SKKN Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh Lớp 3 - Vũ Như Quỳnh
1. So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong khi nói và viết, nhất là trong các văn bản nghệ thuật “ So sánh” vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả được cụ thể, sinh động, gợi cảm, vừa có khả năng truyền đạt những tư tưởng, tình cảm phong phú, phức tạp tinh tế. Với chức năng nhận thức, biểu cảm và với một cấu trúc đơn giản, dễ hiểu “so sánh” là phương tiện đắc địa giúp nâng cao năng lực diễn đạt cho học sinh Tiểu học.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh Lớp 3 - Vũ Như Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_to_chuc_day_hoc_bien_phap_so_sanh_nham_boi_duong_nang_l.docx
Nội dung text: SKKN Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh Lớp 3 - Vũ Như Quỳnh
- Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 I/ Lí do chọn đề tài 1 II/ Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 III/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 IV/ Phương pháp nghiên cứu 4 1.Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 4 2.Phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu 4 3 Phương pháp thực nghiệm 4 PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC BIỆN PHÁP SO SÁNH CHO HỌC SINH LỚP 3 5 I . Cơ sở lí luận 5 1.Một số vấn đề về biện pháp so sánh 5 1.1 Khái niệm về so sánh 5 1.2 Cấu tạo của so sánh tu từ 6 1.3 Các dạng của so sánh 6 1.4 Chức năng của so sánh 8 2.Cơ chế tạo so sánh 9 3. Đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu và việc dạy học biện pháp so sánh 10 II Cơ sở thực tiễn 11 1. Thực trạng dạy học so sánh 11 1.1. Nội dung So sánh SGK Tiếng Việt 3 11 2. Thực trạng dạy học biện pháp so sánh và việc ứng dụng nó trong khi viết văn của học sinh 21 2.1 Thực trạng việc tổ chức dạy và học nội dung so sánh 21 3. Nguyên nhân và giải pháp 22 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY BIỆN PHÁP “SO SÁNH” NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VIẾT VĂN CHO HỌC SINH LỚP 3 24 I . Sự cần thiết phải đưa bộ môn phong cách học ngay từ bậc tiểu học 24 II. Quy trình tổ chức dạy học so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3 25 1. Tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh các tri thức lí thuyết về so sánh 25 1.1 Mục đích yêu cầu 25 1.2Cách tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức về so sánh 25
- Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3 2. Tổ chức rèn luyện thực hành về so sánh 29 2.1 Mục đích của việc tổ chức rèn luyện thực hành về so sánh 29 2.2 Tổ chức rèn luyện về so sánh 29 2.2.1 Tổ chức rèn luyện về so sánh trong giờ Luyện từ và câu 29 2.2.2 Hệ thống bài tập luyện tập thực hành 32 2.2.2.Tổ chức rèn luyện về “ so sánh” trong giờ Tập làm văn 42 PHẦN KẾT LUẬN 45
- Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3 PHẦN MỞ ĐẦU I/ Lí do chọn đề tài 1. So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong khi nói và viết, nhất là trong các văn bản nghệ thuật “ So sánh” vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả được cụ thể, sinh động, gợi cảm, vừa có khả năng truyền đạt những tư tưởng, tình cảm phong phú, phức tạp tinh tế. Với chức năng nhận thức, biểu cảm và với một cấu trúc đơn giản, dễ hiểu “so sánh” là phương tiện đắc địa giúp nâng cao năng lực diễn đạt cho học sinh Tiểu học. Môn Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông có vị trí quan trọng trong cuộc sống, nó cung cấp cho học sinh hệ thống những tri thức cơ bản, hiện đại về tiếng Việt và kĩ năng sử dụng tiếng Việt nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt chuẩn mực, trong sáng. Từ đó các em biết trân trọng yêu