Biên bản nghiên cứu, góp ý các bản mẫu Sách giáo khoa Lớp 3 trong chương trình GDPT 2018 - Bộ sách “Cánh diều” - Năm học 2021-2022 - Trường TH Số 2 Thị trấn

I. Môn Tiếng Việt: 

1. Đánh giá chung

1.1. Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa Tiếng Việt 3 (Bộ sách cánh diều.) đáp ứng yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.2. Nội dung sách giáo khoa: Bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh. Hình ảnh rõ ràng, sinh động, gần gũi, học sinh dễ quan sát.

docx 10 trang Hoàng Cúc 22/02/2023 6360
Bạn đang xem tài liệu "Biên bản nghiên cứu, góp ý các bản mẫu Sách giáo khoa Lớp 3 trong chương trình GDPT 2018 - Bộ sách “Cánh diều” - Năm học 2021-2022 - Trường TH Số 2 Thị trấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbien_ban_nghien_cuu_gop_y_cac_ban_mau_sach_giao_khoa_lop_3_t.docx

Nội dung text: Biên bản nghiên cứu, góp ý các bản mẫu Sách giáo khoa Lớp 3 trong chương trình GDPT 2018 - Bộ sách “Cánh diều” - Năm học 2021-2022 - Trường TH Số 2 Thị trấn

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 TT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN NGHIÊN CỨU, GÓP Ý CÁC BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3 TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 - BỘ SÁCH “CÁNH DIỀU” NĂM HỌC 2021-2022 - Thời gian: 13 giờ 30 phút ngày 14 tháng 12 năm 2021 - Địa điểm: Văn phòng trường Tiểu học Số 2 Thị trấn - Thành phần: 1. Chủ trì: Trần Thị Thu Thuỷ - TTCM tổ 5 2. Thư ký: Phạm Thị Thúy Hằng - TPCM tổ 5 3. Các thành viên: Ngô Thị Thắm; Đỗ Đồng Kiên; Nguyễn Thị Minh; Nông Thị Vân Anh; Lê Thị Thuỳ Linh NỘI DUNG: Căn cứ Công văn số 5675/BGDĐT-GDTH ngày 8 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức nghiên cứu, góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 3 và lớp 7; Tổ chuyên môn khối 5 tổ chức nghiên cứu và góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 3 trong chương trình GDPT 2018 - bộ sách “Cánh diều” của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau: I. Môn Tiếng Việt: 1. Đánh giá chung 1.1. Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa Tiếng Việt 3 (Bộ sách cánh diều.) đáp ứng yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.2. Nội dung sách giáo khoa: Bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh. Hình ảnh rõ ràng, sinh động, gần gũi, học sinh dễ quan sát. 1.3. Cấu trúc sách giáo khoa: Cấu trúc sách giáo khoa có đủ các thành phần cơ bản sau: chủ đề; chủ điểm; bài học; bảng tra cứu tên riêng nước ngoài; mục lục. Tập 1: Gồm các chủ điểm: + Tuần 1: Chào năm học mới + Tuần 2: Em đã lớn + Tuần 3: Niềm vui của em + Tuần 4: Mái ấm gia đình
  2. + Tuần 5: Ôn tập giữa HKI + Tuần 6: Yêu thương chia sẻ + Tuần 7: Khối óc và bàn tay + Tuần 8: Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn + Tuần 9: Sáng tạo nghệ thuật + Tuần 10: Ôn tập cuối HKI Tập 2: Gồm các chủ điểm: + Tuần 11: Cảnh đẹp non sông +Tuần 12: Đồng quê yêu dấu + Tuần 13: Cuộc sống đô thị + Tuần 14: Anh em một nhà + Tuần 15: Ôn tập giữa HKII + Tuần 16: Bảo vệ Tổ quốc + Tuần 17: Trái Đất của em + Tuần 18: Bạn bè bốn phương + Tuần 19: Ôn tập cuối năm 1.4. Ngôn ngữ sử dụng và hình thức trình bày: Ngôn ngữ diễn đạt rõ ý, dễ hiểu. Hình thức trình bày phong phú, hình ảnh hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; đảm bảo tính thẩm mĩ. 2. Góp ý điều chỉnh cụ thể từng bài trong sách như sau: Đề nghị bổ Lí do Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại sung, chỉnh sửa đề xuất Bài 7: Chiếc váy dân tộc Tày Chiếc váy dân Lỗi phông 89/ dòng 5 Khối óc tộc Tày chữ và bàn Rô bốt vá đường Lỗi phông 89/ dòng 13 Rô bốt vá đường tay chữ Bài 7: Khối óc Lỗi phông 90/dòng 1 Cây bút kì diệu Cây bút kì diệu và bàn chữ tay Hình thức Bài 18: 108/ dòng 1 Em kể chuyện trình bày Bạn bè Viết về một bốn Hình thức 112/dòng 1 nhân vật trong phương trình bày truyện
