận - Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức luôn thu hút được đông đảo thiếu nhi tham gia, đặc biệt là trong các trường học. Thông qua các hoạt động Đội, thiếu nhi được giáo dục và đào tạo thành những con người phát triển toàn diện. Mỗi hoạt động của Đội là một hoạt động giáo dục. Các hoạt động Đội không cứng nhắc, máy móc, mà luôn phong phú, đa dạng và sôi nổi. - Trò chơi lành mạnh luôn là công cụ hữu hiệu nhất để thu hút và tập hợp thiếu nhi. Thông qua trò chơi, ta có thể hiểu được tính cách của trẻ, nâng cao tinh thần đoàn kết, tính sáng tạo của trẻ, giúp các em phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực. 1.2. Lý do về mặt thực tiễn - Là một trong những tiêu chí để " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" - Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung là một ngôi trường mới được thành lập cách đây 3 năm, bản thân tôi cũng là một tổng phụ trách Đội mới vào nghề được 3 năm, tôi luôn học hỏi, tìm tòi các hình thức hoạt động Đội cho phù hợp với điều kiện của trường. Trò chơi dân gian vừa có tính giáo dục cao, lại không cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất mà vẫn giúp các em thiếu nhi được vui chơi thoải mái, xóa đi mọi căng thẳng sau các giờ học và yêu thích hơn các hoạt động Đội - Trò chơi dân gian phù hợp với mọi đối tượng học sinh tiểu học,có thể chơi ở mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện không gian và thời gian. 1.3. Lý do về tính cấp thiết - Qua thực tế tại trường tôi thấy các em thiếu nhi rất sôi nổi tham gia vào các trò chơi mà mình ưa thích nhưng chưa mang tính giáo dục cao như: cõng đạp nhau, trượt đốc, đuổi nhau, đập ảnh Cần phải có biện pháp giải quyết kịp thời vì các trò chơi này có phần nguy hiểm và có tính ganh đua nhau rõ rệt. Chính vì
  4. 3 vậy tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và sưu tầm nhiều trò chơi dân gian để hướng dẫn và lôi cuốn các em tham gia. - Trong thời buổi kinh tế thị trường, các trò chơi của thiếu nhi phần lớn đã bị thương mại hóa, chơi là phải trả tiền. Các sân chơi tập thể cho các em cũng rất ít. Ngoài thời gian được học tập, vui chơi ở trường thì thời gian còn lại các em chỉ biết giam mình trong bốn bức tường, làm bạn với tivi, máy tính. Bản thân bố mẹ và gia đình cũng ít có thời gian chăm sóc và vui chơi với trẻ, thường phó thác việc này cho ôsin. Nhiều trẻ đã trở nên nhút nhát, sống thu mình, không thích giao tiếp với mọi người. - Thời đại công nghệ thông tin với rất nhiều trò chơi trên mạng mang nội dung không lành mạnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến hành vi cũng như nhân cách của thiếu nhi thì việc đưa các trò chơi động, đặc biệt là các trò chơi dân gian đến với thiếu nhi lại càng trở nên cấp thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, việc tổ chức trò chơi dân gian cho nhi đồng, đội viên ở liên đội Tiểu học Thanh Xuân Trung sẽ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nhu cầu vận động của các em, giúp các em phát triển toàn diện, học tập hiệu quả, đồng thời nó cũng có ý nghĩa lớn trong việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” hiện nay. 3. Khách thể và đối tuợng nghiên cứu 3.1. Khách thể: Tổ chức trò chơi dân gian cho nhi đồng, đội viên. 3.2. Đối tượng: Nhi đồng, đội viên ở liên đội Tiểu học Thanh Xuân Trung 4. Giả thuyết khoa học Nếu các trò chơi dân gian đuợc hướng dẫn và tổ chức thường xuyên thì thiếu nhi sẽ hạn chế chơi những trò chơi có tính chất nguy hiểm, giảm thiểu tai nạn thương tích và yêu thích hơn các hoạt động tập thể, các em sẽ tự tin, mạnh dạn và đoàn kết với bạn bè hơn. Trò chơi dân gian cũng là hoạt động để hướng
