SKKN Giúp học sinh Lớp 1 tìm tiếng, từ đúng - Nguyễn Thị Hoài Thu

  1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

  -  Học sinh Tiểu học vốn từ ít nên nói, viết sai chính tả nhiều. Đặc biệt là học sinh lớp 1, vốn từ ít nên nhiều học sinh nói câu khó hiểu dẫn đến ngại giao tiếp.

   - Học sinh chưa hiểu về quy tắc kết hợp âm và vần nên tìm từ khó hoặc tìm được các từ không có nghĩa.

      - Tiếng Việt phong phú, nên từ ngữ cũng rất phong phú.

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 88 câu hỏi về giảng dạy tiếng Việt ở Tiểu học- NXB Giáo dục.
  • Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1- NXB Giáo dục
  • Muốn đúng chính tả- NXB Văn hóa Thông tin 
  • Mẹo chữa lỗi chính tả- NXB Khoa học Xã hội.
  • Từ điển Tiếng Việt- NXB Đà Nẵng.
docx 39 trang Thu Yến 15/12/2023 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giúp học sinh Lớp 1 tìm tiếng, từ đúng - Nguyễn Thị Hoài Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_giup_hoc_sinh_lop_1_tim_tieng_tu_dung_nguyen_thi_hoai_t.docx

Nội dung text: SKKN Giúp học sinh Lớp 1 tìm tiếng, từ đúng - Nguyễn Thị Hoài Thu

  1. SKKN: Giúp học sinh lớp 1 tìm tiếng, từ đúng PHẦN I. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Học sinh Tiểu học vốn từ ít nên nói, viết sai chính tả nhiều. Đặc biệt là học sinh lớp 1, vốn từ ít nên nhiều học sinh nói câu khó hiểu dẫn đến ngại giao tiếp. - Học sinh chưa hiểu về quy tắc kết hợp âm và vần nên tìm từ khó hoặc tìm được các từ không có nghĩa. - Tiếng Việt phong phú, nên từ ngữ cũng rất phong phú. II. TÀI LIỆU THAM KHẢO - 88 câu hỏi về giảng dạy tiếng Việt ở Tiểu học- NXB Giáo dục. - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1- NXB Giáo dục - Muốn đúng chính tả- NXB Văn hóa Thông tin - Mẹo chữa lỗi chính tả- NXB Khoa học Xã hội. - Từ điển Tiếng Việt- NXB Đà Nẵng. III. CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC TIỄN. Học sinh lớp 1, ngày đầu tiên đi học ở trường phổ thông còn rất nhiều bỡ ngỡ. Các em chuyển hoàn toàn từ hoạt động vừa học vừa chơi sang hoạt động mới mà học là hoạt động chính. Các em chưa viết được nhiều nên việc ghi nhớ là hoạt động chủ yếu. Trong khi đó, đặc điểm tâm lí của các em là chóng nhớ và mau quên nên vốn từ của các em rất ít. Khả năng giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế do biết ít từ hoặc do còn bỡ ngỡ. Ghi nhớ còn máy móc, tư duy chủ yếu phải có hình ảnh nên việc nói và viết của học sinh rất khó khăn. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Học sinh lớp 1 của các trường mà tôi dạy. Sách giáo khoa Tiểu học, các loại sách tham khảo của nhà xuất bản Sư phạm và nhà xuất bản Giáo dục. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp điều tra. 2. Phương pháp đàm thoại, trao đổi. 3. Phương pháp thực hiện. 4. Phương pháp trắc nghiệm 1
  2. SKKN: Giúp học sinh lớp 1 tìm tiếng, từ đúng VI. CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU. Bước 1: Điều tra, khảo sát trình độ tìm tiếng và từ của học sinh. Bước 2: Tổng hợp số liệu đánh giá, xếp loại. Bước 3: Thực nghiệm đưa ra kết quả. Bước 4: Thu thập kết quả, viết kinh nghiệm. 2
