Tài liệu Hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THCS môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔ ĐUN
Mô đun 2 “Sử dụng phương pháp giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh Trung học cơ sở trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp” là một trong 9 mô đun
bồi dưỡng thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho giáo viên cấp Trung học cơ
sở để phát triển năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung
học và đáp ứng Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 2018.
Mô đun này được biên soạn dành cho giáo viên Trung học cơ sở để trở thành lực lượng
cốt cán triển khai các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn tiếp theo triển khai Chương trình Hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp 2018 ở trường Trung học cơ sở.
Mô đun này gồm các nội dung cơ bản, quan trọng có vai trò định hướng nhận thức và
hoạt động của giáo viên cốt cán: 1) Các xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật giáo
dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Trung học cơ sở; 2) Lựa chọn, sử dụng
các hình thức, phương pháp, kĩ thuật giáo dục phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh Trung học cơ sở trong Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
2018; 3) Lựa chọn và xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp phù hợp, hiệu quả nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Trung học cơ sở.
Mô đun được biên soạn theo phương pháp học tập kết hợp học trực tuyến và trực tiếp,
trong đó có 3 ngày người học (người tham gia) học tập trực tiếp, tương tác và hoạt động
cùng nhau dưới sự định hướng, tổ chức, hướng dẫn của giảng viên sư phạm chủ chốt (người
hướng dẫn).
Tài liệu mô đun 2 được biên soạn dành cho cả hai đối tượng sử dụng là người hướng
dẫn và người tham gia bồi dưỡng.
2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔ ĐUN
- Phân tích được những vấn đề chung về phương pháp giáo dục phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh Trung học cơ sở.
- Phân tích được các hình thức, phương pháp giáo dục và các yêu cầu lựa chọn, vận
dụng hình thức, phương pháp giáo dục khoa học, khả thi, phù hợp, đáp ứng khung yêu cầu
cần đạt của Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 2018 đã quy định.
- Vận dụng quy trình lựa chọn và xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp tổ
chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề; thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp của chủ đề theo chuỗi hoạt động của học sinh Trung học cơ sở.
- Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển khả năng lựa chọn và sử dụng các hình thức, phương
pháp giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực học sinh Trung học cơ sở. 
pdf 138 trang Hoàng Cúc 25/02/2023 3441
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THCS môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_boi_duong_giao_vien_pho_thong_cot_can_mo.pdf

Nội dung text: Tài liệu Hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THCS môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHƯƠNG TRÌNH ETEP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG CỐT CÁN (Bồi dưỡng trực tiếp) MÔ ĐUN 2 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2020 1
  2. B<) GIAO DT)C VA DAO T ~0 TRVONG D~I HOC SV PRAM CHVONG TRiNH ETEP THANH PH6 H6 cHi MINH TAl LIE. U HUONG DAN BOI DUONG GIAo VIEN PH6 THONG coT cAN (B6i du5ng trvc tiSp) MODUN" 2 SU DUNG. PHUONG PHAP DAY. HOC . VA GIAO DUC. PHAT TRIEN PIIAM CHAT, NANG LVC HQC SINH TRUNG HQC CO SO HO~ T D<)NG THAI NGHI_¢M, HUONG NGHI_¢P Dai. dien . Ban bien soan. Chu bien TS. Ng uy ~n D ~ c Thanh Thanh phB HB Chi Minh - nam 2020
  3. MỤC LỤC Biên soạn tài liệu 4 Kí hiệu viết tắt 5 Chú giải thuật ngữ 6 Đề cương chi tiết mô đun 8 1. Giới thiệu tổng quan về mô đun 8 2. Yêu cầu cần đạt của mô đun 8 3. Nội dung chính 9 4. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng 10 4.1. Kế hoạch bồi dưỡng qua mạng (5 ngày) .10 4.2. Kế hoạch bồi dưỡng qua mạng (7 ngày) .20 4.3. Kế hoạch bồi dưỡng trực tiếp (3 ngày) .22 5. Tài liệu đọc 41 Nội dung 1. Những vấn đề chung về phương pháp giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực 41 1.1. Khái quát về giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực . . 41 1.2. Xu hướng hiện đại về phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực . . .50 Nội dung 2. Các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Trung học cơ sở 63 2.1. Đặc điểm của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 63 2.2. Các hình thức và phương pháp tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Trung học cơ sở 68 Nội dung 3. Lựa chọn và sử dụng hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề ở trường Trung học cơ sở 96 3.1. Chiến lược giáo dục chủ đề . . 96 3.2. Cơ sở lựa chọn, sử dụng hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề . 98 3.3. Quy trình lựa chọn, sử dụng hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề .100 3
  4. 3.4. Đánh giá việc lựa chọn, sử dụng hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề 108 Nội dung 4. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp tại trường và địa phương 112 Phụ lục 123 Phụ lục 1. Minh họa kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề 123 Phụ lục 2. Khung kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề 131 Đánh giá khóa học 133 Danh mục tài liệu tham khảo 134 4
  5. BIÊN SOẠN TÀI LIỆU 1. TS. Nguyễn Đắc Thanh, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2. PGS.TS.Trần Thị Hương, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 3. PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội 4. TS. Lê Mỹ Dung, Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng 5. ThS. Võ Thị Hồng Trước, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 6. ThS. Nguyễn Văn Hiến, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 7. ThS. Lê Thị Thu Liễu, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 8. TS. Đinh Đức Hợi, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên 9. TS. Nguyễn Tuấn Vĩnh, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế CỘNG TÁC VIÊN 1. CN. Đặng Ánh Hồng, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2. CN. Nguyễn Tuấn Kiệt, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 5
  6. KÍ HIỆU VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Nghĩa đầy đủ CT Chương trình GDPT Giáo dục phổ thông PC Phẩm chất NL Năng lực GV Giáo viên HS Học sinh GVPT Giáo viên phổ thông SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở HV Học viên GD Giáo dục HĐ Hoạt động HĐGD Hoạt động giáo dục HĐTN, HN Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp CLB Câu lạc bộ 6
  7. CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ Thuật ngữ/ Giải thích khái niệm Hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy Hoạt động trải động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện nghiệm và Hoạt những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực động trải nghiệm, tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông hướng nghiệp qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Giai đoạn giáo dục gồm 9 năm đầu tiên của giáo dục phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 9) nhằm trang bị cho học sinh tri thức, kĩ năng nền tảng; hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt Giai đoạn giáo lõi; chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh dục cơ bản chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầu phân luồng sau Trung học cơ sở theo các hướng: học lên Trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động. Giai đoạn giáo dục 3 năm cuối của giáo dục phổ thông (từ lớp 10 đến Giai đoạn giáo lớp 12) nhằm phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của dục định hướng từng học sinh, bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho nghề nghiệp giai đoạn học sau giáo dục phổ thông có chất lượng hoặc tham gia cuộc sống lao động. Những năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội; được hình thành, phát triển thông qua Năng lực chung tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, Năng lực đặc thù năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Năng lực thích Năng lực đáp ứng được các yêu cầu trong đời sống hằng ngày và điều ứng với cuộc chỉnh bản thân để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống dựa trên sự sống hiểu biết về đặc điểm cá nhân và môi trường sống, dựa trên sự sẵn 7
  8. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHƯƠNG TRÌNH ETEP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG CỐT CÁN (Bồi dưỡng trực tiếp) MÔ ĐUN 2 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2020 1