SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết trong phân môn Học vần Lớp 1 - Nguyễn Thị Phương Loan
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là bậc học đầu tiên và được xác định là: Bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục Tiểu học có cơ sở ban đầu hết sức quan trọng góp phần đào tạo ra người mới phát triển một cách toàn diện để có thể gánh trên vai sứ mệnh lịch sử của ngàng giáo dục. Ở Việt Nam những năm gần đây, giáo dục Tiểu học được quan tâm đặc biệt. Năm học này là năm học thứ 12 Bộ Giáo Dục Đào Tạo thực hiện chương trình sách giáo khoa mới bậc Tiểu học, đây là sự thành công lớn, là niềm dự của toàn cấp song đi kèm là cả một trọng trách đối với xã hội. Chương trình tiểu học mới đòi hỏi người thầy ở khắp mọi miền Tổ quốc phải nỗ lực phấn đấu, phải khắc phục khó khăn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Với nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học hiện nay đã có sự thay đổi lớn về nội dung, phương pháp dạy học cũng cần có sự đổi mới.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_viet_trong_phan_mon_ho.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết trong phân môn Học vần Lớp 1 - Nguyễn Thị Phương Loan
- SKKN:Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết trong phân môn Học vần lớp 1 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 2 II. Mục đích nghiên cứu đề tài 3 III. Đối tượng nghiên cứu 3 IV.Giả thuyết 3 V.Phạm vi nghiên cứu 3 VI. Phương pháp nghiên cứu đề tài 4 B. PHẦN NỘI DUNG I. Phần lí luận 1. Cơ sở lí luận 5 2. Cơ sở thực tiễn 9 II. Thực trạng của học sinh lớp 1 trong việc học tập phân môn 11 Học vần. III.Biện pháp rèn kĩ năng đọc,viết trong phân môn Học vần lớp 1 15 IV. Kết quả đạt được 33 C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 35 2. Khuyến nghị 35 1
- SKKN:Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết trong phân môn Học vần lớp 1 PhÇn I: §Æt vÊn ®Ò I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là bậc học đầu tiên và được xác định là: Bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục Tiểu học có cơ sở ban đầu hết sức quan trọng góp phần đào tạo ra người mới phát triển một cách toàn diện để có thể gánh trên vai sứ mệnh lịch sử của ngàng giáo dục. Ở Việt Nam những năm gần đây, giáo dục Tiểu học được quan tâm đặc biệt. Năm học này là năm học thứ 12 Bộ Giáo Dục Đào Tạo thực hiện chương trình sách giáo khoa mới bậc Tiểu học, đây là sự thành công lớn, là niềm dự của toàn cấp song đi kèm là cả một trọng trách đối với xã hội. Chương trình tiểu học mới đòi hỏi người thầy ở khắp mọi miền Tổ quốc phải nỗ lực phấn đấu, phải khắc phục khó khăn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Với nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học hiện nay đã có sự thay đổi lớn về nội dung, phương pháp dạy học cũng cần có sự đổi mới. Trong bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn Học vần – Tập đọc giữ một vị trí vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Phân môn Học vần – Tập đọc như chiếc chìa khóa đầu tiên để giúp các em mở cánh cửa kho tàng tri thức khoa học của nhân loại. Đọc có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, là một đòi hỏi cơ bản của mỗi người đi học. Đọc là công cụ học tập các môn học khác. Thông qua đọc, học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của