SKKN Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết Tập đọc - Trịnh Thu Huyền
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, là sự nhận thức về thế giới cuộc sống con người và xã hội. Tác phẩm văn học dùng phương tiện ngôn từ để sáng tạo nên những hình tượng về cuộc sống con người, quê hương, xứ sở và đem lại cho người đọc những rung cảm thực sự trong sáng. Trong nhà trường tiểu học ở Việt Nam đã coi Tiếng Việt là một môn học trung tâm, làm nền móng các môn học khác.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết Tập đọc - Trịnh Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_luyen_doc_dung_cho_hoc_sinh_lop_1_tron.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết Tập đọc - Trịnh Thu Huyền
- SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc A.PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, là sự nhận thức về thế giới cuộc sống con người và xã hội. Tác phẩm văn học dùng phương tiện ngôn từ để sáng tạo nên những hình tượng về cuộc sống con người, quê hương, xứ sở và đem lại cho người đọc những rung cảm thực sự trong sáng. Trong nhà trường tiểu học ở Việt Nam đã coi Tiếng Việt là một môn học trung tâm, làm nền móng các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học đầu. Đốivới học sinh lớp 1 lại quan trọng hơn rất nhiều.Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình. Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên, nên việc dạy học phải có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1 đến lớp 5. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng , bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện nay, ở trường tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một trong những lý do cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt. Đó cũng là ý do khiến cho trong nhiều trường hợp, học sinh không hiểu đúng văn bản được đọc. Cũng như nhiều giáo viên lớp 1 khác, tôi suy nghĩ rất nhiều về cách dạy tập đọc ở lớp 1. Đặc biệt là rèn cho học sinh không những chỉ đọc thông được văn bản mà còn phải đọc đúng văn bản được đọc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ 1
- SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc điệu, biết cách ngắt nghỉ hơn trong văn bản thơ, cũng như văn bản văn xuôi. Những băn khoăn này chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc”. II.Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Tập đọc là phân môn thực hành vì vậy nhiệm vụ của nó là hình thành kỹ năng đọc cho học sinh. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh. Dạy đọc giáo dục lòng ham đọc sách cho học sinh giúp cho các em thấy được đây chính là con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ phát triển. Tập đọc góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các cách tư duy có hình ảnh. Đặc điểm của dạy tập đọc lớp 1 chính là ở chỗ đây là bước chuyển tiếp từ dạy “học vần” sang dạy “tập đọc” (ở lớp 2). Giờ tập đọc ở lớp 1 vận dụng cả phương pháp học vần, cả phương pháp tập đọc. Yêu cầu của giờ tập đọc lớp 1 là củng cố hệ thống âm vần đã đọc (nhất là các vần khó) đọc đúng tiếng, liền tiếng trong từ, trong câu, đoạn, bài. Bước đầu biết cách ngắt hơi ở các dấu câu, biết lên giọng và hạ giọng. Để làm tốt được những nhiệm vụ nêu trên, đề tài của tôi mục đích đưa ra một số biện pháp để giúp học sinh đọc thông được văn bản và đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng nhằm nâng cao chất lượng của 1 giờ dạy tập đọc ở lớp 1. III. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thực trạng dạy đọc của lớp 1 ở trường tiểu học hiện nay. IV. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau : - Phương pháp thu nhận tài liệu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế; - Dạy thực nghiệm; - Trao đổi, toạ đàm với đồng nghiệp. 2
- SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc B.PHẦN NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc I. Cơ sở lý luận chung : 1. Vị trí của dạy đọc ở tiểu học a. Khái niệm đọc: Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm 2 phần chữ viết và phát âm, nghĩa là nó không phải chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng như các ký hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Trên thực tế, nhiều khi người ta đã không hiểu khái niệm “đọc” một cách đầy đủ. Nhiều chỗ người ta chỉ nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ âm còn việc chuyển từ âm sang nghĩa đã không được chú ý đúng mức. b. Ý nghĩa của việc đọc Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây anh ta biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng tình cảm của người khác, đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc , con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách 3
- SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc Tỏ chút lòng yêu cháu / gọi là Mong cháu / ra công mà học tập Mai sau / cháu giúp nước non nhà Học sinh sẽ được luyện đọc từng câu rồi đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài. Tôi cho các em dùng ký hiệu đánh dấu vào sách để khi đọc không bị quên. Đến giai đoạn sau (khoảng từ giữa học kỳ II trở đi) tôi đã để học sinh nhìn vào sách và nêu cách ngắt giọng của mình ở từng câu thơ (vì những bài thơ của lớp 1 thường là ngắn nên công việc này cũng không chiếm quá nhiều thời gian trong tiết dạy). Nếu học sinh nói đúng giáo viên công nhận ngay và cho các em đánh dấu luôn vào sách. Nếu học sinh nói sai giáo viên sửa lại cho học sinh. Ví dụ 1: Bài “Mẹ và cô” Học sinh thường ngắt nhịp như sau: Buổi sáng / bé chào mẹ Chạy tới ôm / cổ cô Buổi chiều / bé / chào cô Rồi sà / vào lòng mẹ Mặt trời / mọc / rồi lặn Trên đôi chân / lon ton Hai chân trời / của con Là mẹ / và cô giáo Tôi đã sửa lại những câu học sinh sai và nêu cho các em thấy tại sao ngắt nhịp như vậy lại là sai. Thí dụ: Câu “chạy tới ôm cổ cô” ngắt nhịp như trên là sai vì “ôm cổ cô”là một cụm từ liền nhau, nếu ngắt giọng ở sau chữ “cổ” thì cụm từ đó sẽ bị tách ra và nghĩa của nó sẽ không rõ ràng. Hay câu “Buổi chiều bé chào cô” cũng tương tự tôi đã sửa cách đọc bài thơ trên như sau: Buổi sáng / bé chào mẹ Chạy tới / ôm cổ cô Buồi chiều / bé chào cô Rồi / sà vào lòng mẹ Mặt trời mọc / rồi lặn 21
- SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc Trên đôi chân lo ton Hai chân trời / của con Là mẹ / và cô giáo Ví dụ 2: Bài “Kể cho bé nghe” Khi đọc học sinh thường ngắt mỗi dòng thơ một lần là do thói quen nhưng tôi đã sửa lại và hướng dẫn cho các em cách đọc vắt dòng: cuối dòng 1 đọc vắt luôn sang dòng 2, cuối dùng 3 đọc vắt luôn sang dòng 4. Cứ như thế cho đến hết bài. Bên cạnh việc rèn đọc đúng trong các giờ tập đọc ở trên lớp thì trong các tiết tăng cường Tiếng Việt tôi cũng thường đưa ra những câu thơ hoặc bài thơ ngắn để giúp học sinh luyện đọc và ngắt giọng, cũng có thể đó là những câu ứng dụng hay bài ứng dụng đã có ở phần học vần. Ví dụ: “Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô” Hay “Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra” 3. Đọc đúng: dạng văn xuôi Tương tự như ở thơ, giáo viên cần chú trong rèn cho các em biết ngắt, nghỉ hơi cho đúng. Cần phải dựa vào nghĩa và các dấu câu để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc không được tách một từ ra làm hai, tức là không ngắt hơi trong một từ. Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu, nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Đối với những câu văn dài cần hướng dẫn học sinh ngắt hơi cho phù hợp. Cụ thể tôi cho học sinh tự tìm những câu văn dài đó hoặc do chính giáo viên đưa ra. Sau đó yêu cầu học sinh xác định cách ngắt giọng, gọi học sinh nhận xét đúng sai. Đối với học sinh lớp 1 giáo viên cũng chưa nên hỏi nhiều quá về việc tại sao các em lại ngắt giọng như vậy mà nếu thấy đúng thì giáo viên công nhận ngay, còn nếu sai thì sửa cho các em và giải thích để các em thấy rõ hơn. Sau khi xác định ngắt giọng ở mỗi câu văn dài bao giờ giáo viên cũng phải 22
- SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc nhấn mạnh cho các em thấy tầm quan trọng trong việc ngắt, nghỉ đúng ở các câu văn, đoạn văn. Muốn xác định cách ngắt giọng đúng thì phải dựa vào nghĩa vào các tiếng , từ , dấu câu. Ví dụ: Bài “Trường em” Câu dài trong bài cần hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi là: “Ở trường / có cô giáo hiền như mẹ / có nhiều bè bạn thân thiết như anh em /” Tôi đã chép câu này lên bảng và hướng dẫn cách ngắt hơi như trên (vì đây là bài đầu tiên trong chương trình tập đọc nên tôi hướng dẫn luôn cách đọc). Ví dụ 2: Bài “Đầm sen” Học sinh đã phát hiện ra câu dài trong bài và ngắt giọng như sau: “Suốt mùa sen / sáng sáng lại có những người ngồi trên thuyền nan / rẽ lá / hái hoa” Tôi đã bổ sung thêm cách nghỉ hơi cho các em như sau: “Suốt mùa sen , / sáng sáng / lại có những người ngồi trên thuyền nan / rẽ lá / hái hoa //” Tôi giải thích ta ngắt ở sau từ “sáng sáng” để nhấn mạnh thêm về thời gian mà con người đi thăm đầm sen. Đối với những bài có lời thoại, giáo viên phải hướng dẫn kỹ học sinh cách lên giọng cuối câu hỏi và xuống giọng cuối câu kể (câu trả lời) Ví dụ 3: Bài “Vì bây giờ mẹ mới về” Tôi đã hướng dẫn học sinh đọc từng câu thoại của mẹ và của con. Những câu hỏi của mẹ: Con làm sao thế ? Đứt khi nào thế ? (đọc lên giọng cuối câu) Những câu trả lời của cậu bé. Con bị đứt tay. Lúc nãy ạ ! Vì bây giờ mẹ mới về (đọc xuống giọng ở cuối câu) Cũng như thơ, sau khi sửa xong lỗi ngắt giọng cho học sinh, giáo viên phải gọi nhiều em đọc, các học sinh khác nghe và nhận xét bạn đọc.Việc luyện đọc cho học sinh đọc đúng từ, câu sẽ giúp cho việc đọc đoạn, bài được trôi chảy, lưu loát hơn và học sinh nắm chắc được cách đọc đúng văn bản được học mà không phải tình trạng học vẹt. Để tiết học nhẹ nhàng , không nhàm chán mà lại nhiều em được luyện đọc thì giáo viên phải tổ chức đọc theo nhiều hình thức khác nhau như đọc cá nhân, 23
- SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc đọc theo nhóm, theo tổ hoặc đồng thanh. Những hình thức này còn giúp giáo viên kiểm soát được khả năng đọc của toàn thể học sinh trong lớp. - Luyện đọc diễn cảm sẽ được thể hiện trong tiết 2, trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập đến vấn đề đọc đúng. Vì vậy mà cách hướng dẫn đọc diễn cảm sẽ không được nêu lên trong đề tài. 4. Luyện đọc củng cố và nâng cao Để giúp học sinh đọc bài một cách chắc chắn, giáo viên cần dành thời gian để luyện đọc củng cố và nâng cao. Trong phần này , giáo viên cho học sinh luyện đọc cá nhân – giáo viên cần chú ý tới các em đọc yếu để em đó được tham gia đọc – giáo viên cần động viên khích lệ kịp thời. Trong quá trình học sinh đọc giáo viên quan tâm theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho các em. Đối với những bài đọc có lời đối thoại nên cho các em đọc theo lối phân vai. Đối với bài thơ cần cho các em đọc nhiều. Một tiết học tập đọc chỉ có 35 – 40 phút , vì vậy để đảm bảo thời gian và chất lượng giờ học, học sinh phải đọc trước văn bản ở nhà. Giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo, phải đưa ra các tình huống có thể xảy ra khi hướng dẫn học sinh đọc cho đúng , cho hay. Muốn vậy giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức, luôn thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong giờ học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức để học sinh tự tìm ra kiến thức. 24
- SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc Chương IV : Tổ chức thực nghiệm dạy luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc I. Mục đích của việc dạy thực nghiệm: Thực nghiệm dạy học nhằm kiểm định tính khả thi và hiệu quả của một số phương pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết ập đọc đã đề xuất trong phần trên. II. Nội dung thực nghiệm: Thực nghiệm dạy học 2 bài: Bài 1: Cái nhãn vở. ( Tiếng Việt 1 – tuần 25) Bài 2: Ai dậy sớm ( Tiếng Việt 1 – tuần 27) III. Phương pháp thực nghiệm: - Soạn giáo án theo các hướng đề xuất. - Dạy so sánh đối chiếu. - Để kiểm nghiệm đề tài, tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp trường , năm học 2014 – 2015 , và tiến hành so sánh kết quả với lớp trường năm học 2013 – 2014. IV. Mô tả giờ dạy thực nghiệm 1.Bài tập đọc : Cái nhãn vở. I – Mục tiêu : Giúp học sinh: + Đọc trơn cả bài “Cái nhãn vở” + Luyện đọc các từ ngữ “nhãn vở, nắn nót , viết , ngay ngắn, khen. + ôn vần ang, ac II - Đồ dùng dạy học : - Giáo viên : Tranh vẽ như SGK nhãn vở mẫu. - Học sinh : Sách giáo khoa III – Hoạt động dạy học chủ yếu: T.gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò dự kiến A. Bài cũ : Bài Tặng cháu 5’ 25
- SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc T.gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò dự kiến + Đọc thuộc lòng bài thơ Tặng cháu và trả lời - Mỗi khổ thơ một học sinh câu hỏi: Bác Hồ tặng vở cho ai ? đọc và trả lời câu hỏi + Đọc thuộc lòng bài thơ Tặng cháu và trả lời câu hỏi: Bác mong các cháu điều gì ? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài : Giáo viên dùng lời: Để biết cách bọc một nhãn vở, biết viết nhãn 2’ vở, hiểu tác dụng của nhãn vở đối với học sinh,hôm nay lớp mình sẽ học bài Cái nhãn vở. Giáo viên ghi bảng tên đầu bài. 2. Hướng dẫn luyện đọc a. Giáo viên đọc mẫu Học sinh theo dõi bài đọc ở - Giọng chậm, nhẹ nhàng. bảng b. Hướng dẫn học sinh đọc * Luyện đọc từ ngữ Giáo viên gọi 1 học sinh giỏi đọc to những từ 5’ ngữ mà SGK yêu cầu luyện đọc cô ghi bảng các từ đó: nhãn vở , trang trí, nắn nót, ngay ngắn. - Giáo viên gọi cá nhân học sinh đọc lần lượt Cá nhân học sinh đọc lần từng từ một cho đến hết và kết hợp phân tích lượt từng từ và cho đến hết những tiếng mà học sinh dễ lẫn khi đọc và kết hợp phân tích tiếng theo viết: nhãn, trang, ngay. yêu cầu của giáo viên - Lưu ý: Tập trung gọi những em đọc còn yếu. * Luyện đọc câu: - Học sinh theo dõi và trả 5’ - Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi SGK và lời bài đọc có 4 câu 7’ cho biết xem bài đọc này có mấy câu ? - Giáo viên gọi 1 nhóm 4 em đọc nối tiếp - 1 nhóm 4 học sinh đọc nhau từng câu một cho đến hết bài. Sau đó nối tiếp hỏi học sinh trong lớp xem trong bài này có - Cá nhân học sinh tìm câu câu nào dài mà khi đọc các em cần phải ngắt dài và đọc to trước lớp. Các 26
- SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc T.gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò dự kiến nghỉ hơi cho đúng và gọi các em đọc theo bạn nhận xét cách của mình. - Tập trung luyện đọc 2 câu dài: - Nhiều em luyện đọc câu + Giữa trang bìa là một chiếc nhãn vở / sau khi đã sửa theo hướng trang trí rất đẹp. dẫn của giáo viên. + Giang lấy bút /nắn nót viết tên trường, tên - Hình thức đọc: cá nhân lớp, họ và tên của em / vào nhãn vở. nhóm, lớp. Khi bạn đọc, học sinh khác nghe và nhận xét xem bạn đọc đúng hay sai - Sau khi đã tập trung luyện đọc các câu dài - 2 nhóm đọc nối tiếp xong, giáo viên lại cho học sinh đọc nối tiếp từng câu cho đến hết bài. * Luyện đọc đoạn - 2 nhóm mỗi nhóm 2 em Chia bài làm 2 đoạn: đọc nối tiếp 6’ - Đoạn 1: từ đầu nhãn vở. - Đoạn 