SKKN Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa - Đặng Thị Diệu Linh

Trong các môn học ở trường Tiểu học thì Tiếng Việt là môn học vô cùng quan trọng bởi Tiếng Việt là nền tảng để giúp học sinh học tốt các môn học khác. Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy học Tiếng Việt là thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ Tiếng Việt. Do vậy việc đưa học sinh vào hoạt động giao tiếp trong giờ Tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm chú ý. Mặt khác, ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta có nhiều khía cạnh khó. Một trong những nội dung khó đó là phần nghĩa của từ, đặc biệt là khi học sinh học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
doc 17 trang Thu Yến 15/12/2023 1740
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa - Đặng Thị Diệu Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_phan_biet_tu_dong_am_va.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa - Đặng Thị Diệu Linh

  1. Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Trong các môn học ở trường Tiểu học thì Tiếng Việt là môn học vô cùng quan trọng bởi Tiếng Việt là nền tảng để giúp học sinh học tốt các môn học khác. Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy học Tiếng Việt là thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ Tiếng Việt. Do vậy việc đưa học sinh vào hoạt động giao tiếp trong giờ Tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm chú ý. Mặt khác, ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta có nhiều khía cạnh khó. Một trong những nội dung khó đó là phần nghĩa của từ, đặc biệt là khi học sinh học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là hai hiện tượng độc đáo của Tiếng Việt. Cùng với các từ loại khác, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa làm cho Tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm nét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy mảng kiến thức này khá trừu tượng mà khả năng đọc hiểu của các em học sinh Tiểu học lại phát triển chưa cao. Vậy làm thế nào giúp các em sử dụng đúng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa một cách đúng đắn? Thực tế qua các bài tập làm văn của học sinh cho thấy ngôn ngữ của các em rất nghèo nàn và hầu như chưa biết sử dụng hoặc sử dụng chưa đúng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Đó là điều trăn trở, lo nghĩ của biết bao giáo viên đứng trên bục giảng khi dạy phân môn Luyện từ và câu. Việc tìm các từ đồng âm tuy không quá khó khăn, tuy nhiên khi học xong từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cũng không được như mong đợi của cô giáo, kể cả học sinh khá, giỏi đôi khi cũng còn chưa chính xác. Mặt khác, hiện nay rất nhiều học sinh chưa hề có hứng thú học tập với môn Tiếng Việt nói chung và nội dung nghĩa của từ nói riêng. Nếu kéo dài tình trạng này thì sẽ có nhiều học sinh đứng bên lề lớp học. Với những lí do trên, tôi đã chọn sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu: Việc dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong nhà trường tiểu học. - Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 3. Mục đích nghiên cứu. - Giúp học sinh nắm được bản chất của hiện tượng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. 1