ngôn ngữ Tiếng Việt, bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm lành mạnh: tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước, con người đồng thời hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp như rèn tính kiên trì, bền bỉ, không ngại khó khăn. Đọc trở thành một nhu cầu, một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với trẻ ngay từ khi đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được một ngôn ngữ giao tiếp và học tập, tạo điều kiện cho các em có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đồng thời nó trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của con người văn minh. Dạy tiếng mẹ đẻ có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng hơn. Nó là then chốt, là công cụ, phương tiện đắc lực giúp các em đi sâu tìm hiểu kho tri thức vô tận của xã hội loài người. Mục tiêu của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe , nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của trẻ. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đoán ) 2
- SKKN:Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết trong phân môn Học vần lớp 1 Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người; về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là giữ gìn và phát huy bản sắc tinh hoa tiếng Việt làm cho Tiếng Việt giàu đẹp hơn, để nó phản ánh chính xác, diễn tả trung thành những tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam. Hơn nửa thế kỉ qua, nhiều chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước đã ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của Tiếng Việt. Từ năm 1966 đến nay, nhiều Hội nghị giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt đã được tổ chức và tích cực tiến hành chuẩn hóa Tiếng Việt trên cơ sở ngôn ngữ dân tộc. Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã quan tâm chỉ đạo tổ chức nhiều chuyên về các môn học của lớp 1 đặc biệt là các chuyên đề về phân môn Học vần để giúp học sinh lớp 1 đọc thông, viết thạo góp phần quan trọng đối với sự giữ gìn và phát triển Tiếng Việt. Như vậy những điều nêu trên đã khẳng định cho ta thấy sự cần thiết quan trọng của việc hình thành và phát triển có hệ thống, có kế hoạch và năng lực đọc cho học sinh. Do đó, việc giúp các em học sinh lớp Một học tốt môn Học vần là rất cần thiết. Mỗi GV cần phải có những biện pháp thích hợp giúp học sinh học tốt môn Học vần. Đó cũng chính là điều tôi trăn trở và mạnh dạn đưa ra: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết trong phân môn Học vần lớp 1”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Tìm ra các biện pháp giúp học sinh đọc, viết tốt trong phân môn Học lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tìm hiểu thực tế việc đọc, viết trong những năm học trước. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết trong phân môn Học vần lớp 1. Học sinh lớp 1 với việc đọc, viết thực tế. IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: Nếu đưa ra được các biện pháp giúp học sinh học lớp 1 đọc, viết tốt trong phân môn Học vần thì sẽ nâng cao được kết quả dạy học. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Lĩnh vực nghiên cứu: Các biện pháp rèn kĩ năng đọc,viết trong phân môn Học vần lớp 1. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2014 đến tháng 3/ 2015 VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu về lí luận: 3