2: còn lại - Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn theo nhóm - Trong khi học sinh đọc giáo viên kết hợp - Học sinh đọc theo, cá giải nghĩa từ: nhân, nhóm. Cuối cùng cả +Trang trí : bày biện, sắp xếp mọi thứ cho lớp đồng thanh đọc đẹp mắt. +Ngay ngắn : thẳng hàng. * Luyện đọc toàn bài Gọi học sinh đọc 3’ Nghỉ giữa giờ Hát múa tập thể 3. Ôn vần: ang, ac 10’ - Yêu cầu học sinh đọc to yêu cầu của từng bài tập của SGK và giải từng bài + Bài 1: Tìm tiếng trong bài có chứa vần ang - Cá nhân học sinh tìm từ ở SGK và trả lời. + Bài 2: Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần - Học sinh tìm. ang, ac. Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh. 27
- SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc T.gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò dự kiến 4. Củng cố : GV nhận xét tiết học. 2.Bài tập đọc : Ai dậy sớm. I – Mục tiêu : Giúp học sinh: + Đọc đúng, phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu l, s, ch, tr + Biết nghỉ hơi đúng trong mỗi dòng thơ + ôn vần uơn, ương + Hiểu nghĩa từ vừng đông, đất trời II - Đồ dùng dạy học : - Giáo viên : Tranh vẽ như SGK. III – Hoạt động dạy học chủ yếu: T.gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò dự kiến A. Bài cũ Đọc bài: Hoa ngọc lan và trả lời câu hỏi - 2 học sinh đọc và trả lời 5’ + Nụ hoa lan được tả như thế nào? câu hỏi (mỗi em trả lời + Hương hoa lan thơm như thế nào? một câu). Lớp nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo 2’ Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền Giáo viên giới thiệu tranh vẽ trong bài học : Đây là bức tranh vẽ cảnh buổi sáng sớm. Vậy buổi sáng sớm có gì đẹp và những người dậy sớm sẽ được tận hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc gì ? Bài thơ Ai dậy sớm sẽ cho các em biết điều đó. 2. Hướng dẫn luyện đọc 28
- SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc T.gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò dự kiến a. Giáo viên đọc mẫu Học sinh theo dõi bài đọc - Giọng đọc giọng vui tươi, nhẹ nhàng. ở bảng. 5’ b. Hướng dẫn học sinh đọc Giáo viên yêu cầu học sinh tìm những từ Cá nhân học sinh tìm từ (tiếng) có chứa l, d, r, s, ch, tr có trong bài (tiếng) và đọc theo yêu Giáo viên ghi lên bảng những từ đó: cầu của giáo viên + dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón. - Giáo viên gọi cá nhân học sinh đọc lần lượt từng từ một cho đến hết và kết hợp phân tích những tiếng mà học sinh dễ lẫn khi đọc và viết: dậy, vườn. Lưu ý: Tập trung gọi những em còn đọc yếu. * Luyện đọc câu: Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi bài viết ở SGK và cho biết xem bài thơ có mấy dòng 7’ thơ? - Giáo viên gọi 1 nhóm đọc nối tiếp nhau từng dòng cho đến hết hài - Giáo viên hướng dẫn cách ngắt giọng ở từng dòng thơ Ai dậy sớm / Cá nhân học sinh đọc nối Bước ra vườn,/ tiếp từng dòng cho đến hết Hoa ngát hương / bài. Khi bạn đọc những học sinh khác nhận xét Đang chờ đón. // bạn đọc đúng hay chưa Ai dậy sớm / Đi ra đồng, / Có vừng đông / Đang chờ đón.// Ai dậy sớm / Chạy lên đồi,/ 29
- SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc T.gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò dự kiến Cả đất trời / Đang chờ đón.