  3. SKKN: Giúp học sinh lớp 1 tìm tiếng, từ đúng PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TRÌNH ĐỘ TÌM TIẾNG, TỪ CỦA HỌC SINH A. Khi tiến hành, tôi đã theo dõi và kiểm tra chất lượng tìm từ của học sinh của các lớp tôi đã dạy qua từng giai đoạn sau: 1. Giai đoạn 1: 1 tháng đầu của năm học ( HS học các tiếng chỉ có 1 âm đầu và 1 nguyên âm trong phần vần) 2. Giai đoạn 2: 1 tháng tiếp theo của năm học ( HS học sang phần vần) 3. Giai đoạn 3: Tiếp tục học sang phần vần 4. Giai đoạn 4: Phần tập đọc. B. Kết quả thu được như sau: 1. Giai đoạn 1: 1 tháng đầu của năm học ( HS học các tiếng chỉ có 1 âm đầu và 1 nguyên âm trong phần vần) - Tìm nhanh, đúng: 10em/ 90 em ( 11, 1%) - Tìm tiếng nhanh nhưng còn chưa chính xác: 30 em/ 90 em ( 33, 3%) - Tìm tiếng còn chậm: 30 em/ 90 em (33, 3%) - Chưa biết tìm: 20 em/ 90 em ( 22, 2%) 2. Giai đoạn 2: 1 tháng tiếp theo của năm học ( HS học sang phần vần) - Tìm nhanh, đúng: 50 em/ 90 em ( 55, 5%) - Tìm tiếng nhanh nhưng 20 còn chưa chính xác: 30 em/ 90 em (33, 3%) - Tìm tiếng còn chậm: 10 em/ 90 em ( 11, 1%) - Chưa biết tìm: 10 em/ 90 em ( 11, 1%) 3. Giai đoạn 3: Tiếp tục học sang phần vần - Tìm nhanh, đúng: 60 em/ 90 em ( 66,6%) - Tìm tiếng nhanh nhưng 25 còn chưa chính xác: 15 em/ 90 em ( 16, 7%) - Tìm tiếng còn chậm: 11 em/ 90 em ( 12, 2 %) - Chưa biết tìm: 4 em/ 90 em ( 4, 4%) 4. Giai đoạn phần tập đọc. - Tìm nhanh, đúng: 70 em/ 90 em ( 77, 8%) - Tìm tiếng nhanh nhưng 15 còn chưa chính xác: 15 em/ 90 em (16, 7%) - Tìm tiếng còn chậm: 3 em/ 90 em ( 3, 3 %) - Chưa biết tìm: 2 em/ 90 em ( 2, 2%) II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 1. Các dạng sai lầm của học sinh: - Không tìm được tiếng, từ. - Tìm tiếng, từ không có nghĩa. 3
  4. SKKN: Giúp học sinh lớp 1 tìm tiếng, từ đúng - Tìm tiếng, từ sai chính tả. 2. Nguyên nhân HS Tiểu học mắc lỗi chính tả được chia thành 2 loại cơ bản: - Do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương. - Do không hiểu biết đầy đủ về các quy tắc chính tả và nội dung ngữ nghĩa của từ. III. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM GIÚP HỌC SINH TÌM TIẾNG, TỪ ĐÚNG. Để đạt được mục đích là học sinh tìm được các tiếng, từ đúng, tôi đề ra một số biện pháp sau cho cả giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên cần nắm chắc thế nào là tiếng và cấu tạo của tiếng. 2. Giáo viên và học sinh cần nắm chắc các âm đầu trong Tiếng Việt. 3. Luôn củng cố cách ghép âm với vần để tìm tiếng, từ đúng trong các tiết Học vần và Tập đọc. 4. Vận dụng các từ tìm được để đặt câu. 5. Cho học sinh tìm từ theo một số quy tắc chính tả để học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả. 6. Đưa ra được bảng hệ thống các tiếng, từ ghép, từ láy để giáo viên và học sinh ghi nhớ các trường hợp chính tả dễ lẫn với các cặp phụ âm; l- n, r- d- gi, tr- ch, s- x IV. NỘI DUNG CHÍNH 1. TIẾNG VÀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG 1.1. Tiếng là gì? Một câu, nếu nói chậm rãi khi nghe sẽ thấy ngắt quãng nhiều lần. Mỗi lần ngắt quãng như vậy gọi là một tiếng. - Tiếng là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói. Mỗi tiếng được phát âm bằng một hơi và được viết thành một chữ. Ví dụ: Tìm/ nơi/ thăm/ thẳm / rừng / sâu Bập / bùng / hoa / chuối,/ trắng / màu/ hoa/ ban. - Có hai cách để nhận biết một từ hoặc một câu được ngắt thành mấy tiếng. + Thứ nhất: Xem từ hoặc câu đó được ngắt thành mấy hơi khi phát âm. Ví dụ: Mặt / trời Từ này được phát âm thành 2 hơi, vì thế từ gồm có 2 tiếng tạo thành. Ví dụ: 4