quý tiếng mẹ đẻ và có ý thức giữ gìn, làm giàu có thêm tiếng nói của dân tộc . Theo quan điểm chỉ đạo mới của chương trình Tiếng Việt – dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp tức là quan điểm dạy tiếng trong quan điểm với việc rèn luyện ngôn ngữ, rèn luyện và phát triển tư duy; là quan điểm tận dụng tối đa năng lực tiếng Việt sẵn có của học sinh . Đây là quan điểm cơ bản, chủ yếu chi phối toàn bộ quá trình dạy và học tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học hiện nay. Việc chương trình Tiếng Việt đưa nội dung “so sánh”vào dạy trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 đã phản ánh một sự chuyển đổi khá căn bản của chương trình, đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ mới của môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ tư tưởng của việc cần thiết phải đưa bộ môn phong cách học vào dạy và học ngay từ những lớp đầu bậc Tiểu học. 2. Trong ngôn ngữ, cụ thể là phong cách học, “so sánh” là một trong những vấn đề lí thú được nhiều nhà phong cách học quan tâm, nghiên cứu. Và những vấn đề về “so sánh” cũng được đưa vào dạy trong các lớp cấp 2 và cấp 3 từ trước tới nay. Song đối với Tiểu học, đây là nội dung đầu tiên được đưa vào dạy thành bài trong chương trình lớp 3.Tuy là lớp 3 các em mới được học nội dung này, song thực chất các em đã được làm quen với hình thức diễn đạt nghệ thuật này qua các bài tập đọc lớp 1, lớp 2 và trong giao tiếp hàng ngày. 3. Chúng ta đã biết dạy tiếng Việt ở Tiểu học không chỉ là dạy tri thức mà quan trọng là dạy kĩ năng sử dụng tiếng Việt để sản sinh và lĩnh hội lời nói trong giao tiếp. Thông qua đó môn học này còn hướng tới yêu cầu phát triển trí tuệ, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Mục tiêu của học Tiếng Việt ở Tiểu học là phải gắn bó chặt chẽ và hỗ trợ cho viêc nói và viết của học Page 1
- Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3 sinh. Nội dung “so sánh” đưa vào dạy trong chương trình thể hiện rõ quan điểm này. Bằng những tri thức về “so sánh” được học trong phân môn Luyện từ và câu đã giúp học sinh có thể sử dụng nó để tạo ra những cách diễn đạt có hình ảnh mới mẻ, sinh động và gợi cảm trong lời nói cũng như trong khi hành văn. Đồng thời nó cũng giúp cho các em có cảm thụ, lí giải, bình giá đúng đắn, tế nhị, sâu sắc các hình ảnh nghệ thuật có trong các tác phẩm văn chương mà các em có dịp được học trong các bài tập đọc, kể chuyện. Chính điều này đã giúp cho các em có thể từng bước nâng cao năng lực trong sản sinh và lĩnh hội ngôn bản. 4. “So sánh” là mảng kiến thức chuyên sâu mang tính sáng tạo, phục vụ đắc lực và trực tiếp cho việc nâng cao khả năng diễn đạt của học sinh trong khi nói và viết, đặc biệt là khi viết văn. Vì vậy, nếu luyện từ và câu là mảnh đất cung cấp cho học sinh những kiến thức mang tính chuyên sâu về “so sánh” thì Tập làm văn là mảnh đất màu mỡ để các em được rèn luyện, được trau dồi những gì mình đã học , biến những kiến thức đã học thành kiến thức của riêng mình và Tập đọc. Kể chuyện là mảnh đất cho các em có cơ hội được chiêm nghiệm và thưởng thức về những cái hay, cái đẹp của những biện pháp nghệ thuật mình đã học. Như vậy dạy “so sánh” không phải chỉ là công việc của phân môn Luyện từ và câu mà nó cần phải được dạy trong sự tích hợp giữa các môn học với nhau để tạo ra một kết quả học tập tốt nhất. So sánh có vai trò và tác dụng to lớn trong việc thực hiện mục tiêu của chương trình đề ra. Rất quan trọng và cần thiết, song vấn đề tổ chức dạy nó như thế nào để đạt hiệu quả cao, để học sinh có thể ứng dụng nó trong khi nói và viết nhất là khi viết văn thì vấn đề này vẫn chưa được các nhà sư phạm quan tâm nên chưa phát