  3. * Môn Toán: 1. Đánh giá chung 1.1. Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa Toán lớp 3 (Bộ sách cánh diều.) đáp ứng yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.2. Nội dung sách giáo khoa: Nội dung và hình thức sách giáo khoa không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm; Nội dung và hình ảnh minh họa cho các hoạt động trong từng bài học rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi HS. 1.3. Cấu trúc sách giáo khoa: - Sách gồm 2 tập: + Tập 1 (123 trang): Phần 1: Bảng nhân, bảng chia. Phần 2: Nhân chia các số trong phạm vi 1000. + Tập 2 (115 trang): Phần 3: Các số trong phạm vi 100 000. Phần 4: Cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000. - Mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học, mỗi bài học lại có nhiều dạng câu hỏi, bài tập hoặc hoạt động sắp xếp từ dễ tới khó. Sách trình bày hấp dẫn, kích thích tính ham học hỏi của các em. 1.4. Ngôn ngữ sử dụng và hình thức trình bày: Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa là tiếng Việt bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp, các ký hiệu, đơn vị đo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hình thức trình bày sách giáo khoa cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống ký hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi học sinh. 2. Góp ý điều chỉnh cụ thể từng bài trong sách như sau: Đề nghị bổ sung, Lí do Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại chỉnh sửa đề xuất 4. a) Hãy đếm thêm 3 a) Em hãy cộng Bảng thêm 3 (theo Thay đổi yêu 17/ dòng 8 nhân 3 mẫu) rồi điền vào cầu dấu chấm hỏi 5. a) Mỗi luống cô Hoa 5. a) Giải bài toán trồng 6 cây. Hỏi 4 luống sau: Mỗi luống cô Bảng 21/ dòng 11 như thế có tất cả bao Hoa trồng 6 cây. Bổ sung thêm nhân 6 nhiêu cây? Hỏi 4 luống như yêu cầu thế có tất cả bao nhiêu cây?
  4. * Môn Công nghệ: 1. Đánh giá chung 1.1. Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa công nghệ 3 (Bộ sách cánh diều.) đáp ứng yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 1.2. Nội dung sách giáo khoa: Bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh. Hình ảnh rõ ràng, sinh động, gần gũi, học sinh dễ quan sát. 1.3. Cấu trúc sách giáo khoa: Những chỉ dẫn các hoạt động học tập; lời nói đầu; mục lục; các chủ đề; bài học; bảng giải thích thuật ngữ. Sách được chia làm 2 chủ đề chính, gồm các bài: Chủ đề 1: Công nghệ và đời sống + Bài 1: Tự nhiên và công nghệ + Bài 2: Sử dụng đèn học + Bài 3: Sử dụng quạt điện + Bài 4: Sử dụng máy thu thanh + Bài 5: Sử dụng máy thu hình + Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình Chủ đề 2: Thủ công kĩ thuật + Bài 7: Làm đồ dùng học tập + Bài 8: Làm biển báo giao thông + Bài 9: Làm đồ chơi 1.4. Ngôn ngữ sử dụng và hình thức trình bày: Ngôn ngữ diễn đạt rõ ý, dễ hiểu. Các chủ đề đơn giản gần gũi với đời sống hàng ngày càng làm cho học sinh yêu thích môn học hơn. Một số sản phẩm công nghệ trong gia đình được sách đề cập, hướng dẫn rất chi tiết tạo cho học sinh sự tò mò, khám phá ngay từ bài học đầu tiên của sách. Hình ảnh, kênh chữ hướng dẫn cụ thể học sinh sử dụng các sản phẩm công nghệ an toàn, đảm bảo. Phần phụ lục được đưa vào trang đầu giúp giáo viên và học sinh để tìm thấy nội dung từng bài học. 2. Góp ý điều chỉnh cụ thể từng bài trong sách như sau: Đề nghị bổ Trang Nội dung hiện Tên bài sung, chỉnh Lí do đề xuất /dòng tại sửa Bài 4: Sử Đài cát sét hiện Điều chỉnh thêm HS có thể 3. Một số chương dụng máy 21 tại ít được sử nghe phát thanh ở đâu ngoài trình phát thanh thu thanh dụng. đài cát sét.