  5. SKKN: Giúp học sinh lớp 1 tìm tiếng, từ đúng + Đồ vật: hòn sỏi, song cửa, cái sọt, cái sớ, cái sườn, sợi dây, súc vải, cái siêu thuốc + Động vật: cá sấu, con sóc, con sò, con sên, con sếu Ngoại lệ: Mùa xuân, đi xuồng gỗ xoan mang xoài đến xã, đổi xẻng ở xưởng để đem đến cho trạm xá. - Những chữ chỉ hơi đi ra viết với x chứ không viết với s: xì, xỉu, xùy, xọp, xẹp - Những chữ có nghĩa sụp xuống đi với s chứ không đi với x: sụt, sụp, sẩy chân, sặc sụa, kém sút - Những công cụ ngữ pháp có nhiều chữ đi với s nhưng không đi với x: sự, sẽ, sắp, sao, sẵn, so le Trong khi viết, học sinh cũng cần nắm chắc quy tắc viết hoa a. 6. Một số quy tắc viết hoa trong chính tả. a.6. 1. Viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam • Cách viết tên người: Đối với tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. - Tên chính, tên đệm của người: Trần Thị Thu Trang, Bùi Công Duy - Tên vua quan, trí thức thời xưa: Đinh Tiên Hoàng, Lí Nam Đế - Tên gọi dành cho các nhân vật nổi tiếng: Bác Hồ, Hai Bà Trưng, Tôn Đức Thắng - Tên gọi các nhân vật trong dân gian, truyền thuyết, thần thoại: Ngọc Hoàng, Mỵ Nương, Thần Sấm, - Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được gọi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người: Ông Gióng, Bà Trưng, Đồ Chiểu, Đề Thám, - Tên các con vật được dùng làm nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng. VD: (chú) Chuột, (cô) Chào Mào, ông ( Mặt Trời), • Cách viết tên địa lí: Đối với tên địa lí: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. - Tên đất nước: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, - Tên các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Úc, - Tên địa lí cấu tạo bởi danh từ chỉ phương hướng hoặc bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lý: Tây Âu, Việt Bắc, Trường Sơn Tây, 29
  6. SKKN: Giúp học sinh lớp 1 tìm tiếng, từ đúng - Tên thành phố, làng bản, xã, phường, quận, huyện Ví dụ: Thanh Hóa, Hà Nội, Chú ý: Các từ “thành phố”, “tỉnh”, viết thường: tỉnh Thái Bình, tỉnh Trà Vinh, trừ trường hợp “Thành phố Hồ Chí Minh” viết hoa chữ cái đầu tiên. - Tên địa danh, sông hồ, núi, đảo, đường phố: quần đảo Hoàng Sa, đảo Phú Quốc, sông Hồng, chùa Bái Đính - Tên phương hướng thường không viết hoa, chỉ viết hoa khi mang ý nghĩa định danh: đất Bắc, trong Nam, phương Đông, miền Tây, - Tên dân tộc, viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết: Mường, Kinh, Dao, Thái, Vân Kiều, Sán Chay, - Đối với tên các dân tộc thiểu số có cấu tạo đa âm tiết thì phải viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng, có dấu gạch nối ở giữa: Ê- đê, Ba- na, Xơ- đăng, Tà- ôi, Kơ- pa Kơ- lơng, Chư- pa, a.6.2. Tên người, tên địa lí nước ngoài. - Trường hợp tên riêng nước ngoài được phiên âm qua Hán- Việt: Viết theo quy tắc tên người, tên địa lí Việt Nam VD: Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Đức, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, - Trường hợp không phiên âm qua âm Hán- Việt ( phiên âm trực tiếp, viết sát theo cách đọc. Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết. VD: Vờ- la- đi- mia I-lich Lê-nin, Mát- xcơ- va, I- ta- li- a, An- giê- ri, b. Phân biệt các nguyên âm: Nguyên âm /i/ là nguyên âm hàng trước, hẹp, không tròn môi. Về chữ viết thể hiện, nó được ghi bằng: b.1. Chữ cái “y” + Khi /i/ đứng sau âm đệm (âm đệm được ghi bằng chữ cái “u”), ví dụ: huy, tuy, lũy, thủy, + Khi /i/ đứng một mình và là tiếng Hán- Việt. Ví dụ: y khoa, y học, y bạ, y nguyên, ý nghĩa, ý thức b. 2. Chữ cái “I” + Khi “I” đứng đầu (âm tiết). Ví dụ: im ỉm, in ít, inh ỏi, ỉu xìu + Khi “I” đứng giữa tiếng mà trước nó không có âm đệm. Ví dụ: lim dim, kìn kìn, lin lỉnh kỉnh, bìm bịp + Khi “I” đứng cuối tiếng ( trừ uy, ay, ây). Ví dụ: li kì, chi li, 30
  7. SKKN: Giúp học sinh lớp 1 tìm tiếng, từ đúng + Khi “I” đứng một mình và là tiếng thuần Việt. Ví dụ: ì ạch, ỉ eo, í ới, ì ầm c. Cách phân biệt các âm cuối c.1: Phân biệt uc/ ut, ung/ un Mặc dầu - t -> - c - n -> - ng nhưng nhìn chung vẫn có sự khác nhau ở nguyên âm, và có thể nói ta có hai nguyên âm u khác nhau; trước – t và – n thì u đọc dài hơn và trước – c và – ng thì u đọc ngắn lại. Khi đọc dài thì u giữ màu sắc hệt như âm u thông thường đứng cuối từ một mình như tu, nhu. Khi ngắn lại thì có thêm một màu sắc riêng thay đổi tùy theo vùng, chẳng hạn ở Thừa Thiên nghe như có âm ư rất ngắn ở trước u. Sự phân biệt này cũng xuất hiện ở cả với ung và un. U dài xuất hiện trước – n và u ngắn xuất hiện trước – ng. Căn cứ vào sự khác nhau này giữa nguyên âm u, ta có thể viết đúng các vần uc, ut, ung, un. Phân biệt: cái bục/ ông bụt, chúc mừng/ chút đỉnh, cục đá/ cụt chân, trục xe/ trụt xuống, thán phục/ phụt ra, lục lọi/ lụt lội. Phân biệt: côn trùng/ con trùn, vung vãi/ vun đắp, hùng hổ/ hùn vốn, chung nhau/ chùn chụt, chủng loại/ lủn chủn. c.2: Phân biệt ôc/ ôt, ông/ ôn Âm ở trước – t và – n đọc dài như trong tô, vô. Trước – c và – ng, ô ngắn lại có một màu sắc riêng, vần ôc nghe như (âuk) . Phân biệt: bốc hơi/ cái bốt, quần cộc/ cây cột, cái dốc/ dốt nát, quản đốc/ đốt than, độc hại/ xung đột, gỗ mộc/ mai một. Phân biệt: ông bà/ ôn tập, trống không/ trốn chạy, tống tiễn/ tốn kém, bồng em/ bồn hoa, gia công/ cái côn, mùa đông/ cái đôn, cảm động/ đần độn. c.3: Phân biệt oc/ ot, ong/ on Nguyên âm o trước – t và – n đọc dài như trong to, vo. Trái lại nó đọc ngắn lại trước – c và – ng và thêm một màu sắc đặc biệt có thể ghi ( tùy nơi ) thành ( ăuk, ăung). Phân biệt: con cóc/ dây cót, góc tối/ gót chân, bóc vỏ/ cái bót, bọc áo/ bọt biển, vải sọc/ sọt cỏ, chim chóc/ chót vót, hóc xương/ chim hót. Phân biệt: bòng bong/ bòn rút, cong lại/ cỏn con, sòng phẳng/ tròn trĩnh, trọng vọng/ tròn trịa. Chú ý: Hai âm này còn xuất hiện trong các từ phiên âm: quần soóc, cái xoong, ba toong, bình toong, chúa choòng, xe goòng;và trong những từ tượng 31