  2. Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa - Giúp học sinh nhận diện chính xác được từ đồng âm, từ nhiều nghĩa có trong đoạn văn, câu văn. - Học sinh biết vận dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để làm các bài tập trong chương trình học và sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. - Bồi dưỡng hứng thú học từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cho học sinh. Qua việc nghiên cứu những vấn đề trên tôi mong muốn tìm ra những phương pháp mang tính khả thi, dễ hiểu, dễ áp dụng, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc dạy- học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng dạy - học phân môn luyện từ và câu nói chung và từ đồng âm, từ nhiều nghĩa nói riêng. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp đọc tài liệu. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 5. Điểm mới của đề tài. Tôi đặt mình vào vị trí của các em học sinh khi bắt đầu học nội dung nghĩa của từ để xem vấn đề khó khăn, những vướng mắc của các em là gì, từ đó tôi đi sâu vào việc đề xuất các biện pháp giúp học sinh phân biệt tốt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Mặt khác tôi cũng rất quan tâm đến việc làm sao để tạo được hứng thú cho các em khi học đến nội dung được coi là khó này. Và trên thực tế kiểm nghiệm, tôi đã thu được kết quả rất tốt từ việc áp dụng sáng kiến này. 2
  3. Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa PHẦN 2: NỘI DUNG 1. Thực trạng của việc dạy - học từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 1.1. Việc dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa của giáo viên: Trong quá trình dạy học các bài học này, mỗi giáo viên đều cố gắng làm đúng vai trò hướng dẫn, tổ chức tìm hiểu kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên nhiều giáo viên chưa thật quan tâm, chưa tìm hiểu sâu sắc, chưa tâm huyết với mảng kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Mặt khác, do thời lượng 1 tiết học có hạn nên giáo viên chưa thường xuyên thực hiện lồng ghép liên hệ phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong các bài học. Đôi khi giảng dạy nội dung này, giáo viên còn khó khăn khi lấy thêm một số ví dụ cụ thể ngoài SGK để minh hoạ phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Do đó, sau các bài học, học sinh chỉ nắm được kiến thức về nội dung học một cách rời rạc, bó hẹp trong các ví dụ sách giáo khoa đưa ra. 1.2. Việc học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa của học sinh: Trong thực tế, học sinh làm các bài tập về từ đồng âm nhanh và ít sai hơn khi học các bài tập về từ nhiều nghĩa, cũng có thể do từ nhiều nghĩa trừu tượng hơn. Đặc biệt khi cho học sinh phân biệt và tìm các từ có quan hệ đồng âm, các nghĩa của từ nhiều nghĩa trong một số văn cảnh thì đa số học sinh lúng túng và làm bài chưa đạt yêu cầu. Hầu hết học sinh lớp 5 khi học các tiết luyện từ và câu về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa đều gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể là: - Khó khăn trong việc giải nghĩa các từ: học sinh giải nghĩa từ sai, lúng túng và còn lủng củng. - Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: còn sai. - Phân biệt nghĩa gốc và một số nghĩa chuyển của từ: học sinh còn làm sai, chưa chắc chắn, chưa giải thích được tại sao lại xác định như vậy, tức là học sinh chưa hiểu bản chất sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. - Đặt câu có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa: không chính xác, chưa hay, chưa đúng với nét nghĩa yêu cầu. 2. Nguyên nhân của thực trạng trên: 2.1. Giáo viên dạy chưa sâu, chưa sát, chưa chắc chắn. Nhiều giáo viên cũng hiểu mơ hồ và máy móc về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, chỉ đọc sách giáo khoa mà không tìm hiểu thêm các tài liệu có liên quan, không giao lưu học hỏi trao đổi kiến thức với bạn bè đồng nghiệp nên vốn kiến thức về mảng nội dung này còn nghèo nàn, thiếu cơ sở khoa học. 3