  5. * Môn Mỹ thuật: 1. Đánh giá chung 1.1. Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa Mỹ thuật 3 (Bộ sách cánh diều.) đáp ứng yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng BGDĐT 1.2. Nội dung sách giáo khoa: Bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh. Hình ảnh rõ ràng, sinh động, gần gũi, học sinh dễ quan sát. 1.3. Cấu trúc sách giáo khoa: Hướng dẫn sử dụng; lời nói đầu; các chủ đề - bài học; giải thích thuật ngữ; bảng tra cứu tiếng nước ngoà; mục lục. Sách được chia làm 2 chủ đề chính, gồm các bài: Chủ đề 1: Cùng sáng tạo màu sắc + Bài 1: Những sắc màu khác nhau + Bài 2: Sáng tạo với vật liệu có màu đậm, màu nhạt Chủ đề 2: Hình ảnh nổi bật + Bài 3: Sự thú vị của hình ảnh nổi bật + Bài 4: Đồ vật trong gia đình Chủ đề 3: Tạo dáng người động + Bài 5: Hình dáng cơ thể em + Bài 6: Trò chơi thú vị Chủ đề 4: Sự kiện vui vẻ + Bài 7: Thiệp chúc mừng + Bài 8: Ngày hội ở trường em + Bài 9: Cùng nhau ôn tập học kì I Chủ đề 5: Sự kết hợp của các hình, khối khác nhau + Bài 10: Làm quen với hình tương phản + Bài 11: Bạn rô – bốt của em Chủ đề 6: Những bề mặt khác nhua của vật liệu + Bài 12: Tạo sản phẩm có bề mặt mềm mịn hoặc thô ráp + Bài 13: Tạo hình trái cây từ đất nặn Chủ đề 7: Cùng vẽ, in, nặn + Bài 14: Gia đình thân yêu + Bài 15: Những khuôn in thú vị + Bài 16: Em yêu thiên nhiên
  6. + Bài 17: Cùng nhau ôn tập học kì II 1.4. Ngôn ngữ sử dụng và hình thức trình bày: Ngôn ngữ diễn đạt rõ ý, dễ hiểu. SGK được trình bày hấp dẫn, kênh hình sinh động, có tính thẩm mĩ, tất cả đều có màu sắc tươi vui, làm tăng tính hấp dẫn cho HS ngay khi các em mở những trang sách đầu tiên. Nội dung và hình ảnh minh họa cho các hoạt động trong từng bài học rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi HS. 2. Góp ý điều chỉnh cụ thể từng bài trong sách: (Không) * Môn Đạo đức: 1. Đánh giá chung 1.1. Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa Đạo đức lớp 3 (Bộ sách cánh diều.) đáp ứng yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng BGDĐT 1.2. Nội dung sách giáo khoa: Nội dung và hình ảnh minh họa cho các hoạt động trong từng bài học rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi HS. Nội dung sách bao gồm 12 chủ đề, mỗi bài được thiết kế thành các hoạt động học tập đa dạng, gần gũi cuộc sống thường ngày. 1.3. Cấu trúc sách giáo khoa: Mỗi bài đều thống nhất theo cấu trúc, gồm các phần: Khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng. Cuối sách có Bảng giải thích thuật ngữ, Danh sách ảnh sử dụng. Gồm các chủ đề: - Chủ đề: Em yêu Tổ quốc Việt Nam + Bài 1: Khám phá đất nước Việt Nam + Bài 2: Em yêu Tổ quốc Việt Nam - Chủ đề: Quan tâm hàng xóm láng giềng + Bài 3: Em quan tâm hàng xóm láng giềng - Chủ đề: Ham học hỏi + Bài 4: Em ham học hỏi - Chủ đề: Giữ lời hứa + Bài 5: Em giữ lời hứa - Chủ đề: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ + Bài 6: Em tích cực hoàn thành nhiệm vụ - Chủ đề: Khám phá bản thân + Bài 7: Em khám phá bản thân + Bài 8: Em hoàn thiện bản thân - Chủ đề: Xử lí bất hoà với bạn bè + Bài 9: Em nhận biết những bất hoà với bạn + Bài 10: Em xử lí bất hoà với bạn
