Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2 - Phan Thị Huế

Từ năm 2008-2009, Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”  nhằm mục tiêu: huy động sức mạnh tổng hợp trong và ngoài trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội, phát huy tính  chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả … Cuộc vận động này đã và đang  được tất cả các cán bộ, giáo viên  trong ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung đều đồng tình và hưởng ứng.

Hưởng ứng cuộc vận động  “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD & ĐT đã phát động. Mỗi giáo viên không chỉ không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước mà còn không ngừng đổi mới cách tổ chức quản lí  lớp học  nhất là bậc tiểu học để các em đến trường với tâm trạng thoải mái, vui tươi, tạo không khí lớp học đầm ấm nhẹ nhàng để tất cả học sinh không phải “sợ” đến trường mà các em luôn cảm nhận được:

doc 19 trang Thu Yến 18/12/2023 120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2 - Phan Thị Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2 - Phan Thị Huế

  1. PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC HẠ ĐÌNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 2 Lĩnh vực : Chủ nhiệm Tên tác giả : Phan Thị Huế Giáo viên : Chủ n hiệm lớp 2 Đơn vị công tác : Trường tiểu học Hạ Đình Năm học: 2019 – 2020
  2. MỞ ĐẦU 1 . Lí do chọn đề tài Từ năm 2008-2009, Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm mục tiêu: huy động sức mạnh tổng hợp trong và ngoài trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội, phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả Cuộc vận động này đã và đang được tất cả các cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung đều đồng tình và hưởng ứng. Hưởng ứng cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD & ĐT đã phát động. Mỗi giáo viên không chỉ không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước mà còn không ngừng đổi mới cách tổ chức quản lí lớp học nhất là bậc tiểu học để các em đến trường với tâm trạng thoải mái, vui tươi, tạo không khí lớp học đầm ấm nhẹ nhàng để tất cả học sinh không phải “sợ” đến trường mà các em luôn cảm nhận được: -Công tác chủ nhiệm là công việc thường xuyên, luôn gắn bó với người giáo viên Vì vậy, mỗi giáo viên trong quá trình đảm nhiệm công tác này đều tích lũy cho mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hóa, kinh tế rộng rãi như đã nói trên thì vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề không hề cũ. Kéo theo, những kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích lũy được cần được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục đích làm tốt công tác chủ nhiệm, làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó là giáo dục, rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trở thành những người lao động vừa hồng, vừa chuyên, sống hoàn thiện có ích cho tương lai. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy và tổ chức giáo dục rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường tiểu học vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Xuất phát từ thực tế cũng như những gì tôi đã làm, tôi luôn tâm niệm sao để dạy dỗ, giáo dục các em trở thành người hữu ích cho xã hội, xứng đáng với 1/17