  8. SKKN: Giúp học sinh lớp 1 tìm tiếng, từ đúng thanh như boong boong, coong coong. Chỉ có một từ duy nhất là toóc trong toóc rạ của tiếng địa phương Bình Trị Thiên. c.4: Phân biệt ec/ et/ ach và en/ eng/ anh. Vần ec chỉ có trong chính tả trong mấy chữ: - ec trong eng ec ( tiếng kêu của con lợn) - chọc léc ( từ địa phương có nghĩa là trêu ghẹo để tức cười) - chữ “khẹc” chỉ tiếng chửi. - “méc” để chỉ chữ “mách” Ngoài ra vần “ec” chỉ xuất hiện trong những từ phiên âm: tờ séc, héc- ta, héc- tô- mét, Không kể những trường hợp này cứ viết là et. Vần ach trong miền Nam để viết các vần ât hay ăt. Vần eng biểu thị rất đầy đủ trong ngôn ngữ của từ tượng thanh ( keng keng, cheng cheng, phèng phèng, leng keng, rủng rẻng, lẻng xẻng ) Ngoài ra, chỉ còn một vài chữ như: kẻng trai, cái xẻng, bông phèng, làm phéng, mẩ béng. Còn những trường hợp khác viết là en. Vần anh trong miền Nam đọc là ăn, hay ân như ở Nam Bộ. Vậy, tuy nói là ăn hay ân, ta cứ viết là anh. VD: Màu xanh, ông anh, tanh hôi, rành rành, quang gánh, bánh mì, tránh ra, lành lặn, ngành ngọn, vành vạnh c.5: Phân biệt êc/ êt/ êch và ênh/ ên Vần êc không có trong chính tả. Sự lẫn lộn này xảy ra một cách đặc biệt, đó là lẫn lộn giữa êt và êch, cả hai vần đều đọc là êt; giữa ênh và ên, cả hai vần đều đọc là ên. - Những chữ có vần êch đều chỉ một cái gì lệch lạc, không bằng phẳng: mũi hếch, mắt xếch, mũ lệch, làm chệch, huếch hoác, méo xệch, kệch cỡm, nhếch mép, ghếch chân, làm mếch lòng. Nó chỉ một ấn tượng khó chịu do chỗ trái với cảm giác thông thường vì sự lệch lạc. So sánh: trắng và trắng bệch, bạc và bạch phếch, rỗng và rỗng tuếch, thô và thô kệch, ngốc và ngốc nghếch, ngờ và ngờ nghệch. Chỉ có danh từ chỉ “ con ếch “ là ngoại lệ thôi. Ngoài những chữ chỉ sắc thái lệch lạc, khó chịu ra, còn những chữ còn lại viết với êt: lết, hết, thét, mệt, vết, vệt - Vần ênh cũng có nghĩa là vểnh lên không bằng phẳng như vần êch: vểnh lên, răng khểnh, ghểnh chân, trương phềnh ra, ghểnh con sĩ, chênh nhau, thác ghềnh, to kễnh, ễnh bụng, trương sềnh, vênh váo, kềnh càng, vênh lên. 32
  9. SKKN: Giúp học sinh lớp 1 tìm tiếng, từ đúng - Vì có nghĩa là chênh lệch so với một cái khác, vần ênh có nghĩa là bấp bênh, không chắc chắn: lênh đênh, dềnh dàng, sểnh chân. Ênh láy âm với êch không láy âm với êt và ngược lại êch láy âm với ênh, không láy âm với ên. Do đó, biết một vần trong láy âm thì biết được vần kia: chênh lệch, hềnh hệch, bềnh bệch. Ênh láy âm với ang, êch láy âm với ac: mênh mang, lênh láng, vênh vang, khệnh khạng, nghểnh ngảng, lệch lạc, nguệch ngoạc, huếch hoác. Vần ênh đi với từ Hán Việt, trái lại không có từ Hán Việt nào viết với ên, do đó ta có mệnh lệnh, hoan nghênh, tật bệnh Đặc biệt không có hiện tượng láy âm ên, an cho nên dù nghe có vẻ như là ên, an hay ên, an ta vẫn viết là ênh, ang: xuênh xoang, huênh hoang, quếnh quáng, chếnh choáng Ngoài các trường hợp trên, viết với ên: nên, bên, lên c.6: Phân biệt ich/ it và inh/ in * Biện pháp phân biệt ngữ âm: a) Phân biệt ich và it: hích/ hít, đóng kịch/ đen kịt, tờ lịch/ tối mịt, cái xích/ bọ xít, có ích/ có ít, cái lít/ quyển lịch, chích/ chi chit, kích thích/ thịt cá, hiềm khích/ khít khao b) Phân biệt inh và in: tinh hoa/ tin tức, tính tình/ tín nhiệm, kính trọng/ kín đáo, vinh dự/ vin cớ, đính chính/ chín muồi * Trừ sáu ngoại lệ đều là danh từ ( quả mít, miếng thịt, con vịt, mông đít, quả quýt, bọ xít) và những từ phiên âm như: cái lít, đinh vít, a- pa- tít; với những chữ chỉ chủ nghĩa ( mác xít, ), những chữ viết với vần it đều chỉ một cái gì