huy được tính tích cực tối ưu của nó. Vẫn còn hàng loạt các vấn đề đang được đặt ra cho các nhà giáo dục như: dạy và học biện pháp so sánh như thế nào để đạt được hiệu quả cao? Và cần tổ chức dạy học như thế nào để học sinh có thể vận dụng nó trong khi nói và viết có hiệu quả? Hay tổ chức dạy học như thế nào nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh? Cần bàn thêm những vấn đề gì ở nội dung chương trình sách giáo khoa? Tất cả những vấn đề trên gợi mở, định hướng cho tôi chọn đề tài: Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3 II/ Phạm vi nghiên cứu của đề tài “So sánh” được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiến nói hàng ngày, trong sách vở và trong văn chương nghệ thuật. Trong chương trình Tiếng Việt phổ Page 2
- Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3 a.1) Bài tập điền từ tạo hình ảnh so sánh Ví dụ : Chọn những từ ngữ thích hợp dưới đây, điền vào chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh trong câu văn . * Sương sớm long lanh như * Nước cam vàng như * Hoa xoan nở từng chùm như . * Tiếng ve đồng loạt cất lên như ( nắng, những chùm sao, những hạt ngọc, một dàn đồng ca ). Bước 1 : Đọc hoặc ghi ngữ liệu và lệnh bài tập lên bảng. Bước 2 : Hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập Giáo viên Học sinh - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Các em xem các sự vật đưa ra ở đây - Sương sớm, nước cam, hoa xoan là gì? nở,tiếng ve . - Trong số các hình ảnh đã cho dưới - Sương sớm – những hạt ngọc, màu đây, những từ ngữ nào gợi cho ta liên nước cam vàng – mật ong, hoa xoan nở tưởng đến giọt sương, màu vàng của – những chùm sao, âm thanh của tiếng nước cam, hoa xoan nở, âm thanh của ve kêu – một dàn đồng ca. tiếng ve kêu? Bước 3 : Nhận xét, chốt lại kiến thức và nêu tác dụng của biện pháp so sánh. Bằng việc lựa chọn những từ ngữ cho sẵn trong ngoặc, chúng ta đã tạo ra được những hình ảnh so sánh đẹp. Chính việc sử dụng phép so sánh, đã cho chúng ta tạo được những hình ảnh đẹp trong khi diễn đạt, vì vậy khi diễn đạt, để tăng sức hấp dẫn cho lời nói của mình các em nên chú ý sử dụng so sánh. a.2) Bài tập điền từ cho trước( số từ đã cho nhiều hơn số ô trống) Ví dụ : Hãy lựa chọn các từ ngữ đã cho dưới đây để điền vào ô trống tạo hình ảnh so sánh sao cho phù hợp nhất . * Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như . * Tiếng trống trường rộn rã như * Nắng cứ như từng xối xuống mặt đất. * Lá lựu dày và nhỏ lấp lánh như . ( tiếng trống hội, thuỷ tinh, dòng lửa, cánh diều,cánh cò bay) b) Bài tập điền từ không cho trước Page 37
- Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3 Ví dụ : Hãy điền những từ ngữ thích hợp để tạo thành những thành ngữ có hình ảnh so sánh. Trắng như Chậm như Đen như . Đỏ như . Nhanh như c) Bài tập sắp xếp từ tạo câu có hình ảnh so sánh Ví dụ : Thêm từ, thay từ tạo câu văn có hình ảnh so sánh * Dòng sông, quanh co, uốn khúc. * Tiếng gió, vi vu, thổi . * Trước gió, rung rinh, cánh hoa. d) Bài tập phát triển ý, tạo hình ảnh so sánh Ví dụ : Cho các câu văn dưới đây, dựa vào ý của các câu văn em hãy tạo nên những hình ảnh so sánh : * Mắt mèo, đen, tròn và rất đẹp. * Bộ lông của những chú thỏ mướt và đẹp. * Ban đêm, đường phố có nhiều đèn điện sáng. e) Bài tập viết lại câu văn có hình ảnh so sánh Ví dụ: Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng biện pháp so sánh . * Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở đỏ hoa. * Xe cộ chạy nhanh vun vút trên đường nhựa. * Bé có đôi mắt đen tròn, 2 hai má đỏ hồng , 2.1.3.4.3 Bài tập sáng tạo Là những bài tập không bị quy định bởi từ ngữ, mẫu câu hay cấu trúc trước mà học sinh phải tự mình tạo ra