  5. 4 thiện cho các em, thúc đẩy quá trình học tập đạt hiệu quả cao hơn, góp phần "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu lý luận - Vui chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với thiếu nhi. Tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi sẽ tác động trực tiếp đến trí tụê, tình cảm và thể lực của mỗi em. - Mỗi trò chơi dân gian có một tác dụng khác nhau, song nhìn chung trò chơi giúp thiếu nhi rèn luyện những đức tính quý báu như: Thật thà, lễ phép, dũng cảm, cần cù, lương thiện ; giúp tăng khả năng quan sát, óc phán đoán, tính bền bỉ, khéo léo, phản xạ nhanh; tạo cho các em có tinh thần tập thể, biết đoàn kết và hỗ trợ nhau hơn trong cuộc sống. - Trò chơi dân gian giúp các em có thêm tình yêu với thiên nhiên, quê hương, đất nước ( Yêu con người, trăng, sao, cỏ cây hoa lá ) 5.2 Phân tích thực trạng Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì các trò chơi điện tử, game online, blog cũng rất thu hút thiếu nhi. Ở nhà các em say mê chơi điện tử và không thích tham gia các hoạt động ngoài trời, đến trường các em thường chơi các trò chơi bạo lực như: Bắn súng, cõng đạp, đuổi nhau Có những em thì chỉ tha thẩn một mình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách và sự phát triển tâm, sinh lý của các em. Về mặt thể chất thì ngày càng có nhiều em thừa cân, béo phì; Về mặt tính cách thì cũng có nhiều em trở nên tự kỷ. 5.3. Đề xuất giải pháp - "Học mà chơi, chơi mà học" là một quan điểm rất đúng đắn trong quá trình tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi. Hiệu quả của trò chơi không phải chỉ dừng lại ở mức độ giải trí đơn thuần mà nó còn góp phần hình thành nhân cách, hướng thiện cho thiếu nhi. Chính vì vậy việc tổ chức trò chơi dân gian đòi hỏi người hướng dẫn không chỉ thành thục về kỹ năng mà còn phải hiểu sâu sắc về ý nghĩa và tác dụng của mỗi trò chơi, sáng tạo khi tổ chức các trò chơi.
  6. 7 - Phần lớn các em chơi trò chơi theo mùa. - Rất ít em biết đến các trò chơi dân gian do không được ai hướng dẫn. - Đối tượng học sinh khác nhau chơi các trò chơi khác nhau: + Đối tượng học sinh nghịch, cá biệt: các em thường chơi trò chơi nguy hiểm, mang tính bạo lực như: Đuổi nhau, đấu kiếm, ( Chiếm 15%) + Đối tượng học sinh nhút nhát: Các em thường tha thẩn đi trên sân trường hoặc ngồi trong lớp vào mỗi giờ ra chơi, không tìm được trò chơi giải trí thư giãn sau mỗi tiết học ( Chiếm 10%) + Còn lại các em học sinh năng động nhanh nhẹn hầu hết là các em giữ vai trò là cán bộ Đội, lớp như: Ban chỉ huy liên, chi đội, lớp trưởng, thành viên đội sao đỏ, chữ thập đỏ nhưng các em này cũng chưa biết chơi nhiều các trò chơi dân gian do sự cách biệt về thời gian và sự khác biệt về cách tổ chức chơi, và do không có người hướng dẫn (Chiếm 75%) 3. Những phương pháp cơ bản trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho nhi đồng, đội viên ở liên đội Tiểu học Thanh Xuân Trung. 