  4. Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa + Kết hợp giữa vẻ đẹp và hình thức mềm mại, bắt mắt ta có các từ vải hoa, chiếu hoa, chữ hoa, hoa văn Ví dụ 2: Để chỉ một bộ phận khác của cây người ta dùng từ quả. Thông thường quả chủ yếu có hình khối cầu, là kết thúc của một quá trình đơm hoa kết trái. Ngoài ra quả còn gợi đến thời kỳ thu hoạch. Chính vì vậy, nhiều sự vật có dạng tương tự đều được gọi là quả như: quả núi, quả bóng, quả đấm, quả bom, quả tim, quả cân, Với ấn tượng về sự kết thúc, giai đoạn cuối cùng để thu hoạch giúp ta liên tưởng để có các từ: kết quả, thành quả, hiệu quả, nhân quả, đánh quả, trúng quả, Ví dụ 3: Để chỉ một bộ phận người làm nghề môi giới, trung gian trong nhiều lĩnh vực người ta dùng từ cò. Thoạt nhìn ta sẽ cho rằng cò (người) này và cò (chim) là hai từ đồng âm. Vì ở đây không có mối liên hệ về nghĩa. Nhưng thực tế từ cò (người) nói tắt của từ cò mồi. Cò mồi là loại cò làm bằng gỗ hoặc bằng con cò thật dùng để dụ các con cò khác đến gần nơi có bẫy để bắt. Qua ba ví dụ trên có thể thấy nghĩa phái sinh trong các từ nhiều nghĩa đã được mở rộng theo nhiều hướng, nhiều khía cạnh và có những từ mà nghĩa của nó đã khác xa so với nghĩa gốc, đồng thời không chỉ là những từ cùng từ loại. Vì vậy, nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cũng là điều có thể hiểu dược. Do đó, muốn phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cần xét các từ dưới góc độ thời gian ra đời, xuất hiện. Nắm vững cơ chế tạo từ mới dựa trên các đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng đã có trước đó (từ nhiều nghĩa). Từ nhiều nghĩa không chỉ là những từ cùng từ loại. Ví dụ 1: Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Xuân 1 là danh từ; xuân 2 là tính từ. Ví dụ 2: - Chiếc cúp bóng đá thế giới được làm bằng vàng. - Hôm qua là một ngày vàng của thể thao Việt Nam. - Nguyễn Thuý Hiền là cô gái vàng của thể thao Việt Nam. - Cô ấy là người có tấm lòng vàng. vàng 1: danh từ chỉ chất liệu; vàng 2, 3, 4 là tính từ. Trong cách phân chia nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa, người ta dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Nghĩa gốc là nghĩa có trước, còn nghĩa phát sinh là các nghĩa được hình thành sau này và dựa trên nghĩa gốc. Từ “đi” như ở trên là một ví dụ. Nhưng nếu xét về tính ứng dụng, không phải lúc nào nghĩa gốc cũng là nghĩa phổ biến nhất, xem các nghĩa của tính từ "bạc" sau đây: 1. Mỏng manh, ít ỏi, không trọn vẹn: Mệnh bạc, (1) 7
  5. Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa 2. Ít ỏi, sơ sài (trái với hậu): Lễ bạc lòng thành, (2) 3. Không nhớ ơn nghĩa, không giữ được tình nghĩa trọn vẹn trước sau như một: Ăn ở bạc với bố mẹ, (3) Nghĩa (1) của tính từ "bạc" là nghĩa từ nguyên có gốc là tiếng Hán. Nghĩa (2) và (3) của nó đều được phái sinh từ nghĩa (1). Thế nhưng trong tiếng Việt hiện đại, nghĩa (3) mới là nghĩa phổ biến nhất. Dựa vào nghĩa gốc, ta phát hiện các nghĩa phái sinh và các quy tắc chuyển nghĩa của chúng. Các từ mang nghĩa gốc thì nêu được nghĩa khác nhau nhưng phải bằng cách diễn giải. Còn phần nhiều các từ mang nghĩa chuyển thì nêu nghĩa bằng cách thay thế bằng một từ khác (mang nghĩa phụ). VD: Mùa xuân(1) là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2). Ta thấy rằng: “xuân” (2) được dùng theo nghĩa chuyển vì “xuân” có thể thay thế bằng “tươi đẹp”. Sau khi HS đã nắm bắt được bản chất của kiến thức, để cho học sinh có kỹ năng phân biệt, GV cần biên soạn thành những dạng bài tập hỗn hợp cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để HS luyện tập. Ví dụ: Bài 1. Chỉ ra từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các câu sau: a. Nước ta vào mùa mưa, nước thường dâng cao. b. Bạn Trường Sơn đi nước cờ quyết định mang vinh quang về cho nước nhà. c. Mùa xuân này chị đã qua hai mươi mốt cái xuân. Bài 2. Cho từ “chín” a. Đặt 2 câu để phân biệt nghĩa của cặp từ đồng âm. b. Đặt 1 câu có từ “chín” được dùng theo nghĩa gốc và 1 câu có từ “chín” được dùng theo nghĩa chuyển. Như vậy, nếu mỗi GV đều nắm được bản chất vấn đề giúp HS cũng nắm được bản chất ấy, rèn kỹ năng qua các bài tập thì chắc chắn hiện tượng nhầm lẫn nêu trên sẽ được giảm đi rất nhiều. 3.4. Giúp học sinh nhận diện chính xác từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 3.4.1. Dùng thước gạch chân những từ ngữ quan trọng trong định nghĩa từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và giải thích rõ bằng ví dụ. 8
  6. Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa *Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: a/ Hòn đá - Đá bóng. (Hai tiếng đá trong hai từ này đều được ghi bằng : đ + a + thanh sắc và khi phát âm thì chúng có cùng âm thanh. Nhưng xét về mặt từ loại và ý nghĩa thì hoàn toàn khác nhau. Tiếng “đá” thứ nhất (trong từ Hòn đá) là danh từ - là vật hình thành trong tự nhiên và rất cứng còn tiếng “đá” thứ hai (trong từ: Đá bóng) là động từ - nghĩa là dùng chân tác động vào quả bóng làm cho quả bóng văng ra xa). b/ Cánh đồng - Tượng đồng - Một nghìn đồng. (Ba tiếng “đồng” trong ba từ này phát âm ra đều giống nhau nhưng về ý nghĩa thì khác nhau hoàn toàn; tiếng đồng thứ nhất (trong từ Cánh đồng - chỉ khoảng đất rộng, bằng phẳng nơi để trồng trọt; tiếng “đồng” thứ hai (trong từ Tượng đồng - chỉ bức tượng được làm bằng chất liệu là đồng có màu đỏ; tiếng “đồng” thứ ba( trong từ Một nghìn đồng - là chỉ đơn vị tiền của Việt Nam). c/ Ba má - Ba tuổi. (Hai tiếng “ba” đều được cấu tạo âm vần giống nhau b + a + thanh ngang, chúng còn giống nhau cả về âm thanh khi phát âm. Về ý nghĩa: Tiếng “ba” thứ nhất (trong từ Ba má - chỉ người đàn ông sinh ra mình; tiếng “ba” thứ hai (trong từ Ba tuổi - là từ chỉ thời gian, tuổi). Nói tóm lại các từ đồng âm khi phát ra âm thanh thì hoàn toàn giống nhau nhưng về mặt ngữ nghĩa thì khác hẳn nhau. *Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Điểm khác với từ đồng âm là: từ nhiều nghĩa không phải là nhiều từ mà là một từ có nhiều nghĩa và giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa phải có mối liên hệ với nhau. 3.4.2. Dùng tranh ảnh, vật thật, để minh hoạ cho từ nhằm giúp các em hiểu đúng nghĩa và phân biệt được từ. Ví dụ: Để phân biệt nghĩa từ “đồng” trong ví dụ: Cánh đồng - tượng đồng - một nghìn đồng, GV có thể đưa bức tranh vẽ cánh đồng, một pho tượng làm bằng đồng và tờ tiền một nghìn đồng cho HS xem để HS nắm nghĩa của các từ đồng âm này. 3.4.3. Hướng dẫn học sinh đặt từ vào văn cảnh để hiểu đúng nghĩa của từ. Ví dụ : Để hiểu nghĩa của từ “đậu” trong vai trò của từ đồng âm ta đặt vào câu sau : Ruồi đậu mâm xôi đậu. Trong văn cảnh này từ đậu thứ nhất là động từ có nghĩa con ruồi nó dừng lại ở trên mâm xôi. Còn từ đậu thứ hai “xôi đậu” được nấu từ nếp và loại đậu nào đó, từ đậu ở đây thuộc từ loại là danh từ . Từ nhiều nghĩa làm tăng thời gian cần để hiểu chính xác nội dung của văn bản hoặc lời nói, trong một số trường hợp có thể gây hiểu lầm, điều này đặc biệt hay xảy ra đối với người học ngoại ngữ. Từ sự đa nghĩa ở cấp độ từ vựng có thể 9