- SKKN:Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết trong phân môn Học vần lớp 1 HS có hiểu được nghĩa thì các em mới dễ nhớ; đọc đúng, viết đúng, nắm chắc chắn được các vần, tiếng đã học một cách có cơ sở. - Việc cung cấp nghĩa của từ có thể tiến hành dưới nhiều hình thức: + Cho HS quan sát vật thật qua các đồ vật có sẵn trong lớp học hoặc đồ chơi trẻ em, mô hình để minh họa nghĩa của từ. *Ví dụ: hộp sữa, nhãn vở, cửa sổ, bàn ghế, cây cối, nụ hoa, đèn pin Theo cách này, khi cung cấp nghĩa từ, HS xem các đồ vật, mẫu vật đồng thời các em tận tay sờ các vật mẫu, tận mắt chứng kiến. Nhờ vậy mà các em nắm chắc nghĩa từ. + Cho học sinh quan sát tranh ảnh trong sách giáo khoa, sử dụng các tình huống thật trên lớp. *Ví dụ: Cá ngừ, nhà ngói, quả chôm chôm, cái còi (ai), bàn tay (ay), bé trai, bé gái, nhọn hoắt, nhảy dây + Sử dụng thực tế gia đình, bạn bè: như các từ liên quan đến những người thân. *Ví dụ: Ông, bà, cha, mẹ, bác thợ điện, chú bộ đội, người bạn tốt, + Có thể dùng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt. *Ví dụ: Những từ chỉ hoạt động của con người: cười, khóc,nói, đi, đứng, chạy nhảy; chỉ tính chất: nhọn hoắt ,dài ngoẵng, ngắn, to, nhỏ, cao, thấp, vui, buồn + GV có thể sử dụng các chuyện có thật, các hiện tượng, thực tế phổ biến để cung cấp nghĩa của từ cho HS. Việc giúp HS hiểu nghĩa của từ còn được tiến hành bằng cách khai thác tranh ảnh trên mạng, áp dụng khi thực hiện bài dạy bằng giáo án điện tử. 6. Phương pháp tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học: Chúng ta đã biết thông qua chơi giúp HS học và học cũng thoải mái như chơi. Vì vậy mỗi GV cần xác định rõ mục đích của mỗi trò chơi, tuân thủ các nguyên tắc và thay đổi các hình thức tổ chức cho HS chơi. 6.1.Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá kiến thức được học, mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức, nắm chắc âm vần vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể; - Tạo môi trường để rèn luyện sự linh hoạt, nhạy bén, có thói quen phản ứng nhanh cho HS; giúp các em mạnh dạn khi thể hiện mình trước tập thể; - Thông qua trò chơi tạo không khí thi đua sôi nổi trong mỗi tiết học, làm cho tiết học của HS trở nên nhẹ nhàng hơn, sinh động và hiệu quả hơn. 6.2.Nguyên tắc: Tổ chức trò chơi phải phù hợp với thời điểm của từng tiết dạy; Nội dung chơi phải đảm bảo về mặt kiến thức, kĩ năng theo chuẩn quy định, các yêu cầu về kiến thức phải có tính hệ thống; 28
- SKKN:Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết trong phân môn Học vần lớp 1 Trò chơi phải đảm bảo tính vừa sức, không quá khó sẽ không thu hút được sự ham thích của HS cả lớp, dễ quá cũng làm giảm độ hấp dẫn; Trò chơi phát huy được tinh thần tập thể, kích thích được tính thi đua học tập, tình cảm gắn bó giữa thầy trò, bạn bè; Tiến hành trò chơi thật tự nhiên, đảm bảo tính tích cực, sáng tạo qua chơi, giúp HS tăng khả năng ghi nhận thông tin và giải quyết thông tin qua nghe, viết, đọc, nói. 6.3. Phương pháp tiến hành: Tổ chức trò chơi, có khi để vào bài, có khi để dẫn dắt các em đến chiếm lĩnh kiến thức mới cần đạt, có lúc để củng cố, hệ thống hoá kiến thức trong một bài hay trong một chương, GV cần phổ biến tên trò chơi, nội dung chơi, vật dụng phục vụ cho trò