3.1. Phân nhóm trò chơi. - Phân nhóm trò chơi dân gian theo đặc điểm và tác dụng sẽ giúp ta áp dụng tổ chức trò chơi cho đúng đối tượng, phát huy hiệu quả cao hơn nữa. - Trò chơi dân gian có thể chia thành bốn nhóm: + Nhóm 1: Loại trò chơi vận động như : tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê giúp tăng cường sức khỏe, thể chất cho học sinh. + Nhóm 2: Loại trò chơi học tập, điển hình là chơi ô ăn quan giúp phát triển trí tuệ của các em, dạy cho các em biết quan sát, tính toán. + Nhóm 3: Loại trò chơi sáng tạo là những trò chơi mà học sinh có thể tự làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như làm chong chóng bằng lá dừa, nặn con trâu bằng đất sét, gấp lá dừa thành con châu chấu Những trò
  7. 8 chơi này giúp trẻ khéo tay, phát huy sáng kiến, năng khiếu thẩm mỹ cần thiết cho hiện tại và cả tương lai sau này. + Nhóm 4: Loại trò chơi mô phỏng là những trò chơi mà trẻ bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như làm nhà, nấu ăn, mua bán Trong khi chơi, trẻ thi nhau xem ai làm đúng, làm đẹp, làm nhanh hơn và thật sự hóa thân, nhập vai. Nhờ đó, trẻ học được cách ứng xử của người lớn để trang bị những kỹ năng sống sau này 3.2. Vai trò của các nhà giáo dục - Phải nghiên cứu, tìm tòi biện pháp nhằm khơi gợi sự hứng thú cho các em khi đến với các trò chơi dân gian. Do có khoảng cách về lịch sử nên nhiều trò chơi dân gian tuy được khôi phục song các em sẽ chưa thể thật sự hiểu hết ý nghĩa của chúng. Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà giáo dục, của các thầy cô không chỉ sưu tầm, vận dụng đưa trò chơi dân gian vào trường học, mà quan trọng hơn là phải biết cách tổ chức sao cho các em thật sự hứng thú và tích cực hưởng ứng. - Mặt khác, việc tổ chức các trò chơi dân gian trong trường học phải phù hợp với thời gian, chỗ chơi cũng như số người tham gia. Để trò chơi thật sự hấp dẫn các em, người quản trò nên quan tâm đến yếu tố thi đua giữa các nhóm với nhau và động viên kịp thời trong khi các em vui chơi. - Với ý nghĩa to lớn của việc đưa trò chơi dân gian vào trường học, vai trũ của lãnh đạo nhà trường, các đoàn thể là hết sức quan trọng. Phải biết lựa chọn, phối hợp hướng dẫn việc tổ chức đưa các trò chơi, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian vào trong nhà trường cho phù hợp với điều kiện cụ thể và lứa tuổi học sinh tiểu học. Chi đoàn,Tổng phụ trách đội, phụ trách chi đội (giáo viên chủ nhiệm), Ban chỉ huy liên – chi đội phải tổ chức và hướng dẫn cho thiếu nhi vào giờ ra chơi, trong sinh hoạt Đội, hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường, tại các khu di tích, danh lam thắng cảnh. Qua đó, góp phần biến những giờ sinh hoạt thành những buổi giải trí đúng nghĩa sau những ngày học tập căng thẳng.
  8. 9 3.3. Một số kỹ năng cụ thể khi tổ chức trò chơi dân gian: 3.3.1. Quản trò là người quan trọng nhất Nội dung trò chơi hay người chơi tham gia nhiệt tình nhưng quản trò không biết cách tổ chức trò chơi thì cuộc vui chơi tập thể sẽ kém phần hấp dẫn và khó thành công. Vì vậy rèn luyện kỹ năng quản trò là một vấn đề hết sức quan trọng đối với người tổng phụ trách Đội. 3.3.2. Sử dụng trò chơi đúng đối tượng và hợp với tâm lý người chơi: Khi chuẩn bị cuộc chơi, quản trò phải quan sát trạng thái tâm lý, niềm say mê nhiệt tình của thiếu nhi, từ đó lựa chọn những trò chơi cho phù hợp. Hãy chọn những trò chơi đơn giản mà các em đều có thể dễ dàng thực hiện. Khi các em đó nhập cuộc thì tiếp tục đưa vào những trò chơi đòi hỏi cao hơn, phức tạp hơn. Cũng cần có những trò chơi hay dành cho phần kết thúc để người chơi có cảm giác "thèm thuồng" muốn chơi nữa. 3.3. 