  7. Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa gây ra hiện tượng đa nghĩa ở cấp độ cao hơn là câu hoặc thậm chí trong một đoạn văn ngắn. Ví dụ trong câu sau, vẫn với từ đa nghĩa "đi": Anh ấy đi rồi. Nếu chỉ duy nhất câu này người đọc không rõ nghĩa chính xác của câu, nó có thể chỉ một người vừa đi đâu đó trước khi người kia đến hoặc một cách nói tránh rằng ai đó vừa chết, vậy đây là câu đa nghĩa. Trên thực tế, người bản ngữ xử lý rất tốt hiện tượng nhập nhằng do từ đa nghĩa gây ra căn cứ trên thông tin ngữ cảnh cung cấp. 3.4.4. Thiết kế Sổ tay văn học cá nhân. Gợi ý để mỗi học sinh tự chuẩn bị cho mình một quyển sổ tay nho nhỏ tiện mang theo bên mình. Khi học sinh học đến từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì ghi lại khái niệm, ví dụ điển hình, sự khác nhau về các loại từ này, HS cũng có thể ghi lại bất cứ nội dung kiến thức đặc biệt nào trong quá trình đọc sách, báo, Nội dung trong sổ tay có thể là: Từ đồng âm: + Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa. + Ví dụ: Từ ( câu ) Nghĩa 1. Từ : “ Câu” a. Anh Hùng ngồi câu cá. - Bắt cá bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) ,buộc ở đầu một sợi dây. b. Đoạn văn này có 5 câu. - Đơn vị của lời nói, diễn đạt một ý trọn vẹn. (SGV tr 130 – TV5 T1). c. Sáng nay, mẹ em nấu rau câu để ăn. - Là loại tảo hồng, thường mọc ở các cánh đồng nước mặn ven biển, dùng làm nộm. (Từ điển TV-NXB Khoa học xã hội 1994, tr 664). 2.Từ : “Mực” a. Em thường viết bài bằng mực tím. - Chất lỏng có màu dùng để viết .(Từ điển TV-NXB Khoa học xã hội 1994, tr 535). b. Mực khô là một món ăn rất ngon. - Là loài động vật ở biển, thân mềm, chân ở đầu, bụng chứa túi mực, thường bắt ăn tươi hay phơi khô. (Từ điển TV NXB Khoa học xã hội 1994, tr 535). 3. Từ: “Sao”. a. Sao bạn lại làm như vậy? - Hỏi lí do của một hành động. 10
  8. Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa b. Bầu trời đầy sao lấp lánh như - Mọi thiên thể nhìn thấy dưới dạng những hạt kim cương. chấm sáng ban đêm trong không gian vũ trụ. (Từ điển TV-NXB Khoa học xã hội 1994, tr 684). c. Mẹ em đi sao giấy khai sinh. - Chép lại bản chính. (Từ điển TV- NXB Khoa học xã hội 1994, tr 684). d. Bố em sao thuốc Bắc để uống. - Rang thuốc cho khô. (Từ điển TV- NXB Khoa học xã hội 1994, tr 684). 4. Từ: “Giá” a. Giá xăng tăng nhanh quá. - Số tiền phại bỏ ra để mua một vật. (Từ điển TV-NXB Khoa học xã hội 1994, tr 343). b. Bé Lan treo rổ lên giá. - Đồ dùng để treo hay để gác vật gì đó. (Từ điển TV-NXB Khoa học xã hội 1994, tr334). c. Mẹ mua giá về nấu canh chua. - Loại rau làm bằng đậu ngâm cho mọc mầm ra. (Từ điển TV-NXB Khoa học xã hội 1994, tr 343). 5. Từ: “Bàn”. a. Lọ hoa đặt trên bàn thật đẹp. - Vật dụng thường được làm bằng gỗ, nhựa , mặt phẳng, có chân, để bày vật dụng, viết lách . (Từ điển TV- NXB Khoa học xã hội 1994, tr 41). b. Chúng em bàn nhau quyên góp ủng - Trao đổi ý kiến với nhau về một vấn hộ đồng bào bị bão lụt. đề gì đó. (Từ điển TV-NXB Khoa học xã hội 1994, tr 41). 6. Từ: “Nước”. a. Nước con sông này rất trong. - Chất lỏng không màu không mùi, không vị trong suốt không có hình dạng nhất định. Từ điển TV-NXB Khoa học xã hội 1994, tr 609). b. Nước ta có bờ biển dài hơn 3.000 - Khoảng đất có biên giới nhất định, km. trong đó có một hay nhiều dân tộc cùng sống dưới một chế độ chung. 7. Từ: “Cờ” a. Cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. - Miếng vải hay giấy có màu sắc hay có huy hiệu, dùng làm biểu hiện cho một nước, đoàn thể hay tổ chức Từ điển TV-NXB Khoa học xã hội 1994, tr 217). b. Chúng em đang chơi cờ tướng. - Cờ dùng 32 quân gồm có :Tướng, sỹ, 11