  3. hình ảnh đẹp mà xã hội cũng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý vì nó tạo ra những con người sáng tạo”. Để thực hiện điều này, tôi quyết tâm làm tốt công tác chủ nhiệm. Vì vậy trong năm học 2018 – 2019, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm đối với học sinh lớp 2” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này giúp tôi hiểu rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn của người giáo viên tiểu học để trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm về công tác quản lí lớp ở cấp tiểu học - nhất là học sinh lớp 2. Từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy và chủ nhiệm lớp cho bản thân. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này tập trung nghiên cứu về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm lớp học ở trường tiểu học. 4. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 2A3, trường Tiểu học Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội - Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm đối với học sinh lớp 2 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp để xử lí thông tin nhằm đưa ra những kết luận cần thiết và tổng kết kinh nghiệm. 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu - Giúp người giáo viên chủ nhiệm lớp có điều kiện gần gũi với học sinh, hiểu học sinh hơn để từ đó giáo dục các em ngày một tốt hơn . - Học sinh không còn tâm lí ngại gần gũi, tiếp xúc với giáo viên chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện để học sinh phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong học tập cũng như trong mọi hoạt động của lớp, của trường . 2/17
  4. NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát triển và bộc lộ hết khả năng của mình. Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoach, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người . Giáo dục là quá trình tác động đến thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội . Giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện . Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng, toàn dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của mỗi con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Đây chính là trách nhiệm chung của xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là người giáo viên chủ nhiệm lớp - người trực tiếp thường xuyên tiếp xúc với các em học sinh. Là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội . Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước tiên người giáo viên phải xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục, phải là người thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy giáo cô giáo, phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao 3/17
  5. tập đối với từng môn học Đó là buổi họp rất quan trọng vì thế tôi luôn kiểm diện phụ huynh có đi họp đầy đủ không, nếu vì lí do đặc biệt phụ nào không có mặt thì tôi sẽ thu xếp có một buổi gặp gỡ riêng để trao đổi lại tình hình học tập của các cháu . * Ổn định nền nếp : - Thời gian đầu hàng ngày tôi luôn theo sát hướng dẫn thật tỉ mỉ, uốn nắn các em vào nếp . Đồng thời tôi chỉ dẫn cách quản lớp cho từng cán bộ lớp. Mỗi em sẽ đảm nhận một việc. Khi đã thành nền nếp rồi, tôi giao việc kiểm tra lớp cho cán bộ lớp dưới sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm. + Giờ truy bài đầu giờ, tổ trưởng sẽ kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn, soạn sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ theo thời khóa biểu.Tổ trưởng chấm điểm vào sổ thi đua báo cáo lại cho lớp trưởng. + Lớp trưởng tổng hợp lại báo cáo cho cô giáo. Giáo viên dựa vào kết quả đó để chấn chỉnh kịp thời những học sinh chưa chấp hành đúng nội quy của trường, lớp. - Lập bảng thi đua giữa các tổ để theo dõi khen thưởng trong tháng, cuối tuần tặng cờ thi đua cho tổ ngoan, chăm học Trên bảng thi đua tôi dành phần chính giữa để theo dõi thi đua giữa các tổ trong tháng, mỗi tuần tổng kết thi đua một lần. Một góc để trưng bày những sản phẩm đẹp, bài thi chữ đẹp để động viên học sinh và là bài mẫu để học sinh trong lớp học tập, một góc để ghi danh sách các ngày sinh nhật của các con trong tháng. Với bảng thi đua này học sinh rất hào hứng thi đua luôn phấn đấu để tổ của mình dành được cờ thi đua trong tuần . - Cuối mỗi tuần vào giờ sinh hoạt lớp tôi đã kiểm điểm cụ thể. Tổ nào, cá nhân nào tốt sẽ được khen, biểu dương và có phần thưởng nhỏ động viên kịp