3. Bắt đầu trò chơi một cách dí dỏm, hài hước, hấp dẫn: Điều kiện để trò chơi thành công là người chơi muốn chơi, nắm vững luật chơi, tự nguyện, nhiệt tình chủ động tham gia trò chơi. Vì vậy, trước hết cần dùng những lời nói ngắn gọn, hài hước, dí dỏm giới thiệu tên trò chơi, mục đích ý nghĩa của nó. Tiếp theo cần nêu rõ cách chơi và những "luật lệ" cần tuân thủ. Sau cùng là nêu trước ý định sẽ thưởng phạt những ai chơi tốt hay phạm luật. Cần cho các em chơi thử một lần: "chơi nháp", sau đó tiến hành chơi thật và cử trọng tài bắt lỗi những ai phạm luật. 3.3.4. Điều hành trò chơi một cách linh họat, thông minh: - Quản trò phải dự kiến những tình huống bất trắc và xử lý tình huống một cách hợp lý. - Quản trò phải di chuyển sao cho có thể quan sát được toàn bộ cuộc chơi, nhanh chóng phát hiện ra những em lanh lợi, họat bát, dí dỏm làm nòng cốt cho cuộc chơi. - Nghiêm túc tuân thủ luật chơi đảm bảo thực sự công bằng, bình đẳng, song vẫn vui vẻ, thoải mái và hào hứng.
  9. 10 - Cuộc chơi bắt đầu từ những trò chơi đơn giản nhất và phức tạp lên dần. Biết dùng những trò chơi phụ làm "hình phạt" tạo điều kiện cho thiếu nhi được thư giãn và biết chấm dứt cuộc chơi đúng thời điểm (tốt nhất là vào lúc cao điểm) hay đã phân định thắng thua rõ ràng. Cố gắng duy trì một bầu không khí hoàn toàn thoải mái, thư giãn thật sự, không kể thắng hay thua. 3.3. 5. Tác phong phù hợp trong khi điều khiển trò chơi: - Dáng điệu, cử chỉ của người quản trò phải gây được thiện cảm, tạo sự chú ý ban đầu, tạo nên sự gần gũi thân quen trong suốt cuộc chơi. - Tâm hồn trong sáng , cởi mở , toàn tâm toàn ý cho cuộc vui chung. - Biết hành động, biết nói sao cho đúng lúc, đúng đối tượng, biết khích lệ tán dương sự cố gắng của các em nhằm bảo đảm hiệu quả giáo dục sâu sắc trong cuộc chơi. - Có bản lĩnh vững vàng, ứng xử nhanh nhẹn không cáu gắt, la mắng và sẵn sàng nhường "diễn đàn" cho những quản trò khác mà không mặc cảm. - Biết cách sẵn sàng thay đổi trò chơi theo yêu cầu của người chơi, nhanh chóng phát hiện và chỉ định quản trò cho phù hợp với từng trò chơi. 3.3.6. Tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, thực sự cầu thị: - Qua quan sát những quản trò khác, người chơi trong cuộc rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân về vốn trò chơi, kỹ năng tổ chức chơi và phong cách của người quản trò. Đồng thời chú ý lắng nghe ý kiến nhận xét quan sát thái độ của người chơi để điều chỉnh những gỡ chưa hợp lí. - Quản trò cần thuộc và hát đúng một số những bài hát cộng đồng, những bài đồng dao (đơn giản, dễ nhớ, dễ hát), để phục cho trò chơi. 3.3.7. Mạnh dạn, tự tin, khiêm tốn: Khi có cơ hội phải mạnh dạn tham gia các cuộc chơi khác nhau, là người chơi tích cực, hăng hái, nhiệt tình trong các cuộc chơi. Phải xuất hiện đúng lúc, mạnh dạn thực hiện vai trò của mình một cách tự tin, gây ấn tượng, tránh đứng ngoài cuộc bình phẩm, chê bai người khác.