  9. Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa tượng, xe, pháo, mã, tốt, phân ra hai bên, bên nào tướng bị chiếu mà không còn nước chạy là thua. Từ điển TV- NXB Khoa học xã hội 1994, tr 218). Từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa là từ gồm có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Giữa các nghĩa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ: Đi: + Tôi đang đi bộ đến trường. + đi quân cờ, đi xe, đi tất, + Bác đã đi xa. Ăn: + ăn cơm + ăn quân cờ + Tàu đang ăn than. + Rễ tre ăn ra tận bờ ruộng. + Da bị ăn nắng. + đi ăn cưới + ăn đòn Rừng + cánh rừng + rừng cờ, rừng người, Nở + Hoa nở. + nở nụ cười + Đàn gà mới nở Nặng + Bao gạo nặng. + Bà cụ bị nặng tai. + Mẹ bị ốm nặng. 3.4.5. Dùng bảng hệ thống, phân biệt từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa: Từ đồng âm Từ đồng nghĩa Từ nhiều nghĩa - Đặc điểm: Giống nhau - Đặc điểm: Khác nhau - Đặc điểm: Có một về âm thanh, khác nhau về âm thanh nhưng giống nghĩa gốc và một hay về ý nghĩa. nhau hoặc gần giống nhiều nghĩa chuyển. Các - Ví dụ: nhau về ý nghĩa. nghĩa có mối liên hệ với + lá cờ - cờ vua. - Ví dụ: nhau. + Ngôi nhà rất đẹp.- Nhà + đẹp, xinh - Ví dụ: Từ ‘‘mắt’’có tôi năm nay ba mươi + hoàn cầu, năm châu những nét nghĩa sau: 12
  10. Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa tuổi. + Đôi mắt của bé mở to. + Quả na mở mắt. 3.4.6. Thường xuyên liên hệ những câu văn, đoạn văn, bài đọc có nhiều từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho các em tập nhận diện để các em tập làm quen dần hoặc có thể tích hợp dạy Luyện từ và câu trong các tiết dạy Tập đọc, Tập làm văn, Ví dụ : Tìm từ đồng nghĩa trong câu sau: - Những ngày xa Tổ quốc anh nhớ nước vô cùng. Khi dạy đến bài tập đọc Trước cổng trời, GV có thể yêu cầu HS tìm trong bài những câu văn có từ vạt, cho biết các từ vạt đó thuộc loại từ nào? Là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Tìm thêm trường hợp nghĩa gốc của từ vạt? 3.4.7. Thiết kế các thẻ từ về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thông dụng đính lên tường, góc học tập để tự các em ghi nhớ dần mà không bị áp đặt. Ví dụ: (Một số ví dụ điển hình của thẻ từ) a/ Các thẻ từ về từ đồng âm: Ví dụ: Ngựa đá / Đá bóng Bông súng / Cây súng Giá sách / Giá tiền Cánh đồng / Tượng đồng / Đồng xu Cờ vua / Lá cờ Ba mẹ /Ba ngày / Thứ ba Câu cá / Câu văn Bằngkhen / Bằngnhau / Bằng phẳng Ao cá / Ao ước Đường phố / Đường cát b. Các thẻ từ về từ nhiều nghĩa. Ví dụ: ĐÁNH ĐÒN / ĐÁNH GIÀY / ĐÁNH BÓNG MŨI EM BÉ / MŨI ĐẤT / MŨI THUYỀN / MŨI DAO 13
  11. Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa MIỆNG EM BÉ XINH XINH / MIỆNG CHUM / MIỆNG HỐ CÁNH TAY / CÁNH ĐỒNG/ CÁNH CỔNG CỔ NGƯỜI / CỔ ÁO / CỔ TAY / CỔ CHAI MẮT EM BÉ / MẮT CÁ CHÂN / QUẢ NA MỞ MẮT BÁNH NGỌT / LỜI NÓI NGỌT / TIẾNG ĐÀN NGHE NGỌT TAI KHUÔN MẶT/ MẶT BÀN / MẶT GƯƠNG /MẶT GHẾ ĐƯỜNG ĐI / ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN / ĐƯỜNG TRUYỀN MẠNG 3.5. Giúp học sinh rèn kỹ năng sử dụng (vận dụng) từ đồng âm, từ đồng nghĩa. - Tổ chức thi giải ô chữ về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. - Tổ chức cho học sinh giải đố trong các câu đố có sử dụng biện pháp chơi chữ vừa nhẹ nhàng, vừa dí dỏm khiến học sinh thích thú tìm ra đáp án. - Tổ chức tập nói trong nhóm có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. 4. Hiệu quả của sáng kiến. Năm học 2014-2015, tôi được phân công dạy và chủ nhiệm lớp 5A2 với 25 em học sinh, dạy văn lớp 5A1 với 31 học sinh. Tôi sử dụng các giải pháp trên bằng cách lựa chọn và phân bố hợp lí theo từng nội dung của bài học, lấy nhiều ví dụ minh họa để học sinh nắm được đặc điểm cơ bản của hai loại từ trên, từ đó có thể phân biệt và nhận dạng dễ dàng hơn trong khi làm bài tập. Tôi đã tiến hành kiểm tra khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ở hai lớp 5 có trình độ học sinh không đều nhau (lớp 5A2 học sinh có nhận thức chậm hơn lớp 5A1), trong đó lớp 5A1 không áp dụng các biện pháp trên và lớp 5A2 (do tôi chủ nhiệm ) áp dụng những biện pháp trên thì thu được kết quả như sau: LỚP SỐ KHẢ NĂNG NHẬN KHẢ NĂNG HỌC SINH DIỆN TỪ. SỬ DỤNG TỪ SL TL SL TL 5A1 31 27 87,1% 26 84% 5A2 25 22 88% 21 84% 14