thu hẹp lại, che đậy biểu hiện ở những chữ như: it, đen kịt, tối mịt, bít lại, hít, chít lại, chịt lại, đen nghịt, khít khao, tối mịt, con nít Ngoài ra, it đi với những quan hệ láy âm như: iu- it: kĩu kịt, chiu chít, ríu rít, tíu tít ut – it: lút lít, thút thít, cút kít, chút chít a – it: qua quit, xoa xuýt, vạ vịt, vá vít, i- it: chi chít, nhi nhít Không có chữ Hán Việt nào viết với it mà đều viết với ich: du kích, ích lợi, thích hợp, tích trữ, mục đích, hiềm khích, vô địch, khuyến khích, bội nghịch, tĩnh mịch, thảm kịch. * Vần in láy với it, vần inh láy với ich. VD: thin thít, kìn kịt, nghìn nghịt;/ thinh thích, nặng trình trịch, đi thình thịch - Vần inh láy với ung 33
  10. SKKN: Giúp học sinh lớp 1 tìm tiếng, từ đúng VD: rung rinh, phúng phính, cung kính, trùng trình, lung linh, - Vần inh láy với âp: rập rình, sập sình c.7. Phân biệt ưc/ ưt và ưng/ ưn Trong chính tả không có vần ưn mà có vần ưng. - Không có chữ vần ưt nào là chữ Hán Việt, trái lại vần ưc là thông dụng trong các từ Hán Việt. VD: tức khắc, khu vực, cung bực, cùng cực, chức vụ - Trừ hai danh từ là “mứt” và “cứt”, tất cả các chữ có vần ưt đều chỉ một sự đứt rời hoặc chỉ hành động tạo nên sự đứt rời. VD: rứt, ngứt, dựt, giựt;/ nứt, vứt;/ dứt, phựt, sứt c.8. Phân biệt ơc / ơt và ơng/ ơn Trong chính tả không có vần ơc và vần ơng. Vậy trong chính tả phải tránh hai vần này. Hoặc là phải đổi thành ơt ( VD: bớt, hớt, cười cợt, tái nhợt, vớt bèo, non ợt ) và thành ơn ( VD: hơn kém, sơn cửa, mơn mởn, khinh nhờn ) c.9. Cách phân biệt ac/ at và ang/ an Vần ang láy vần với ênh: Mênh mang, dềnh dàng, kềnh càng, thênh thang, huênh hoang, chuếnh choáng, vênh vang, thấp thoáng Nó láy vần với ơ: Mở mang, dở dang, ngỡ ngàng, rỡ ràng, hở hang, nhỡ nhàng Những vần này không láy vần với an ( Trường hợp thở than là từ gồm hai chữ độc lập). Trừ trường hợp láy với ênh và với âp, chữ thứ hai có nghĩa ( VD: chuếnh choáng thì chữ choáng có nghĩa là choáng mặt. Còn trong phần lớn trường hợp khác, chữ có vần ang không có nghĩa. (VD: dễ dàng, nhẹ nhàng, rõ ràng, dịu dàng, nhịp nhàng, xốn xang, vững vàng ) Trong những từ láy âm với an thì chữ thứ hai có nghĩa: thanh thản, tràn lan, mê man, lăng loan Ngoại lệ: hỏi han, chứa chan. c.10. Có được vần ang, ta sẽ tìm được vần ac. Vần ac láy với vần ang. (VD: bàng bạc, khang khác, oang oác, quàng quạc ) Vần at láy với vần an. (VD: man mát, chan chát, san sát ) Vần ac láy với ơ (VD: vỡ vạc, gỡ gạc, xơ xác ) c.11. Cách phân biệt ăc/ ăt, ăng/ ăn - Không có chữ Hán Việt nào đi với ăt mà đều đi với ăc. Do đó gặp chữ Hán Việt nào thì viết ăc: nguyên tắc, phản trắc, thủy mặc, nghi hoặc, nghiêm khắc 34
  11. SKKN: Giúp học sinh lớp 1 tìm tiếng, từ đúng ăc láy với uc (VD: trục trặc, ngúc ngoắc, lúc lắc ) ăc láy với ăng (VD: phăng phăng, nằng nặc ăt láy với ăn (VD: thoăn thoăt, ngăn ngắt, săn sắt Có một số từ với ăt có nghĩa là cắt, lấy đi một cái gì: cắt, chặt, ngắt, tắt, hắt. Trái lại, có một số từ với ăc nghĩa là lung lay, rung động: lắc xắc, lắc lư, ngắc ngoải, trục trặc - Những chữ đi với ăn, nhất là với oăn có nhiều chữ có nghĩa là nhăn: nhăn, quăn, oằn, xoắn, quặn, ngoằn ăn láy âm với ay, ây (VD: dầy dặn, ngay ngắn, may mắn) ăn láy âm với