chơi, luật chơi, và trước khi tổ chức chơi nên cho các em chơi thử để các em tự tin hơn. 6.4. Hình thức: có khi thi đua giữa các cá nhân với nhau, có khi giữa các nhóm, các dãy trong lớp tuỳ từng lúc, từng nội dung mà GV có thể lựa chọn sao cho thích hợp với các em nhất. *Sau đây là những trò chơi trong số nhiều các trò chơi tôi thường sử dụng ở lớp có hiệu quả: - Trò chơi “Thi tìm tiếng có âm, vần vừa học” + Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức, nắm chắc vần vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể; * GV cho các em chuẩn bị phấn viết, bảng con, giẻ lau. + Cách chơi: Trong vòng 2 phút các nhóm thi đua tìm tiếng có vần vừa học ghi vào bảng nhóm, hết thời gian quy định đính lên bảng lớp. Đánh giá theo điểm: Tìm và viết đúng 1 tiếng có trong bài được 5 điểm tốt, 1 tiếng ngoài bài được 10 điểm tốt.Viết chữ đúng trình bày đẹp cộng thêm 1 phiếu hoa điểm tốt. Nhóm nào nhiều điểm hơn, nhóm đó chiến thắng. +Hình thức chơi theo nhóm 4 – 5 HS hoặc theo tổ học tập. Thường được tiến hành khi dạy Học vần (Cuối tiết 1 hoặc tiết 2) * Ví dụ: Bài 46: en-ên Học sinh tìm được tiếng, từ có vần vừa học như: giấy khen, con hến, ngọn nến, bến xe, xen kẽ, xe ben, họ tên - Trò chơi “rung chuông vàng” + Mục tiêu: Giúp cho hoc sinh củng cố kiến thức đồng thời rèn luyện cho học sinh tính nhanh nhẹn. GV chuẩn bị các câu hỏi : Hỏi về đồ vật, hỏi về con vật, cây cối, hiện tượng có tiếng mang vần vừa học; HS chuẩn bị phấn viết, bảng con, giẻ lau. + Cách chơi: GV nêu câu hỏi - HS viết kết quả vào bảng con rồi đưa lên theo hiệu lệnh của GV. Em nào viết sai bị loại, viết đúng được chơi tiếp. 29
- SKKN:Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết trong phân môn Học vần lớp 1 Cuối cùng tìm ra em giỏi nhất được tuyên dương. + Hình thức: Thi cả lớp – dùng bảng con. Thường được tiến hành khi củng cố bài hoặc học hết một chương. *Ví dụ: Bài 43: Ôn tập - GV cho HS giải một số câu đố sau, các em sẽ tìm từ mang vần uôi, ươi. Gạch dưới từ trong lời giải mang vần uôi, ươi Chân không đến đất, cật chẳng đến trời Lơ lửng giữa trời mà đeo bị tép (Là quả gì?) Áo đơn áo kép, đứng nép bờ ao (Là cây gì?) - Hay câu đố có vần oi Hai anh khác họ cùng tên Anh ở dưới biển, anh trên núi rừng. Anh thì bơi lội vẫy vùng Anh chăm kéo gỗ trên rừng ra khe. ( Là những con gì?) HS tìm được kết quả như sau: quả bưởi, cây chuối, cá voi,con voi - Trò chơi “Đọc nhanh, nối giỏi” + Mục tiêu: Giúp học sinh nhận diện nhanh âm vần vừa học, biết ghép các tiếng riêng lẻ vào thành cụm từ có nghĩa mới; GV chuẩn bị mỗi dãy một bảng nhóm, phấn viết, giẻ lau. + Cách chơi: Trong thời gian nhất định, khi có lệnh của GV các em thi đua tìm tiếng thích hợp để ghép thành cụm từ có nghĩa, hoàn thành bài tập đem đính lên bảng lớp để GV tổ chức lớp kiểm tra, bổ sung, đánh giá. Đánh giá theo phiếu hoa điểm tốt: nối được một cụm từ có nghĩa đúng, GV ghi 10 điểm tốt, đọc đúng mỗi cụm từ được ghi thêm 5 điểm tốt nữa. + Hình thức chơi theo dãy học tập. *Thường tiến hành khi dạy Học vần tiết 2. *Ví dụ: Bài 70: ôt - ơt -GV cho các từ sau: quả, cái, xay, bột, ớt, thớt. -HS nối được kết quả như sau: quả bột cáí ớt xay thớt II. Thực hành luyện viết: 30