  12. Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa PHẦN 3: KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm: Qua nghiên cứu việc hướng dẫn học sinh học tốt nội dung phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu, tôi thấy đây là một vấn đề rất quan trọng đối với việc giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt. Khi dạy phân môn Luyện từ và câu nói chung và nội dung từ đồng âm, từ nhiều nghĩa nói riêng, GV cần phải thực hiện đúng định hướng, ý đồ mà sách giáo khoa đã đưa ra. Ngoài ra, người giáo viên cần phải nắm chắc mục tiêu trọng tâm bài dạy, đối tượng học sinh trong lớp để từ đó vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh. Đặc biệt hơn, GV cũng cần tìm hiểu các kiến thức liên quan thông qua các kênh thông tin khác nhau, kết hợp với hiểu biết thực tế để giúp học sinh hiểu chính xác về nghĩa của từ để phân biệt tốt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, từ đó sử dụng chính xác và có hiệu quả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong các trường hợp cụ thể. Giáo viên cũng cần kiên trì ghi chép lại những khó khăn mà bản thân và học sinh của mình gặp phải trong trong quá trình dạy - học mảng kiến thức này, tự mình đúc rút thành những kinh nghiệm cho bản thân để có cách dạy phù hợp hơn nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Cuối cùng, cần tạo cho học sinh hứng thú học tập để các em ham học, ham tìm hiểu và sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi tự mình khám phá ra kiến thức. 2. Khả năng ứng dụng và triển khai. Sáng kiến này có thể ứng dụng cho tất cả các giáo viên dạy Tiểu học, với tất cả các đối tượng học sinh, kể cả học sinh trung bình và học sinh yếu. 3. Kiến nghị. - Nhà trường cần cập nhật các tập san, tạp chí giáo dục để cho giáo viên có điều kiện tiếp cận với các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. - Các trường cần làm tốt hơn công tác thư viện, đặc biệt phát huy tối đa tác dụng của Thư viện xanh để tạo cho học sinh thói quen đọc sách báo, tạp chí, tìm hiểu kiến thức thông qua các tài liệu bên ngoài sách giáo khoa. - Ngành sẽ tổ chức nhiều hơn các chuyên đề về phân môn Luyện từ nói chung và nội dung nghĩa của từ nói riêng để GV có điều kiện trao đổi kiến thức, kinh nghiệm dạy các nội dung khó với nhau để cùng tìm ra phương pháp truyền đạt kiến thức tới học sinh một cách tối ưu nhất. Trên đây là một số biện pháp nhằm giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa mà tôi mạnh dạn đưa ra. Chắc chắn rằng những kinh nghiệm của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được các cấp quản lý giáo 15
  13. Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa dục và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. 16
  14. Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1 3. Mục đích nghiên cứu 1 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Điểm mới của đề tài. 2 PHẦN 2: NỘI DUNG 3 1. Thực trạng của việc dạy - học từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 3 2. Nguyên nhân của thực trạng trên: 3 3. Giải pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa 5 4. Hiệu quả của sáng kiến 14 PHẦN 3: KẾT LUẬN 15 1. Bài học kinh nghiệm: 15 2. Khả năng ứng dụng và triển khai. 15 3. Kiến nghị. 15 17