  7. - Chủ đề: Tuân thủ quy tắc ATGT + Bài 11: Em nhận biết quy tắc ATGT + Bài 12: Em tuân thủ quy tắc ATGT 1.4. Ngôn ngữ sử dụng và hình thức trình bày: Ngôn ngữ diễn đạt rõ ý, dễ hiểu. Hình thức trình bày phong phú, hình ảnh hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; đảm bảo tính thẩm mĩ. 2. Góp ý điều chỉnh cụ thể từng bài trong sách như sau: Đề nghị bổ Lí do Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại sung, chỉnh đề xuất sửa Bài 7: Em khám Vẽ bức chân dung Thay đổi yêu 37/ dòng 3 Hãy viết ra phá bản thân của em và viết ra cầu * Môn Tự nhiên và xã hội: 1. Đánh giá chung 1.1. Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa TNXH lớp 3 (Bộ sách cánh diều.) đáp ứng yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng BGDĐT 1.2. Nội dung sách giáo khoa: Nội dung và hình ảnh minh họa cho các hoạt động trong từng bài học rõ ràng, đa dạng, phù hợp với lứa tuổi HS. Nội dung sách bao gồm 6 chủ đề. 1.3. Cấu trúc sách giáo khoa: Mỗi bài đều thống nhất theo cấu trúc, gồm tên bài, mục “Hãy cùng tìm hiểu” hoặc “Hãy cùng nhau”. Nỗi dung chính của bài được chia thành các mục nhỏ. Đầu sách có các kí hiệu chỉ dẫn các hoạt động. Gồm 6 chủ điểm: Gia đình (gồm 5 bài), Trường học (gồm 5 bài), Cộng đồng địa phương (gồm 4 bài), Thực vật và động vật (gồm 4 bài), Con người và sức khoẻ (gồm 6 bài), Trái đất và bầu trời (gồm 4 bài). 1.4. Ngôn ngữ sử dụng và hình thức trình bày: Ngôn ngữ diễn đạt rõ ý, dễ hiểu. Hình thức trình bày phong phú, hình ảnh hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; đảm bảo tính thẩm mĩ. 2. Góp ý điều chỉnh cụ thể từng bài trong sách như sau: Đề nghị bổ Lí do Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại sung, chỉnh sửa đề xuất Một số hoạt Kể tên, nêu ý nghĩa của Kể tên, nêu ý Thay động kết nối với các hoạt động do nhà nghĩa của các 25/ dòng 10 đổi yêu xã hội của trường tổ chức trong các hoạt động trong cầu trường học tình huống dưới đây mỗi tranh sau
  8. * Môn Giáo dục thể chất: 1. Đánh giá chung 1.1. Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa GDTC 3 (Bộ sách.Cánh Diều) đáp ứng yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 1.2. Nội dung sách giáo khoa; Gồm có 3 phần cơ bản: - Kiến thức chung: Những yếu tố môi trường tự nhiên, có lợi và có hại trong tập luyện. - Vận động cơ bản, gồm có 3 chủ đề: Đội hình đội ngũ; Bài tập thể dục; Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản. - Môn thể thao tự chọn: Gồm hai chủ đề: Bóng đá và Bóng rổ tạo hứng thú và phát triển thể chất cho HS, tạo cơ hội cho HS thể hiện năng khiếu của bản thân. Mỗi chủ đề đều có mục tiêu, yêu cầu và nội dung rõ ràng. Có hình ảnh minh họa cho các động tác thực hiện rõ ràng và dễ hiều. - Nội dung từng bài đảm bảo đầy đủ 4 hoạt động: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập và vận dụng giúp HS dễ dàng học tập và thực hành, giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng vận động cơ bản. 1.3. Cấu trúc sách giáo khoa: có đủ các thành phần cơ bản sau: phần chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục và hướng dẫn sử dụng sách. 1.4. Ngôn ngữ sử dụng và hình thức trình bày: - Trình bày gọn gàng, chi tiết dễ hiểu, kênh hình đẹp, rõ ràng, chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học, các hình thức hoạt động, phương thức và phương pháp tổ chức hoạt động đa dạng. - Hầu hết số kênh chữ có màu sắc trắng, nền đỏ gạch không rõ, mờ. - Môn bóng rổ, điều kiện sân chơi bãi tập ở nhiều trường trên địa bàn huyện không có. 2. Góp ý điều chỉnh cụ thể từng bài trong sách như sau: (Không) * Môn Hoạt động trải nghiệm: 1. Đánh giá chung 1.1. Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 3 (Bộ sách Cánh Diều) đáp ứng yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.2. Nội dung sách giáo khoa: Bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh. Hình ảnh rõ ràng, sinh động, gần gũi, học sinh dễ quan sát. - Giúp học sinh tìm hiểu, khám phá những điều kì diệu của thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh thông qua 9 chủ đề:
  9. Chủ đề 1: Gia đình Trường học yêu mến Chủ đề 2: Khám phá bản thân Chủ đề 3: Em yêu lao động Chủ đề 4: Những người sống quanh em Chủ đề 5: Nghề em yêu thích Chủ đề 6: Em yêu quê hương Chủ đề 7: Gia đình yêu thương Chủ đề 8: Em và những người bạn Chủ đề 9: An toàn trong cuộc sống. 1.3. Cấu trúc sách giáo khoa: Cuốn sách có các phần: + Hướng dẫn sử dụng sách. + Các ký hiệu dùng trong sách. + Mục lục. + Các chủ đề và bài học. + Bảng tra cứu từ ngữ. 1.4. Ngôn ngữ sử dụng và hình thức trình bày: Ngôn ngữ diễn đạt rõ ý, dễ hiểu. Hình thức trình bày phong phú, hình ảnh hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; đảm bảo tính thẩm mĩ. 2. Góp ý điều chỉnh cụ thể từng bài trong sách như sau: (Không) * Môn Âm nhạc: 1. Đánh giá chung 1.1. Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa Âm nhạc 3 (Bộ sách Cánh Diều) đáp ứng yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.2. Nội dung sách giáo khoa: Nội dung các bài có liên kết với nhau theo chủ đề; Phân phối chương trình giúp học sinh phát triển được năng lực phẩm chất và ứng dụng vào thực tế cuộc sống; Nội dung các bài học được tích hợp liên môn giúp học sinh phát triển các kĩ năng. 1.3. Cấu trúc sách giáo khoa: Sách có 8 chủ đề: - Chủ đề 1: Niềm vui - Chủ đề 2: Tổ quốc Việt Nam
  10. - Chủ đề 3: Thiên nhiên - Chủ đề 4: Quê hương - Chủ đề 5: Mái trường - Chủ đề 6: Tuổi thơ - Chủ đề 7: Âm nhạc - Chủ đề 8: Tình bạn Gồm những phần và nội dung sau: - Mở đầu. - Kiến thức mới – Luyện tập: + Hát một mình và hát cùng người khác. + Nghe nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vận động cơ thể. + Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ và trường độ. + Chơi nhạc cụ một mình và cùng người khác. + Tìm hiểu nhạc cụ, nghe câu chuyện âm nhạc. - Vận dụng. 1.4. Ngôn ngữ sử dụng và hình thức trình bày: Hình thức đẹp, tranh ảnh cụ thể, rõ ràng, thu hút học sinh; Kênh hình hơi nhiều; Nội dung từng phần trong 1 tiết dạy phù hợp; Các kí hiệu trong sách cụ thể, rõ ràng giúp GV, HS biết, hiểu và có thể thực hành được. 2. Góp ý điều chỉnh cụ thể từng bài trong sách như sau: ( Không ) Biên bản được thông qua và kết thúc vào hồi 16 giờ 30 phút cùng ngày TỔ TRƯỞNG THƯ KÝ Trần Thị Thu Thuỷ Phạm Thị Thúy Hằng