Bài giảng Sinh học Lớp 6 - Tiết 27: Phần lớn nước vào cây đi đâu? - Lê Đức Điểu

1. Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan

    trọng đối với cây? (10đ)

Đáp án

- Hô hấp là quá trình cây lấy khí ôxi để phân giải các chất  hữu cơ, sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbônic và hơi nước. (5đ)

- Ý nghĩa: Tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cây→ Giúp cây phát triển bình thường.(5đ)

ppt 22 trang Thu Yến 18/12/2023 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 6 - Tiết 27: Phần lớn nước vào cây đi đâu? - Lê Đức Điểu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_6_tiet_27_phan_lon_nuoc_vao_cay_di_da.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học Lớp 6 - Tiết 27: Phần lớn nước vào cây đi đâu? - Lê Đức Điểu

  1. Chào mừng quý thầy cô giáo về dự giờ thăm lớp MÔN: SINH HỌC 6 GV: LÊ ĐỨC ĐIỂU
  2. KIỂM TRA MIỆNG 1. Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây? (10đ) Đáp án - Hô hấp là quá trình cây lấy khí ôxi để phân giải các chất hữu cơ, sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbônic và hơi nước. (5đ) - Ý nghĩa: Tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cây→ Giúp cây phát triển bình thường.(5đ)
  3. TIẾT 27 – BÀI 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu. a. Thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú. Một số học sinh đã dự đoán điều gì? - Phần lớn nước do rễ hút vào đã được lá thải ra ngoài → Nước đã thoát hơi qua lá.
  4. TIẾT 27 – BÀI 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu. a. Thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú. * Tiến hành thí nghiệm. - TrồngEm 2 cây có tươinhận vào 2 chậu: Sau 1 giờ xét gì về kết + Chậuquả A: ngắtTN ởbỏ 2 lá A. Bắt đầu thí nghiệm A. Thành túi vẫn trong + Chậuchậu B: câykhông sau ngắt 1 bỏ lá giờ? - Trùm túi nilông vào cả 2 cây. - Để 2 cây sau 1 giờ, quan Sau 1 giờ sát hiện tượng. B. Bắt đầu thí nghiệm B. Thành túi mờ không nhìn rõ lá
  5. TIẾT 27 – BÀI 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu. a. Thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú. Thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú đã chứng minh được nội dung nào của dự đoán? Còn nội dung nào chưa chứng minh được? - Thí nghiệm chỉ chứng minh được ở cây có lá đã có hiện tượng thoát hơi nước, cây không có lá không có hiện tượng đó. Thí nghiệm chưa chứng minh được lượng nước thoát ra là do rễ hút lên.
  6. TIẾT 27 – BÀI 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu. b. Thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải. Quan sát hình dưới đây, em hãy thử trình bày thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải?
  7. TIẾT 27 – BÀI 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu. b. Thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải. - Hai lọ thủy tinh A và B có Bắt đầu thí nghiệm mức nước bằng nhau trên phủ lớp dầu. + Lọ A: cây tươi có rễ, thân, lá Lớp dầu Nước A B + Lọ B: cây tươi có rễ, thân, không có lá - Đặt cả 2 lọ lên bàn cân sao cho cân thăng bằng. - Quan sát hiện tượng xảy ra sau một giờ.
  8. TIẾT 27 – BÀI 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu. b. Thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải. A B Sau 1 giờ Mực nước ở lọ A giảm hẳn, mực nước ở lọ B giữ nguyên. Cán cân lệch về phía đĩa có lọ B.
  9. TIẾT 27 – BÀI 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu. b. Thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải. Thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải đã chứng minh được những nội dung nào của dự đoán? Hãy giải thích vì sao? - Thí nghiệm đã chứng minh được lượng nước do rễ hút lên đã được thoát ra ngoài qua lá. - Vì mức nước của lọ A (cây có lá) đã bị giảm, chứng tỏ rễ của cây có lá đã hút một lượng nước. Mức nước ở lọ B (cây không có lá) gần như giữ nguyên. Do vậy cán cân lệnh về phía đĩa có lọ B.
  10. TIẾT 27 – BÀI 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? Vì sao trong thí nghiệm các bạn đều phải sử dụng 2 cây tươi: một cây có đủ rễ, thân, lá và một cây chỉ có rễ, thân mà không có lá? - Làm như vậy sẽ chứng minh được vai trò của lá trong thí nghiệm.