thời, Còn em nào chưa tốt hay quên đồ dùng học tập hoặc sách vở thì tôi sẽ nhắc nhở, rút kinh nghiệm trước lớp. Nếu nhiều lần không sửa chữa, giáo viên ghi sổ liên lạc hay gọi điện trực tiếp cho phụ huynh biết để đôn đốc các em thực hiện tốt các nền nếp học tập. *Sinh hoạt theo chủ điểm tháng - Mỗi tháng đều có các ngày lễ kỉ niệm để giáo dục truyền thống, đạo đức, tình yêu quê hương đất nước . Dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu, của ban thiếu niên nhà trường đưa ra chủ điểm trọng tâm xuyên suốt một tháng. Từ chủ điểm đó giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch đề ra phương án, công việc cụ thể phù hợp với từng chủ điểm để giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện. Tuần nào cũng vậy cứ vào tiết thứ bảy ngày thứ sáu là tiết sinh hoạt lớp. Tiết sinh hoạt rất quan trọng vì trong các buổi sinh hoạt tập thể đánh giá lại mọi hoạt động của học sinh 10/17
  6. nhằm biểu dương kịp thời những học sinh có việc làm tốt để học sinh khác trong lớp học tập, đồng thời ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến với các em Trong mỗi tiết sinh hoạt ngoài việc tổng kết thi đua, khen trưởng những việc làm tốt mà học sinh đạt được trong tuần qua thì giáo viên sẽ khéo léo lồng ghép vào chủ điểm tháng để phát động phong trào thi đua, việc cần làm trong tuần tiếp theo. Tiết sinh hoạt lớp rất nhẹ nhàng các con sẽ vừa học, vừa chơi một cách thoải mải giáo dục thông qua các bài hát, trò chơi, vẽ tranh hay những việc làm thiết thực Nhưng qua đó lại đem lại hiệu quả rất lớn đó là giáo dục cho các con biết yêu quê hương đất nước, biết tôn sư trọng đạo, biết yêu quý mẹ và cô giáo Chính vì thế mà học sinh rất thích thú và luôn mong chờ đến tiết sinh hoạt lớp. Sau mỗi tháng giáo viên tự đánh giá kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm những việc làm chưa tốt và điều chỉnh phương pháp cho phù hợp. 2. Biện pháp cụ thể a. Đối với người giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng và Ban giám hiệu theo định kì hoặc đột xuất nếu có vấn đề gì cần giải quyết trong phạm vi quyền hạn của mình phải giải quyết công bằng, khách quan quá trình rèn luyện tu dưỡng của từng học sinh. Cùng với giáo viên bộ môn, phối hợp với các lực lượng xã hội khác tổ chức cho học sinh có điều kiện tham gia vào các hoạt động cộng đồng địa phương và hoạt động xã hội. Thông qua đó mà phát huy tác dụng của nhà trường trong xã hội, góp phần vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương đất nước theo mục tiêu của Đảng và nhà nước trong từng giai đoạn. Thực tế đã cho tôi thấy nếu muốn hiểu trò phải để chúng được bày tỏ ý kiến, người giáo viên phải biết lắng nghe những ý kiến của học sinh dù đó là những ý kiến chưa đúng. Phải tạo được một môi trường thân thiện giữa thầy và trò thì học sinh mới có nhiều cơ hội và mạnh dạn bày tỏ những suy nghĩ của mình. Biết nghe và chia sẻ với học sinh. Chuyện tưởng đơn giản là thế nhưng để làm được việc đó, nếu không có tấm lòng thực sự thương yêu trẻ thì không thể làm được. Công việc này được tiến hành thường xuyên chủ yếu trong giờ sinh hoạt lớp, học sinh được bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình giáo viên sẽ là người lắng nghe, tổng kết và điều chỉnh cho phù hợp với lớp mình phụ trách. Nghiên cứu nắm vững đường lối quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm. Nghiên cứu đặc điểm gia đình và tâm sinh lí từng học sinh để hiểu thêm những nguyên nhân, yếu tố tích cực hoặc tiêu cực tác động đến các em để phân 11/17