// * Luyện đọc đoạn: Cá nhân (nhóm) học sinh - Chia bàn làm 3 đoạn, mỗi khổ thơ là 1 đọc nối tiếp đoạn đoạn. - Tổ chức cho học sinh đọc theo nhóm hoặc cá nhân, đọc nối tiếp. - Trong khi học sinh đọc giáo viên kết hợp giải nghĩa từ: + Vừng đông : * Luyện đọc cả bài: Cá nhân (nhóm) học sinh Tổ chức cho học sinh đọc theo cá nhân đọc toàn bài 5’ (nhóm) cuối cùng cho cả lớp đọc đồng Cả lớp đồng thanh toàn thanh toàn bài bài 3’ Nghỉ giữa giờ 3. Ôn vần: ươn, ương - Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1, 2 và giải từng bài + Bài 1: Tìm tiếng trong bài có vần ươn và Cá nhân học sinh tìm từng vần ương. bài + Bài 2: Nói câu chứa tiếng có vần ươn Cá nhân học sinh nói câu, hoặc ương các bạn khác nhận xét * Tổ chức bài 2 thành trò chơi : GV chia lớp thành 2 nhóm, cho HS xem 2 bức tranh trong SGK, gọi 2 HS đọc câu mẫu. Dành thời gian 1 – 2 phút để các nhóm nghĩ ra câu của mình. GV chỉ em đầu tiên của nhóm 1 nói câu của mình rồi gọi đến em đầu tiên của nhóm 2, sau đó lại quay về nhóm 1. Làm liên tục như thế khoảng 3 – 5 phút. Bên nào nói được nhiều câu đúng thì thắng cuộc. 3’ 4. Củng cố: HS đọc lại bài “Ai dậy sớm.” Thi đọc giữa các tổ 30
- SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc V. Kết quả thực nghiệm : Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm với 2 giáo án trên ở lớp 1 , trường năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 – 2015 , tôi tiến hành kiểm tra miệng (gọi học sinh đọc cả bài), kết quả thu được như sau: Số học sinh đọc đúng, Số học sinh đọc không Năm học lưu loát (%) đúng (%) 2013 – 2014 95% 5% 2014 – 2015 98% 2% Căn cứ vào những kết quả thu được ở trên tôi nhận thấy việc áp dụng một số biện pháp ở chương III vào việc hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng thực sự nâng cao hiệu quả của giờ dạy, phát huy được tính chủ động sáng tạo và tạo được sự hứng thú say mê của học sinh. 31
- SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc C- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm để dạy tốt phân môn tập đọc mà nội dung trọng tâm là truyền kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1, tôi thấy rằng đây là một phương pháp và hình thức nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh, vì khi thực hiện phương pháp và hình thức này học sinh hoàn toàn chủ động tự giác sáng tạo và tích cực tiếp thu tri thức mới. Đây là mục đích của quá trình dạy học hiện nay và hoàn toàn phù hợp với đặc điểm phát triển sinh lý của học sinh lớp 1. Để giờ dạy tập đọc đạt kết quả cao giáo viên cần áp dụng linh hoạt các biện pháp trong phần luyện đọc đúng. Tuỳ từng bài giáo viên chọn các biện pháp phù hợp để làm sao đạt kết quả cao nhất trong giờ tập đọc. Muốn vậy người giáo viên phải làm được những công việc sau: • Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp, phải dự đoán được tình huống có thể xảy ra trong bài dạy, từ đó có biện pháp thích hợp để giải quyết tình huống đó. • Giáo viên chuẩn bị đủ đồ dùng trực quan trong giờ dạy học. Giáo viên luôn coi học sinh là trung tâm của mọi hoạt động, còn giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn học sinh. • Để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ nhất định về kiến thức, phải linh hoạt sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra một điều không thể thiếu đó là lòng nhiệt tình, sự tận tâm với nghề, đức tính chịu khó kiên trì, với sự đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu tài liệu phục vụ bài dạy của mỗi giáo viên. Trên đây là những ý kiến nhỏ của bản thân tôi nhằm giúp giáo viên tham khảo khi rèn đọc đúng cho học sinh. Kính mong các đồng nghiệp góp ý và bổ sung để nâng cao chất lượng giờ dạy tập đọc ở tiểu học. Xin chân thành cảm ơn./. 32
- SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Phương Nga – Nguyễn Trí : Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 1999. 2. Lê Phương Nga – Nguyễn Trí: Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 – NXB Giáo dục - 2001. 3. Lê Phương Nga: Dạy tập đọc ở tiểu học – NXB Giáo dục. 4. Đặng Thị Lanh – Hoàng Hoà Bình – Nguyễn Thị Hạnh – Lê Thị Tuyết Mai – Nguyễn Trí: Tiếng Việt 1 - tập 2 – sách giáo viên. 5. Đặng Thị Lanh – Hoàng Hoà Bình – Hoàng Cao Cương – Trần Thị Minh Phương – Nguyễn Trí: Tiếng Việt 1 - tập 2 33