  11. TIẾT 27 – BÀI 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu a. Thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú b. Thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải Theo em thí nghiệm của nhóm nào đã kiểm tra được điều dự đoán ban đầu? Vì sao em chọn thí nghiệm này? - Theo em thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải đã kiểm tra được dự đoán ban đầu, Vì thí nghiệm này đã chứng minh được phần lớn nước do rễ hút vào được lá thải ra ngoài.
  12. TIẾT 27 – BÀI 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu a. Thí nghiệm của nhóm Dũng Từ các thí và Tú nghiệm trên b. Thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải em có thể rút c. Kết luận ra kết luận gì? Phần lớn nước do rễ hút vào đã được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lỗ khí ở lá.
  13. TIẾT 27 – BÀI 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu 2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá
  14. 2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây? Giúp lá cây khỏi bị đốt nóng Tạo sức hút giúp vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. Nước và muối khoáng
  15. TIẾT 27 – BÀI 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu 2. Ý nghĩa của sự thoát hơi Vì sao sự nước qua lá thoát hơi nước qua lá - Giúp cho việc vận có ý nghĩa chuyển nước và muối quan trọng đối với cây? khoáng từ rễ lên lá. - Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.
  16. TIẾT 27 – BÀI 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu 2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá 3. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá? Vì sao vàoKhi những nào lá ngày cây thoátnắng nóng,hơi nước khô nhiều?hanh, có - gióNhằmNếu khô cây thổimục thiếu mạnh đích nước người làm sẽ xảy giảmta thường ra sựhiện thoátphải tượng tưới hơi gì? nhiều nướcnước quahơn nhữnglá khi ngàycây chưarâm mát, bén nồm rễ. ẩm hay lặng - Lágió? không quang hợp được, các hoạt động sống -TạiKhikhác sao trờicũng khi nắng đánhbị ngưng, nóng,cây đi cây trồngkhô khô hanh, ởhéo nơi và khácgió cũng khô người có thổi ta-thểmạnh.Vì phải bịnhững chết.chọn ngàyngày râm đó câymát bịvà mấttỉa bớt nước lá hoặc nhiều. cắt ngắn ngọn?
  17. TIẾT 27 – BÀI 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu 2. Ý nghĩa của sự thoát hơi Sự thoát hơi nước qua lá nước qua lá 3. Những điều kiện bên ngoài phụ thuộc nào ảnh hưởng đến sự thoát vào những hơi nước qua lá? điều kiện bên ngoài nào? - Các điều kiện bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí đã ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
  18. TỔNG KẾT Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá: Phần lớn - Giúp cho việc vận chuyển nước và muối nước vào khoáng từ rễ lên lá. - Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh cây đi đâu? nắng mặt trời. Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí.
  19. TRÒ CHƠI Ô CHỮ AI NHANH HƠN ? 1 N I L Ô N G 2 M Ạ C H G Ỗ 3 K H Ô H Ạ N 4 Q U A N G H Ợ P 5 T H Í N H G I Ệ M 1.2.4. SáuTámSáu chữchữ chữ cái:cái: cái: KhiQuá Quá làm trình trình thí vận lánghiệm cây chuyển nhờ chứng cónước chất minh và diệp3.5. SáuChín lục, chữ chữsử cái:dụng cái: Khi Đểánh thờichứng sáng tiết mặtminh như trời, phầnthế khí nào lớn cacbônic thì nước cómuốichúngdo sự rễ thoátkhoáng hút ta cần vàohơi hòa tưới đãnước đượctan nhiều qua từ lá rễ lánước thải lêncác ra thân,chobạn ngoài cây đã lá lấyhơn?làchúng nhờ túi gìvàota đểmạchvà trùmnước nào lênđể của tổng2 cây? cây? hợp ra tinh bột và nhả ra khí ôxi gọiphải là làmquá gì?trình gì?
  20. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP * Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc nội dung bài. - Mô tả thí nghiệm của nhóm Dũng, Tú và nhóm Tuấn, Hải - Trả lời các câu hỏi trong SGK/T82 Sau 1 giờ A + Câu 4: Có thể thay cân bằng A 2 túi nilông. - Đọc mục “Em có biết?” Sau 1 giờ B B
  21. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Mỗi nhóm chuẩn bị: Đoạn cây xương rồng có gai, củ dong ta, củ hành, cành mây, cành mướp (hoặc bí, bầu). - Phần 1. Có những loại lá biến dạng nào? + Đọc thông tin. + Dự kiến trả lời các câu hỏi trong SGK/T83. - Phần 2. Biến dạng của lá có ý nghĩa gì? + Kẻ bảng ở SGK/T85 vào vở bài tập. ? Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì?
  22. CHÚC QUÝ THẦY, CÔ MẠNH KHỎE HẠNH PHÚC