  10. 11 3.4. Những điều nên tránh: - Đưa ra trò chơi không phù hợp với tâm trạng của thiếu nhi hoặc các em chưa nắm vững luật chơi, chưa có sự chuẩn bị chu đáo. - Dùng hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt đối với người phạm luật hay người thua, dễ gây nhàm chán. - Dáng vẻ quá đạo mạo, nghiêm nghị khi điều hành như là trọng tài của cuộc thi đấu thể thao. - Thiên vị hoặc quá dễ dãi bỏ qua hình phạt đối với người phạm luật, người thua. - Kéo dài những động tác thừa làm cho người chơi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. - Tự ái nóng nảy bỏ dở cuộc chơi khi bị xúc phạm hay bị người chơi chê trách. 4. Quảng bá trò chơi - Sưu tầm ảnh và cách chơi rồi dán lên các khu vực dễ quan sát để tất cả thiếu nhi đều có thể xem, đọc và biết cách chơi. - Mở băng đĩa về các làn điệu dân ca, các bài đồng dao thường được dùng trong trò chơi. - Tổ chức liên hoan các trò chơi dân gian vào các dịp 22/12; 26/3 5. Sưu tầm trò chơi: Bắn bi Bịt mắt bắt dê
  11. 12 Thổi bong bóng Chong chóng Chơi chuyền Kéo co Lò cò Nhảy dây
  12. 13 Rước đèn Thả diều 6. Sáng tác trò chơi: - Tổ chức thi sáng tác trò chơi: Bằng phương pháp đó liên đội có thể tổ chức cuộc thi sáng tác trò chơi cho các em đội viên theo các hướng sau: + Sáng tác trò chơi phục vụ cho đối tượng: Học sinh tiểu học + Sáng tác trò chơi theo chủ đề gắn với các ngày lễ lớn trong năm, gắn với các vấn đề dân số, sức khỏe, môi trường và sinh họat hàng ngày của các bạn trẻ. + Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng loại hình sinh họat như: Cắm trại, dã ngoại, câu lạc bộ ngoại ngữ, câu lạc bộ toán, câu lạc bộ thơ, - Mỗi trò chơi khi sáng tác cần tuân thủ những qui định chặt chẽ: Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của trò chơi, đối tượng, số lượng người chơi, luật chơi và cách tổ chức. - Sau mỗi cuộc thi cần biên tập lại, bổ sung, sửa đổi và phổ biến cho mọi người thông qua chơi thử. Những trò chơi nào đạt yêu cầu cần đưa ngay vào bộ sưu tập. - Từ một trò chơi đã cũ, thiết lập nguyên tắc đưa ra nhiều trò chơi khác tương tự. - Trên thực tế của những trò chơi hay có thể phát triển thành nhiều trò chơi khác (là hệ qủa của nó) mà người chơi không cảm thấy bị trùng lặp. Bí quyết chính là ở chỗ tìm thấy nguyên tắc của nó rồi dựa vào từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể để hình thành các trò chơi khác. 4. Kết quả đạt được Nhờ sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, các ban ngành, đoàn thể và nhờ vào kế hoạch chi tiết cụ thể của tôi mà sau 3 năm học thông qua việc tổ chức trò chơi dân gian liên đội tôi đã có nhiều chuyển biến tốt:
  13. 14 - Các trò chơi dân gian hấp dẫn đã lôi cuốn các em học sinh hư, cá biệt tham gia làm cho tỷ lệ đối tượng học sinh hư, cá biệt giảm xuống rõ rệt. Qua quan sát, hỏi ý kiến giáo viên chủ nhiệm cho thấy tỷ lệ học sinh cá biệt giảm từ 15% xuống còn 5%. - Đối tượng học sinh nhút nhát đã giảm từ 10% xuống còn 3%, vì thông qua các trò chơi các em đã mạnh dạn hơn. - Còn đối tượng học sinh năng động, linh hoạt tăng rõ rệt. Điều này là một kết quả đáng mừng và chính các em mạnh dạn, năng động là người điều khiển các giờ tự quản của trường, của lớp được tốt hơn. - Một kết quả đáng lưu ý nữa là số học sinh chơi các trò chơi nguy hiểm đến nay không còn, các em không chơi trò chơi cõng đạp nhau, đấu kiếm hay trượt dốc nữa. Tai nạn thương tích học đường rất hiếm khi xảy ra. - Khi tham gia chơi, các em chơi với thái độ rất vui vẻ, tự tin, cởi mở, tự nguyện. 