- SKKN:Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết trong phân môn Học vần lớp 1 1. Luyện viết đúng: Trong phần cơ sở lí luận chúng ta đã biết phương pháp luyện tập là rất cần thiết đối với học sinh Tiểu học. Thật vậy, trong dạy Học vần đối với học sinh lớp 1, kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh được phải thể hiện thành kĩ năng, kĩ xảo.Muốn vậy, cần phải thường xuyên luyện tập thực hành cho học sinh. Việc luyện tập ở đây có nghĩa là luyện đọc và luyện viết. Khi một học sinh đọc thông, viết thạo có nghĩa là em đó đã hiểu được vấn đề cần nắm. Để cho học sinh học tốt môn Học vần, GV phải thường xuyên luyện viết cho học sinh, bởi khi các em viết đúng vần, tiếng , từ do GV đọc có nghĩa là các em đã nắm chắc được các âm, vần trong phạm vi đã học. Ví dụ: Buổi sáng học vần ui – ưi thì tiết Hướng dẫn học buổi chiều tôi cho hs luyện đọc thêm một số từ ngoài bài và câu có tiếng chứa vần ui- ưi. Sau đó đọc cho học sinh viết một số từ đó và vở ô li. Khi viết giáo viên luôn nhắc nhở học sinh vừa đánh vần thầm vừa viết để không bị sai chính tả Ngoài ra tôi luyện cho cho hs các dạng bài điền âm hay vần vừa học buổi sáng để giúp các em nắm chắc chính tả . Ví dụ: buổi sáng học ng- ngh thì tiết hướng dẫn học tôi cho hs làm bài tập Điền ng - ngh? e ngóng .ĩ ngợi ng nắp ân nga Sau bài tập đưa ra quy tắc : ngh đứng trước các âm i, e,ê. Sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại cho nhớ. Chỉ vài lần làm bài, các em đã nắm tương đối chắc quy tắc và viết rất đúng, ít sai. Có học sinh khi đọc không bị ngọng dấu nhưng khi viết lại bị nhầm lẫn dấu . Tôi đã đưa ra các ví dụ để giúp học sinh phân biệt nghĩa của từ và dùng cách qui định “phải sắc, trái huyền” để học sinh ghi nhớ và viết không sai dấu. Ví dụ: quả cà quả cá( không có nghĩa) cài khuy ( động tác đưa khuy vào khuyết áo) cái khuy ( đồ vật đính trên áo còn gọi là cúc áo) 2. Luyện viết nhanh Sau khi học sinh đã viết khá chắc chắn các âm, vần, tiếng,từ tôi tiếp tục luyện cho học sinh viết nhanh dần. Lúc này tốc độ viết nhanh mà thời gian không thay đổi. Giáo viên cần đọc cho học sinh nghe viết theo số lượng chữ tăng lên. Ví dụ: Gv đọc cho hs nghe viết theo thứ tự sau 1. nh, kh, ch, ph, ng, th. 2. nhà, khế, chợ, phở, ngõ, thỏ 3. nhà bà có nho, khế, thị. Kết quả cho thấy, các em viết nhanh và đúng rõ rệt vì sau mỗi bài viết GV lại chấm và chữa thấy chữ đúng và đẹp hơn. 31
- SKKN:Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết trong phân môn Học vần lớp 1 3. Luyện viết đẹp Để giúp học sinh viết đẹp, khâu làm mẫu từ động tác rê bút đến viết các nét nối giữa các con chữ phải rõ ràng, chuẩn xác sao cho mọi HS trong lớp đều nhìn thấy được. Chữ viết của cô giáo phải đúng, đẹp. Bên cạnh đó GV luôn chú ý đến cách cầm bút và tư thế ngồi của học sinh. GV cần tăng cường cho học sinh viết bảng con. Khi học sinh viết sai phải sửa triệt để không bỏ qua. Ngoài thời gian viết bảng con trong giờ học chính khoá môn Học vần, GV còn luyện tập nhiều lần trong giờ Tập viết, dành thời gian cho học sinh luyện tập trong lúc kiểm tra bài cũ, trong giờ học buổi chiều. Ngoài những từ có sẵn trong sách giáo khoa, GV cho học sinh viết thêm các tiếng ngoài bài có vần vừa học. Cho học sinh luyện viết càng nhiều càng tốt. Việc viết bảng con rất là thuận tiện, GV có thể quán xuyến được lớp đồng thời theo dõi giúp đỡ được học sinh yếu hằng ngày. Ngoài việc viết bảng con trên lớp, GV có thể giao bài cho học sinh tự luyện đọc, viết ở nhà. Để học