  7. loại nhóm học sinh theo đặc điểm học lực, tính cách, năng lực, hoàn cảnh Từ đó có giải pháp giáo dục thích hợp. Để làm được điều dó, người giáo viên chủ nhiệm còn phải biết phân tích được nguyên nhân của các hiện trạng, đặc điểm của từng học sinh. Ví dụ: đều là học sinh yếu nhưng có em do trí tuệ chậm phát triển, có em do hoàn cảnh, điều kiện, có em do phân tán tư tưởng không tập trung, Hay cùng một đối tượng học sinh chưa ngoan có em ảnh hưởng của bên ngoài, b. Đối với học sinh Tôi xem lại tình hình cụ thể của từng em mà tôi đã nắm sau đó tôi tiếp tục tìm hiểu tình hình gia đình cũng như những thay đổi về cách suy nghĩ của các em đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn hay học sinh cá biệt của năm nay và ghi cụ thể từng em để tiện theo dõi. Tôi thường tâm sự với học sinh ngoài giờ học, cô trò trao đổi gần gũi những vấn đề bình thường trong cuộc sống để chúng có thể trò chuyện với tôi. Bởi vậy học sinh của tôi có thể nói chuyện với tôi những gì chúng suy nghĩ. Đôi khi học sinh của tôi bày tỏ những bức xúc của các em về một sự hiểu lầm của bạn nào đó hay những vướng mắc về một vấn đề của trường, của lớp và tôi là chỗ dựa tin cậy để giúp các em giải toả những vướng mắc đó. Tôi thẳng thắn nhận lỗi nếu tôi thấy mình làm gì chưa đúng dù đó là lỗi nhỏ. Cuối mỗi tuần, tôi sinh hoạt lớp đều đặn theo lịch. Học sinh được trao đổi về những ưu điểm và tồn tại trong tuần qua, điều này rất quan trọng. Thường thì lớp tôi học sinh trao đổi rất sôi nổi, nhận xét, phê bình một cách thẳng thắn. Tôi sẵn sàng viết những lời khen hay những lời động viên vào một cuốn vở của em nếu trong tuần đó học sinh có nhiều tiến bộ để em làm quà tặng bố mẹ. Điều này học sinh tiểu học rất thích. Nếu trong tuần có học sinh bị phê bình nhiều trong giờ sinh hoạt, tôi thường gặp riêng em để nghe em nói vì sao em chưa cố gắng, sau đó tôi tìm cách nói lại cho lớp để em không buồn và tìm cách giúp em cố gắng bằng bạn. Trong lớp tôi, học sinh thường được các thầy cô khác đánh giá là mạnh dạn phát biểu. Tôi còn nhớ khi mới nhận lớp, các em rất rụt rè khi phát biểu ý kiến trong giờ học. Trong từng giờ học, tôi thường tổ chức trò chơi để thu hút sự chú ý tham gia và không gây nhàm chán cho các em. Tôi thường động viên và cộng điểm thi đua cho tổ nếu tổ nào hăng hái phát biểu. Chưa bao giờ tôi trách phạt học sinh vì đã phát biểu chưa đúng, thậm trí nếu có bạn nào cười vì những câu phát biểu lạc đề thì tôi thẳng thắn nhắc nhở học sinh đó không nên như vậy. Dần dần không khí lớp tôi khác hẳn, sôi nổi hẳn lên và chính điều này cũng là động lực giúp tôi có nhiều hứng thú trong giảng dạy. 12/17
  8. Với học sinh yếu, tôi không yêu cầu cao về kiến thức mà mỗi ngày tôi ra bài tập vừa sức để các em có thể làm. Những học sinh này tôi luôn ra những câu hỏi dễ để các em trả lời trong các giờ học và chính các bạn trong lớp cũng thường động viên những bạn này bằng những tràng vỗ tay tán thưởng. Vì thế không khí học tập của lớp tôi luôn sôi nổi. Tôi dành nhiều thời gian cho những hoc sinh yếu hơn và điều này cũng được tôi giải thích rất rõ với cả lớp để các bạn hiểu và biết chia sẻ giúp đỡ nhau khi tôi không có mặt kịp thời. Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để trao đổi về tình hình học tập cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em . Với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần. Kêu gọi học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Đề đạt với chi hội phụ huynh lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ những em đó. Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường, của hội phụ huynh học sinh. Chi hội phụ huynh học sinh đã mua quà thăm hỏi, tặng quà cho học sinh nghèo trong các dịp đầu năm, tết, cuối năm . Cuối mỗi tháng, tôi lại dành thời gian để cô, trò cùng nhau tổng kết thi đua sau đó bình chọn những bạn xuất sắc trong tháng. Về việc này tôi để học sinh tự xếp loại theo sự bình chọn của tổ. Sau đó tôi xem lại và nếu thấy hợp lý, tôi sẽ công bố xếp loại trước tập thể lớp. Với những học sinh cá biệt tôi thường cho các em cơ hội để sửa chữa nhưng những cơ hội ấy cũng được thông qua ý kiến của tập thể. Nếu học sinh có tiến bộ, tôi khen kịp thời để động viên. Đối