50% các em đã có thể đứng ra làm quản trò tổ chức trò chơi. - Trong giao tiếp các em cũng mạnh dạn, tự tin, cởi mở hơn. Các em không còn nói tục, chửi bậy hay đánh bạn nữa. - Nhiều em tiếp tục đưa trò chơi mà các em được chơi ở trường về tổ chức chơi tại gia đình, lôi cuốn cả các thành viên trong gia đình tham gia, tạo sự gần gũi và gắn kết hơn giữa các thành viên trong gia đình. - 95% các em có nhận xét là thích đến trường hơn ở nhà. Điều này cho thấy trò chơi dân gian đã thực sự lôi cuốn được thiếu nhi. Các em yêu thầy cô, bạn bè, yêu trường, yêu lớp hơn. - Trò chơi dân gian khi được lồng ghép vào các hoạt động ngoại khoá cũng tạo được không khí rất sôi nổi. Chẳng hạn như các hoạt động: đón tết Trung thu, kỉ niệm 22/12, đón Noel, hội chợ mùa xuân, kỉ niệm 26/3 - Từ đó tôi thấy rằng: Việc tổ chức thật tốt các trò chơi dân gian cho thiếu nhi sẽ tác động đến quá trình hình thành nhân cách của các em. Giáo dục ý thức tổ chức, tính kỷ luật, tính tự chủ, tự kiềm chế và cũng giúp các em làm quen với hoạt động tập thể, phát triển được tình bạn, tình đoàn kết thân ái giữa các học sinh trong trường, trong lớp, cải thiện mối quan hệ trong gia đình, tạo tiền đề cho việc phát triển nhân cách, rèn kỹ năng sống và thúc đẩy việc học tập đạt hiệu quả cao hơn.
  14. 15 - Tôi hy vọng với sự nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ đắc lực của các ban ngành, đoàn thể thì việc tổ chức các trò chơi dân gian sẽ còn mang lại kết quả cao hơn nữa trong những năm học tiếp theo. Dưới đây là một số hình ảnh về việc tổ chức các trò chơi dân gian cho thiếu nhi ở liên đội Tiểu học Thanh Xuân Trung năm học 2011 – 2012: Nhảy dây Đá cầu Nhảy lò cò Ô ăn quan Bịt mắt bắt dê Lộn cầu vồng Đua thuyền rồng
  15. 16 C. Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận - Việc tổ chức các trò chơi dân gian trong các trường tiểu học là rất cần thiết. Nó mang lại nhiều lợi ích mà các em thiếu nhi tham gia lại hoàn toàn thoải mái, tự nguyện, không bị bó buộc. - Thấy được ý nghĩa và lợi ích của trò chơi dân gian đối với thiếu nhi, tôi - một tổng phụ trách đội nghĩ rằng cần phải biến các trò chơi dân gian trở thành "cơm bữa" đối với thiếu nhi. Điều đó có nghĩa rằng phải hướng dẫn, tổ chức cho các em chơi thường xuyên để tạo được thói quen. - Bản thân tôi cũng cần không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm và "sản xuất" ra các trò chơi mới. Có nhiều các hoạt động khác nhau, đối tượng tham gia khác nhau nên người tổng phụ trách phải luôn sẵn sàng, chủ động trong mọi tình huống. Người tổng phụ trách cần có nhiều sáng tạo mới trong việc tổ chức các trò chơi. - Nhằm đem lại hiệu quả cao cho trò chơi, người tổng phụ trách phải có giọng nói to, dõng dạc, biết thay đổi và biết kết hợp tốt giữa giọng điệu và ngữ điệu để tạo không khí hồ hởi, phấn khởi cho cả người chơi và người cổ vũ. - Thể hiện nét mắt khi hướng dẫn trò chơi dân gian cũng rất quan trọng. Cùng với giọng nói và cử chỉ, nét mặt thể hiện thích hợp, sẽ thu hút và hấp dẫn thiếu nhi. Nét mặt của quản trò phải: vui vẻ, thoải mái, hài hước, dí dỏm, có khi ngộ nghĩnh, có lúc lại nghiêm nghị. - Người hướng dẫn phải có dáng điệu, cử chỉ tự nhiên, thoải mái trong khi thực hiện các động tác mẫu, lúc đứng yên, lúc đi lại hò reo Điều đó sẽ có tác dụng lôi cuốn thiếu nhi tham gia trò chơi. - Để trò chơi dân gian thật sự có ý nghĩa và thu hút được thiếu nhi bên cạnh cá nhân tổng phụ trách thì còn phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác. Cụ thể: + Phối hợp với các lực lượng tham gia giáo dục như: phụ trách chi, cán bộ Đội, cán bộ Lớp