ăt (VD: ngăn ngắt, săn sắt) ăng láy âm với ăc (VD: hăng hắc, chăng chắc, nằng nặc ăng láy âm với ung (VD: dùng dằng, tung tăng, thung thăng ) Ngoại lệ: đúng đắn. c.12. Cách phân biệt âc/ ât và âng/ ân - Không có chữ Hán Việt nào đi với âc, ơt, ưt mà những chữ ấy đi với ât. Ngoại lệ: gió bấc, lấc cấc, giấc ngủ, xấc láo, tiếng nấc, gang tấc. - Không có chữ Hán Việt nào viết với vần âng mà viết với vần ân (VD: nhân dân, trần tục, thân tín, thị trấn, thanh tân ) ân láy với ât (VD: quần quật, phần phật, bần bật, rần rật ân láy với a (VD: dần dà, ngân nga, lân la, tha thẩn c.13. Cách phân biệt iêc/ iêt và iêng/ iên - Không có từ Hán Việt nào đi với iêng mà chỉ đi với iên (VD: yên phận, biến hóa, tiến triển ) - Trong Tiếng Việt không có vần uyêng, uyêc. c. 14. Cách phân biệt uôc/ uôt và uông/ uôn - Không có chữ Hán Việt nào viết là uôt mà đi với uôc (VD: thân thuộc, quốc gia, chiến lược.) Một số từ với uôt có nghĩa là trơn tru (VD: vuốt ve, tuốt lúa, buột miệng, trắng muốt, thông suốt ); có nghĩa là khắp nơi ( VD: lạnh buốt, não nuột) - Không có chữ Hán Việt nào đi với uôn mà đi với uông (VD: uổng phí, tình huống ) - Vần uông có nhiều chữ, nhưng vần uôn chỉ thu hẹp vào một số chữ có nghĩa là quấn lại (VD: uốn, cuốn, cuồn cuộn, buồn bã ). Ngoài ra còn có: buôn, nguồn, rập khuôn, buồn bã, luôn luôn, 35
  12. SKKN: Giúp học sinh lớp 1 tìm tiếng, từ đúng c.15. Cách phân biệt ươc/ ươt và ương/ ươn - Không có chữ Hán Việt với vần ươt và ươn mà viết với vần ươc ( VD: tước lộc, trước tác, chiến lược, mưu chước ) và vần ương (VD: tai ương, cương lĩnh, đại tướng, vương quốc ) Vần ươt láy âm với a (VD: thướt tha, mượt mà, lượt là ) Ngoại lệ: ẩm ướt, say khướt, trượt ngã. Nó có nghĩa trơn bóng trong: trượt, đen mượt, óng mượt. Nó có nghĩa đuổi trong: vượt, lướt qua Ngoài ra viết với ươc. - Vần ươn chỉ thu hẹp trong một số chữ. Nó có nghĩa là vươn tới (VD: bươn, dướn lên, dưỡn ra ) Trái lại số chữ với ương rất nhiều. 4. Phân biệt dấu hỏi, dấu ngã. Ngoài biện pháp dựa vào nghĩa của từ để xác định viết với dấu hỏi hay dấu ngã, còn có những biện pháp sau: - Trong từ láy, thanh điệu thuộc về 2 nhóm: sắc, hỏi, không dấu và huyền, ngã, nặng. ( Mẹo ghi nhớ các dấu thanh: Chị Huyền mang nặng ngã đau Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành.) 36
  13. SKKN: Giúp học sinh lớp 1 tìm tiếng, từ đúng V. KẾT QUẢ Bằng các biện pháp đã nêu trên qua thực hiện rút ra kinh nghiệm tôi thấy học sinh lớp tôi đã đạt một số kết quả sau: 1. Đối với học sinh: Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm 1. 65 % học sinh tìm từ nhanh, đúng và 1. 95 % học sinh tìm từ nhanh, đúng và thành thạo các từ trong các bài học vần thành thạo các từ trong các bài học vần và tập đọc. và tập đọc. 2. 75 % học sinh phân biệt được điểm 2. 95 % học sinh phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa các vần. giống và khác nhau giữa các vần. 3. 50 % học sinh nói và vận dụng đúng 3. 95 % học sinh nói và vận dụng đúng các từ có các trường hợp chính tả gần các từ có các trường hợp chính tả gần giống nhau. giống nhau. 4. 60% học sinh biết phân tích cái sai 4. 