với những học sinh còn chưa tiến bộ, tổ cùng nhau bàn bạc, tìm nguyên nhân, đưa ra cách giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc mà bạn chưa vượt qua được trong tháng đó. c. Đối với phụ huynh Thường xuyên liên hệ, trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp giáo dục, động viên giúp đỡ kịp thời từng học sinh nhất là đối với những học sinh cá biệt để nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát triển trí tuệ, năng lực. Tôi trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức như: có thể gặp trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại mỗi khi có sự việc cần trao đổi ngay, đôi khi chỉ là những thăm hỏi việc học tập sinh hoạt của học sinh ở nhà để tìm nguyên nhân học sa sút hay cùng nhau phối hợp để giúp học sinh tiến bộ. Thông qua các lần họp phụ huynh tôi lại có cơ hội được bày tỏ cách làm việc của mình trên lớp, thông báo cụ thể tình hình của từng em về mọi mặt để phụ 13/17
  9. huynh thấy ưu điểm và tồn tại của con em mình đồng thời tôi cũng lắng nghe để hiểu những tâm tư, nguyện vọng của họ cùng nhau bàn bạc thống nhất cách giáo dục con em mình cho phù hợp. Tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và kiến nghị lên nhà trường giúp đỡ. Để làm tốt các việc trên tôi cần phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể sau : - Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường. Mỗi tháng Ban giám hiệu tổ chức họp hội đồng sư phạm một lần đề ra kế hoạch chủ nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm của cả trường cũng như ở các khối lớp. Kế hoạch của Ban giám hiệu chính là “Kim chỉ nam” cho mỗi giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời trong lần họp định kì, Ban giám hiệu cũng được nghe những phản ánh từ giáo viên chủ nhiệm về thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện hoặc có ý kiến đề xuất nào tôi trực tiếp gặp Ban giám hiệu để Ban giám hiệu kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Những khó khăn thắc mắc tôi đều xin ý kiến chỉ đạo hoặc nhận sự giúp đỡ từ phía Ban giám hiệu. - Phối hợp với giáo viên bộ môn + Mặc dù đặc thù ở tiểu học số lượng giáo viên bộ môn không nhiều .Tuy nhiên thông qua giáo viên bộ môn tôi có thể biết thêm nhiều thông tin cần thiết để có phương pháp giáo dục thích hợp cho từng học sinh. Đây là hoạt động thường xuyên, liên tục. + Thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập của lớp, cũng như của từng học sinh để giáo viên bộ môn nắm bắt được khả năng của từng em mà có phương pháp giảng dạy thích hợp. + Cập nhật sổ điểm theo tháng, kịp thời Với cách làm này tôi sẽ nắm bắt được kết quả học tập của từng em và thông báo về gia đình, để gia đình và nhà trường có biện pháp giáo dục tích cực. - Phối hợp với Đội thiếu niên TPHCM Ngoài việc các em học tập kiến thức văn hóa thì việc các em tham gia các hoạt động của đội là điều tất nhiên. Thông qua những hoạt động của đội, các em sẽ được rèn luyện thêm nhiều phẩm chất của người học sinh cần có như tình đoàn kết lòng nhân ái, tinh thần cầu tiến Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong là giáo viên chủ nhiệm hiểu biết về hoạt động đội của các em, luôn động viên nhắc nhở uốn nắn các em trong các hoạt động đội. Không chỉ thế, Đội còn có biểu điểm thi đua hàng tuần giữa các lớp . Tôi luôn nắm chắc biểu điểm này để làm cơ sở đưa ra biểu điểm thi đua cho phù hợp với lớp mình. Để làm tốt được điều này cần có sự kết hợp theo dõi của đội ngũ cán bộ lớp, sao đỏ, ban thi đua nhà trường. 14/17