  16. 17 + Đội ngũ cán bộ Đội cần được tập huấn thường xuyên, được chơi trò chơi dân gian thường xuyên, sẵn sàng làm quản trò trong bất cứ trò chơi nào, thời điểm nào. + Triển khai trò chơi dân gian phải mang tính đồng bộ đối với tất cả thiếu nhi trong liên đội. + Cơ sở vật chất như: sân bãi, các vật dụng cũng vô cùng quan trọng. Càng đầu tư nhiều về cơ sở vật chất thì hiệu quả của trò chơi càng cao. Tóm lại, để tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trong trường học một cách hiệu quả đòi hỏi người tổng phụ trách cần linh hoạt, tìm ra các trò chơi và các biện pháp tổ chức khoa học nhất, hiệu quả nhất. Có được như vậy thì vai trò của tổ chức Đội sẽ ngày càng được khẳng định trong mỗi nhà trường. 2. Một số khuyến nghị - Hội đồng Đội cấp trên cần tổ chức thêm những hội nghị trao đổi, hướng dẫn để tổng phụ trách có thêm hiểu biết, phát huy những khả năng vốn có và nâng cao trình độ sư phạm. Các buổi hội nghị này là dịp tốt để lồng ghép đưa các trò chơi xen kẽ, vừa là dịp để tổng phụ trách tham gia trò chơi, vừa là dịp để tổng phụ trách học hỏi, rút kinh nghiệm. - Để tổ chức các trò chơi dân gian đội khi cần một không gian rộng, gắn với thiên nhiên, vì vậy có thể tổ chức ở sân trường hoặc trong các buổi tham quan dã ngoại. Tôi rất mong cấp Uỷ và Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa. - Mọi hoạt động Đội trong nhà trường, đặc biệt là việc tổ chức trò chơi dân gian muốn có hiệu quả thì một mình tổng phụ trách khó có thể làm được. Cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ của Công đoàn, Chi đoàn, Hội cha mẹ học sinh và đặc biệt là lòng nhiệt tình của các đồng chí phụ trách chi, phụ trách nhi đồng. - Với mỗi tổng phụ trách, phụ trách chi - Người quản trò chính, khi tổ chức trò chơi dân gian cần chú ý đến tính vệ sinh, tính an toàn cho thiếu nhi vì một số trò chơi nếu thực hiện không đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho các em; hoặc một số trò chơi cần phải rửa tay sạch sẽ sau khi chơi như: Bắn bi, ô ăn quan
  17. 18 * Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho đội viên, nhi đồng ở liên đội Tiểu học Thanh Xuân Trung. Với sự hạn chế và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp, của Ban giám hiệu Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung và của các bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2012 Người thực hiện Dương Thị Thuý Ngọc
  18. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tôn Thất Đông - 126 trò vui chơi tập thể chọn lọc - Nhà xuất bản Trẻ - 2002. 2. Trần Quang Đức - 175 trò chơi tập thể trong sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội - Nhà xuất bản Thanh Niên - 2006. 3. Nguyễn Lan Hương và Cao Thị Xuân - Công tác nhi đồng - Nhà Xuất bản Hà Nội - 2005. 4. Nguyễn Thị Mai Lan - Hội thi vui cho thiếu nhi trong trường học - Nhà xuất bản Thanh Niên - 2007. 5. Trần Gia Linh - Đồng dao Việt Nam dành cho học sinh tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục - 2006.