90% học sinh biết phân tích cái sai và sửa lỗi. và sửa lỗi. 5. Học sinh viết câu rất khó, sai ngữ 5. Học sinh bước đầu đã hình thành pháp nhiều, viết câu không có nghĩa. cách nói, viết câu đúng ngữ pháp, có Vốn từ không phát triển. sáng tạo và mở rộng vốn từ rất tốt. 6. Học sinh nói khó hiểu. 6. Học sinh phát triển khả năng nói 7. Học sinh nói, viết được đoạn theo thành câu tốt chủ điểm rất chậm, khó khăn. 7. 84% học sinh nói, viết được đoạn 8. 50% học sinh kể được chuyện theo văn từ 5-7 câu theo chủ điểm. từng tranh. 8. 70% học sinh kể được chuyện theo 9. 5% học sinh kể được cả câu chuyện từng tranh. dài. 9. 50% học sinh kể được cả câu chuyện dài. 2. Đối với giáo viên. - Biết được thêm rất nhiều từ, đặc biệt là các từ cũ, các từ có nghĩa tương tự nhau. - Biết thêm được rất nhiều từ, cụm từ của Tiếng Việt, làm giàu thêm vốn từ vựng của chính bản thân giáo viên. - Nắm chắc hơn rất nhiều quy tắc chính tả của Tiếng Việt. Phân biệt rõ các từ láy, từ ghép trong các trường hợp chính tả khó. - Nắm được và dạy cho học sinh nhiều mẹo chính tả hay giúp các em tìm từ đúng, nhanh. 37
  14. SKKN: Giúp học sinh lớp 1 tìm tiếng, từ đúng VI. Bài học kinh nghiệm: 1-Trong giảng dạy, giáo viên phải luôn quan sát, chú ý ghi lại những điểm thành công trong bài dạy cũng như những mặt chưa đạt được trong tiết daỵ ngay sau tiết học để rút kinh nghiệm bổ sung. 2- Phải tìm ra những nét đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất cả về tốt cũng như những lỗi học sinh hay mắc phải nhất của lớp để có phương pháp dạy tốt nhất, giúp học sinh sửa chữa một cách có hiệu quả nhất. 3- Mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với lớp mình để đạt hiệu quả cáo nhất, không sợ nêu vấn đề sai trước lớp như phương pháp cũ mà nếu thấy cần thiếtđể giúp học sinh được nhiều nhất ta cứ tiến hành làm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Đây là những kinh nghiệm tôi đã đúc kết trong nhiều năm, đã được bổ sung và áp dụng có kết quả tốt trong việc dạy học sinh tìm từ đúng và nhanh trong các tiết học vần và tập đọc. Bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của tổ chuyên môn, các cấp lãnh đạo và toàn thể các bạn đồng nghiệp để tôi sớm hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm này. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA BGH Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2015 Tôi xin cam đoan, SKKN trên là của bản thân mình, không sao chép của người khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người viết 38
  15. SKKN: Giúp học sinh lớp 1 tìm tiếng, từ đúng MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài. II. Tài liệu tham khảo. III. Cơ sở khoa học. IV. Đối tượng nghiên cứu. V. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu. VI. Các bước điều tra. PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Điều tra, khảo sát trình độ tìm tiếng, từ của học sinh. II. Thực trạng và nguyên nhân. III. Những biện pháp nhằm giúp học sinh tìm tiếng, từ đúng. IV. Nội dung chính: 1. Tiếng và cấu tạo của tiếng. 2. Bảng hệ thống âm, vần. 3. Bảng hệ thống từ láy, từ ghép học sinh dễ viết sai. 4. Một số quy tắc chính tả a) Phân biệt phụ âm đều b) Phân biệt phần vần c) Phân biệt âm cuối trong các vần d) Phân biệt dấu hỏi và dấu ngã. V. Kết quả VI. Bài học kinh nghiệm. 39