câu văn, đoạn văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Mục đích – yêu cầu: Học sinh phải viết được những câu văn, những đoạn văn về một chủ đề hay một nội dung nào được sử dụng hình ảnh so sánh mà không theo một mẫu câu hay một sự gợi ý nào. các em tự mình suy nghĩ và đưa ra các câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh của bản thân. Đây là dạng bài tập sáng tạo vì vậy ở dạng bài tập này chúng ta sẽ tích hợp rèn được cho học sinh các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp đồng thời rèn luyện cho các em kĩ năng vận dụng hình ảnh so sánh trong khi viết văn. Page 38
- Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3 Ngữ liệu : ngữ liệu đưa ra dưới nhiều hình thức, có thể là lệnh các bài tập, có thể là tranh ảnh khơi gợi nguồn sáng tạo ở các em, cũng có thể tổ chức cho các em quan sát thực tế và tự mình phát hiện ra những sự vật hiện tượng giống nhau ngoài hiện thực khách quan và từ đó bật lên những hình ảnh so sánh ý vị, độc đáo riêng của mình. Cụ thể : a) Dạng bài tập quan sát tranh tạo câu có hình ảnh so sánh Ví dụ : Hãy quan sát bức tranh sau đây và tạo những câu văn có hình ảnh so sánh mà em liên tưởng, tưởng tượng được. (tranh vẽ chỉ mang tính chất ví dụ ) Bước 1: Đưa ra lệnh bài tập và các bức tranh Bước 2: Gợi ý, hướng dẫn học sinh quan sát tranh. - Khi giáo viên đưa tranh vẽ ra các em nhìn vào tranh vẽ và tự quan sát, tưởng tượng. Đây là một đáp án mở, mỗi học sinh có thể huy động vốn sống, kinh nghiệm của mình để đưa ra những câu so sánh khác nhau. Học sinh có thể nhìn toàn bộ bức tranh rồi đưa ra những câu so sánh, cũng có thể nhìn một bộ phận nào đó trong tranh quan sát làm sao cho học sinh đưa ra được các hình ảnh so sánh là đạt. Lưu ý : Để học sinh có thể quan sát và có những tưởng tượng, liên tưởng tốt thì chúng ta có thể đưa ra những bức tranh ngay trong sách giáo khoa theo các chủ đề khác nhau. Như vậy, học sinh có sự định hướng hơn trong việc quan sát, liên tưởng , đồng thời vốn từ ngữ về các chủ đề trên học sinh cũng đã được cung cấp, như vậy sẽ dễ dàng hơn cho học sinh trong việc tạo lập hình ảnh so sánh. Page 39
- Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3 b) Dạng bài tập yêu cầu các em viết đoạn văn về một chủ đề, một nội dung nào đó, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh. Ví dụ : Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu có sử dụng biện pháp so sánh về con vật, đồ vật. Về mặt kĩ năng: Với những bài tập này, giáo viên định hướng cho học sinh trong việc xác định đối tượng cần miêu tả cũng như đối tượng đưa ra để so sánh là gì? để học sinh có cơ sở và không bị mơ hồ trong việc lựa chọn những hình ảnh so sánh. Ví dụ : Khi viết về con vật thì các em định lựa chọn đặc điểm nào để đem ra so sánh ? – ví dụ: viết về con mèo thì chúng ta có thể đem ra so sánh về những đặc điểm gì: hình dáng ( bộ lông, mắt, tai, ), hành động(chạy, nhảy, đùa giỡn ) Với việc hướng dẫn học sinh xác định từng bước các đối tượng miêu tả, chúng ta dẫn dắt và định hướng dần dần cho học sinh biết lựa chọn và sử dụng phép so sánh trong hành văn của mình. 2.2.1.3 Xây dựng một số trò chơi học tập hỗ trợ cho việc rèn luyện thực hành nội dung so sánh Xây dựng một số trò chơi học tập nhằm bổ trợ cho việc rèn luyện kĩ năng tạo lập cũng như ứng dụng biện pháp so sánh trong khi nói và viết . TRÒ CHƠI “ AI TÀI SO SÁNH” 1. Mục đích : Giúp học sinh có khả năng ứng dụng những kiến thức đã học về so sánh vào trong thực tế, tạo sự mạnh dạn, tự tin trong học tập ở các em, tạo không khí học tập vui vẻ- học mà chơi, chơi mà học- giúp các em có điều kiện được củng cố, khắc sâu những kiền thức đã học. 2. Đối tượng chơi: Học sinh lớp 3 3. Thời gian: Khoảng 3-5 phút 4. Chuẩn bị: Giáo viên chia bảng thành 2 phần hoặc có thể dùng 2 bảng phụ để 2 đội chơi có thể viết. Giáo viên chọn 10-12 em học sinh thuộc các tổ khác nhau trong lớp chia làm 2 đội chơi, mỗi đội khoảng 5-6 em lên bảng. Giáo viên viết sẵn những câu thiếu một vế so sánh để học sinh lựa chọn hình ảnh so sánh điền vào. Page 40
- Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3 Khoẻ như Đẹp như Trắng như Đỏ như 5. Luật chơi: Hai đội chia làm hai hàng, khi nào giáo viên hô bắt đầuthì lần lượt em đầu tiên của mỗi đội lên trên bảng ghi hình ảnh so sánh mà mình vừa nghĩ được, cứ thế lần lượt các em nối tiếp nhau lên bảng điền cho đến hết thời gian, nếu đến lượt em nào đó mà em đó chưa nghĩ ra được thì có thể xuống để bạn khác trong đội lên điền. Trong thời gian chơi, nếu học sinh nào chưa về đến địa điểm của mình mà học sinh tiếp theo đã lên thì không được tính điểm. Hết thời gian chơi, giáo viên cùng học sinh nhìn lên bảng nhận xét và đếm những câu văn có hình ảnh so sánh mà các bạn ở hai đội đã tạo được. Đội nào tìm được nhiều hình ảnh so sánh đúng đội đó sẽ thắng cuộc. Với trò chơi này, học sinh có thể điền rất nhiều từ, cụm từ để tạo thành một hình ảnh so sánh. Ví dụ: Khoẻ như: voi, trâu, hổ, lực sĩ ; Đẹp như: tiên, hoa, cô tấm ; Trắng như: tuyết, bột, vôi, phấn, ; Đỏ như: son, gấc, máu, màu cờ Mỗi một hình ảnh các em tạo được sẽ làm giàu vốn từ, vốn những hình ảnh so sánh có sẵn để khi cần các em có thể đem ra để sử dụng. TRÒ CHƠI AI TÀI ĐỐI ĐÁP 1. Mục đích : Tạo cho học sinh được rèn luyện thực hành so sánh trong nói năng, tạo cho các em một thói quen sử dụng nó trong nói viết. 2. Đối tượng: Học sinh lớp 3 3. Thời gian: 5-7 phút 4. Luật chơi; Mỗi đội cử ra 5 học sinh, đứng làm hai hàng đối diện với nhau, một đội nêu một vế của một phép so sánh, đội kia trong vòng một phút phải nói ngay được vế 2 - điền hình ảnh so sánh vào để tạo câu có hình ảnh so sánh . Rồi tiếp đến đội kia nêu một vế và đội này lại có nhiệm vụ tạo hình ảnh so sánh mà đội bạn vừa nêu. Trong vòng 7 phút đội nào tạo được nhiều hình ảnh so Page 41
- Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3 sánh, đội đó sẽ thắng cuộc. Lưu ý, các đội được nêu số lần câu hỏi như nhau, độ nào nêu câu hỏi đội đó phải có sẵn đáp án - để khi đội bạn không trả lời được thì đội nêu câu hỏi phải đưa ra đáp án. Giáo viên và học sinh cùng làm trọng tài, khi đội nào nêu được hình ảnh so sánh đúng, giáo viên đánh dấu x vào phía bên của đội đó để cuối cùng có căn cứ đánh giá kết quả. Ví dụ: Đội 1: Trăng tròn như cái gì? Đội 2: Trăng tròn như quả bóng, mắt cá, trái bưởi Đội 2: Ông mặt trời đỏ ối như cái gì? Đội 1: Ông mặt trời đỏ như chiếc thau đồng , quả cầu lửa Hết thời gian đội nào tạo được nhiều hình ảnh so sánh đội đó sẽ thắng cuộc . Lưu ý : Nếu đội nêu câu hỏi mà không có sẵn đáp án khi đội bạn không trả lời được mà đội nêu lại không có đáp án thì sẽ bị phạt. 2.2.2.Tổ chức rèn luyện về “ so sánh” trong giờ Tập làm văn . Chúng ta có thể ví von quy trình học tiếng Việt ở tiểu học như con tằm nhả tơ: tất cả những tiết học về Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu là lúc tằm đang ăn dâu và đến giờ Tập làm văn là thời gian tằm nhả tơ. Vì vậy, tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn của học sinh thì sản phẩm chúng ta đem ra để đánh giá phải là những bài văn của học sinh có sử dụng hình ảnh so sánh.Việc tổ chức cho học sinh được rèn luyện cũng như ứng dụng so sánh trong khi viết văn không phải được diễn ra ở tất cả các tiết Tập làm văn mà nó chỉ được diễn ra ở một số tiết có nội dung phù hợp mà học sinh có thể vận dụng được như: Học kì I: Tiết 3, tuần 3, tr27- chủ đề Mái ấm: kể về gia đình; tiết 6, tuần 6, tr52- chủ đề Tới trường: kể lại buổi đầu đi học; tiết 8, tuần 8, tr68 - chủ đề Cộng đồng: kể về người hàng xóm; tiết 11, tuần11, tr92 - chủ đề Quê hương: nói về quê hương; tiết 12, tuần 12, tr102- chủ đề Bắc -Trung – Nam: nói, viết về cảnh đẹp đất nước; tiết 16, tuần 16, tr138-chủ đề về Thành thị và Nông thôn: nói về thành thị nông thôn; tiết 17, tuần 17,tr147- chủ đề về Thành thị và Nông thôn: viết về thành thị, nông thôn. Học kì II: tiết 22, tuần 22, tr38- chủ đề Sáng tạo: nói, viết về người lao động trí óc; tiết 23, tuần 23, tr48-chủ đề Nghệ thuật: kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật ; tiết 25, tuần 25, tr64- chủ đề Lễ hội: kể về lễ hội; tiết 17, tuần 27, tr72- chủ đề Lễ hội: kể về một ngày hội; tiết 28, tuần 28, tr88- chủ đề Thể thao: viết lại một tin thể thao trên báo, đài; tiết 29, tuần 29, tr96- chủ đề Thể thao: viết về Page 42
- Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3 một trận thi đấu thể thao; tiết 31, tuần 31, tr112-chủ đề Ngôi nhà chung: thảo luận về bảo vệ môi trường; tiết 32, tuần 32, tr120- chủ đề Ngôi nhà chung: nói, viết về bảo vệ môi trường . Giờ Tập làm văn là giờ học rèn nhiều thao tác cũng như kĩ năng, trong đó việc rèn cho học sinh có ý thức sử dụng so sánh trong khi diễn đạt chỉ là một trong số rất nhiều nội dung của phân môn Tập làm văn, vì vậy chúng ta không thể lạm dụng tiết Tập làm văn vào việc rèn luyện nội dung so sánh. Giờ Tập làm văn là môi trường kích thích các em ứng dụng những gì mình đã học, là thời gian để học sinh thử nghiệm và kiểm tra khả năng ứng dụng về so sánh vào nói và viết một cách nhiều nhất. Giáo viên phải khai thác tuyệt đối khả năng này . Ví dụ: khi cho học sinh nói, viết về quê hương, giáo viên có thể dẫn dắt, định hướng cho các em trong việc sử dụng biện pháp so sánh như sau: Ở quê hương chúng ta có rất nhiều cảnh đẹp: con đò, cây đa, luỹ tre, đàn trâu lững thững đi, cánh đồng lúa xanh rờn, xe cộ đi lại trong số những cảnh vật vừa nêu trên, ai có thể dùng hình ảnh so sánh để diễn tả về một trong số những cảnh vật đó. Khi đưa ra những cảnh vật, đó là một định hướng để cho học sinh có cơ sở trong việc liên tưởng, tưởng tượng để tạo ra hình ảnh so sánh. Giáo viên cũng có thể dẫn dắt bằng cách khác. Gọi 1, 2 học sinh đứng lên kể về những cảnh vật quê hương, sau đó nhận xét, chốt lại và đưa ra câu hỏi gợi mở – Bạn đã nêu rất nhiều câu văn để nói về quê hương, ai có cách nói khác, cách diễn đạt khác, chẳng hạn dùng biện pháp so sánh để diễn tả một số cảnh vật của quê hương em. Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, học sinh phải suy nghĩ. Sau đó gọi 1, 2 học sinh lên bảng kể những hình ảnh về quê hương mà các em có thể sử dụng biện pháp so sánh để diễn đạt. Cuối cùng giáo viên nhận xét, biểu dương và chốt lại những ý đúng, đồng thời nêu qua tác dụng của việc sử dụng biện pháp so sánh, từ đó khuyến khích các em hãy sử dụng biện pháp so sánh cho sự diễn đạt của mình trong khi làm bài văn viết. Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh: “ Viết 5 đến 7 câu văn ( có sử dụgn hình ảnh so sánh ) để nói về quê hương em” chắc chắn học sinh sẽ có ý thức sử dụng so sánh một cách tốt nhất. 2.2.3 Tổ chức rèn luyện nội dung “ so sánh” trong giờ tập đọc và giờ kể chuyện. Các câu văn , câu thơ có sử dụng hình ảnh so sánh xuất hiện rất nhiều trong các bài tập đọc cũng như kể chuyện. Bởi vậy, trong khi dạy, giáo viên phải khéo léo, gợi mở cho học sinh có điều kiện vận những kiến thức mình đã học Page 43
- Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3 trong việc cảm thụ những tác phẩm văn học một cách tốt hơn, đồng thời giáo viên cho học sinh thấy được tác dụng của việc sử dụng biện so sánh trong trong khi diễn đạt. Từ đó học sinh mới dần dần cảm nhận được tác dụng của biện pháp so sánh, để có ý thức sử dụng nó một cách tốt nhất trong khi nói và viết. Page 44
- Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3 PHẦN KẾT LUẬN 1. Từ trước tới nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được các nhà giáo dục quan tâm. Nhiều phương pháp dạy học mới ra đời và đã được ứng dụng có hiệu quả trong quá trình dạy học. Một phương pháp đang chiếm ưu thế hiện nay là phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm. Phương pháp dạy học đã phát huy được vai trò tích cực, tự lực của học sinh, tạo được không khí sôi nổi trong giờ học, khắc phục được tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động của một số phương pháp dạy học truyền thống. Bằng những kết quả đã đạt được thông qua thực nghiệm đã chứng tỏ việc tổ chức dạy học so sánh theo hướng tích hợp nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh là một hướng đi mới và thiết thực. Đa dạng hoá các loại hình hoạt động và coi trọng việc tổ chức cho các em được luyện tập thực hành so sánh nhằm tạo nhu cầu cũng như thói quen cho học sinh sử dụng so sánh đồng thời chú ý tới việc tổ chức dạy tích hợp nội dung so sánh trong nhiều phân môn khác nhau sẽ tạo cơ hội cho học sinh được thể nghiệm và được ứng dụng những kiến thức mình đã học. Nếu chúng ta tổ chức dạy học tốt nội dung so sánh trong các giờ Luyện từ và câu đồng thời luôn có ý thức dạy tích hợp nội dung này trong các phân môn Tập làm văn, Kể chuyện thì sẽ bồi dưỡng được năng lực viết văn hay không những chỉ cho học sinh lớp 3 mà nó còn đặt nền móng cho các lớp học tiếp theo. 2 . Trong đề tài này, tôi đã tiến hành tổ chức dạy trên giờ Luyện từ và câu, trên cơ sở tôn trọng tính pháp lí của sách giáo khoa, vì vậy, tôi tổ chức khắc hoạ những kiến thức lí thuyết thông qua hệ thống bài tập sách giáo khoa. Tuy nhiên, có đôi chỗ về ngữ liệu và lệnh bài tập trong sách giáo khoa còn nhiều điểm chưa hợp lí, vì thế, tôi đã mạnh dạn đề xuất việc điều chỉnh bổ sung những điểm bất hợp lí đó cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh cũng như phù hợp với việc cung cấp những mạch kiến thức cơ bản cần đạt được về nội dung so sánh mà chương trình đề ra. Theo quan điểm của tôi là học sinh chỉ có thể nhận diện, ứng dụng những kiến thức về so sánh trong khi nói và viết khi chúng được khắc hoạ những kiến thức cơ bản về so sánh và đã hiểu được một cách sơ giản nhất. Vì vậy, tổ chức dạy học như thế nào để thông qua hệ thống bài tập học sinh vẫn có thể khắc hoạ những kiến thức lí thuyết là những vấn đề chúng tôi quan tâm và giải quyết. Và trong đề tài này, tôi cũng đã đưa ra một số dạng bài tập thực hành, một số trò chơi học tập nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nhận diện, xác Page 45
- Tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3 định biện pháp so sánh, rèn luyện kĩ năng tạo lập các hình ảnh so sánh và đặc biệt là biết vận dụng so sánh vào viết văn. Qua quá trình thực nghiệm ở lớp tôi thì tôi thấy rằng: học sinh rất hứng thú trong học tập, nắm chắc kiến thức về so sánh và biết vận dụng so sánh vào viết văn. Vì vậy mà kết quả kiểm tra các bài luyện từ và câu và tập làm văn tăng lên rõ rệt. Trên đây là một số việc làm của tôi về việc tổ chức dạy học biện pháp so sánh nhằm bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 3. Rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các bạn đồng nghiệp, sự chỉ đạo của cấp trên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục ngày một đi lên. Xin chân thành cảm ơn ! Page 46