  10. CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Với những biện pháp nêu trên, tôi đã tiến hành thực nghiệm trên Lớp 2A3 tại trường Tiểu học Hạ Đình. Tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình đã đạt được kết quả tốt. Đa số học sinh của lớp tôi chủ nhiệm có ý thức, kỉ luật cao. Biết phê và tự phê bình, thi đua học tập rất sôi nổi ngay trong từng giờ học. Đa số học sinh trong lớp đã có tinh thần tự giác cao, có tinh thần tự học. Giờ truy bài thực sự hữu ích với các em vì đó chính là giờ tự học, tự kiểm tra rất có kết quả. Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn. Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường.Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành nội quy của trường tốt : Mặc đồng phục đúng quy định khi đến lớp – xếp hàng khi đến lớp và khi ra khỏi trường. Áp dụng những điều tôi đã nêu ra ở trên cho học sinh lớp tôi trong năm học 2019 - 2020 đã đạt được những kết quả cụ thể sau: - Duy trì được sĩ số học sinh 100% Trong học kì I của năm học này, lớp tôi đạt được những thành tích như sau: - Được nhận cờ thi đua trong các buổi chào cờ đầu tuần. - Hoàn thành sớm và tham gia 100% các hoạt động như: Thu các quỹ ủng hộ do phong trào đội phát động, thi vẽ tranh chào mừng các ngày kỉ niệm lớn trong năm, phong trào kế hoạch nhỏ rất sôi nổi hào hứng - Đạt kết quả xuất sắc và tốt trong các đợt kiểm tra nền nếp của ban thi đua nhà trường. 15/17
  11. KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm: Quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi rút ra kinh nghiệm như sau: - Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng học sinh , - Hiểu đặc điểm, tình hình, hoàn cảnh từng học sinh. - Đầu năm phải có một số nội quy, quy định riêng của lớp và phải được đưa ra cả lớp bàn bạc nhất trí để cùng nhau thực hiện. - Xây dựng đội ngũ các bộ lớp năng động và sáng tạo. Giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp chặt chẽ với cán bộ lớp để cùng giúp các em thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. - Giải quyết mọi vướng mắc của học sinh một cách công bằng. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh. - Thực hiện sinh hoạt lớp đều đặn, thi đua và tổng kết thi đua công bằng và phải được duy trì xuyên suốt năm học. - Phối hợp kịp thời và chặt chẽ với phụ huynh học sinh cũng như các giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong trường. 2. Khuyến nghị: Đối với cha mẹ học sinh: Cần quan tâm hơn nữa tới việc tự học, tự rèn ở nhà của các em, luôn báo với giáo viên chủ nhiệm những sai sót ở gia đình để cùng giáo viên có biện pháp uốn nắn, giáo dục. Đối với nhà trường: Cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề để phổ biến các kinh nghiệm có chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp để giáo viên trong nhà trường học hỏi và vận dụng vào thực tiễn. Trên đây là kinh nghiệm của bản thân trong quá trình làm công tác chủ nhiệm và giáo dục học sinh. Chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, mặc dù đã có những thành công nhất định trong công tác giáo dục học sinh, rất mong nhận được những đóng góp của đồng nghiệp để bản thân từng bước hoàn thiện mình, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ “Trồng người” – một nhiệm vụ đầy vinh quang nhưng cũng vô cùng nặng nề . Xin trân trọng cám ơn Hội đồng và các bạn đồng nghiệp đã dành thời gian để nghe (đọc) bài viết này của tôi! 16/17
  12. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Nội , ngày 19 tháng 02 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết không sao chép nội dung của người khác Người viết Phan Thị Huế 17/17
  13. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 . Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Đối tượng nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 2 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận 3 2. Thực trạng của vấn đề 4 2.1. Thuận lợi : 5 2.2 Khó khăn : 5 CHƯƠNG II: MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 2 7 1.Công tác tổ chức lớp 7 2. Biện pháp cụ thể 11 CHƯƠNG III 15 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 15 KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm: 16 2. Khuyến nghị: 16 18/17