sinh học có hiệu quả, ngày nào tôi cũng chấm chữa bài để động viên học sinh sửa các lỗi sai mà các em mắc phải. Với học sinh lớp 1các em rất hay quên do đó để học sinh lĩnh hội được kiến thức chúng ta cần phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Sưu tầm các bài viết chữ đẹp của học sinh trong lớp cũng như các bài viết đẹp tham khảo ở các kì thi để học sinh học tập và bắt chước là một biện pháp rất hữu hiệu và mang lại kết quả khá tốt. Mỗi lần GV đưa cho học sinh xem bài , các em trầm trồ khen “ Ồ!Đẹp thế ”. Từ đó, như được tiếp thêm sự cố gắng, các em ra sức luyện rèn để viết chữ đúng và đều đẹp hơn. Để học sinh học tốt môn Học vần, song song với việc dùng những biện pháp trên chúng ta còn cần phải chú ý thay đổi các hình thức dạy học như: học cá nhân, học theo đôi bạn, học theo nhóm có cùng khả năng, hoạt động cả lớp tạo cho các em không khí vui vẻ, thoải mái vừa học vừa chơi. Đặc biệt, thông qua các trò chơi giúp học sinh học nắm kiến thức tốt hơn. Ví dụ: Trò chơi “Nét chữ nết người” +Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng các chữ ghi âm, vần, tiếng đã học. Rèn luyện đức tính chăm chỉ, cẩn thận và kiên nhẫn trong học tập. GV cho HS chuẩn bị mỗi em một quyển vở luyện viết theo mẫu. + Cách chơi: Trong cùng thời gian nhất định, khi có lệnh của GV các em thi đua viết theo mẫu; yêu cầu viết đúng, thẳng dòng, đẹp. Em nào có bài viết đủ nội dung theo yêu cầu, viết đúng và đẹp (không tẩy xoá) em đó được lớp khen là “Bạn có nết tốt nhất”. +Hình thức chơi: thi đua giữa các cá nhân với nhau đồng thời tổ nào có nhiều bạn được khen là “Nết tốt”, tổ đó chiến thắng. 32
- SKKN:Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết trong phân môn Học vần lớp 1 CHƯƠNG IV.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Sau thời gian sử dụng các biện pháp trên trong dạy Học vần lớp một, tôi thấy không khí lớp học vui tươi, rất nhiều HS tham gia học tập tích cực, giúp được nhiều HS yếu môn Học vần tiến bộ; giúp các em mạnh dạn, tự tin trong học tập, tinh thần đồng đội, tình thầy trò, tình bạn bè được phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là khắc phục được những hạn chế trong việc đọc, viết giai đoạn học vần của HS lớp tôi phụ trách, được quý đồng nghiệp ghi nhận sự tiến bộ của thầy và trò; góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình Tiểu học năm 2000 và đạt được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng mà BGD&ĐT quy định. Kết quả cụ thể được thể hiện trong bảng sau: Số học sinh Số học sinh đã Số học sinh Ghi chú Lỗi phát âm đọc sai sửa đúng chưa sửa được - Có những PHỤ ÂM ĐẦU 18 18 0 học sinh ngọng cả phụ âm VẦN 5 5 0 đầu, vần và thanh điệu THANH ĐIỆU 9 8 1 II. BÀI HỌC RÚT RA Để giúp học sinh lớp 1 đọc thông viết thạo, giáo viên cần luyện cho hs phát âm đúng để viết đúng. Để làm được việc này đòi hỏi giáo viên cần phát âm thật chuẩn. Bên cạnh đó cần giúp học sinh hiểu nghĩa của từ bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các em hiểu nghĩa của từ thì việc đọc, viết sẽ đúng hơn. Sau khi các em đã nắm được cách đọc các âm, vần, tiếng,từ thì việc luyện viết sẽ giúp cho học sinh ghi nhớ một cách chắc chắn các âm, vần hay tiếng, từ đã học. Hình thức tổ chức các trò chơi để củng cố và mở rộng các kiến thức đã học là điều không thể thiếu trong các tiết Học vần. + Ngay từ đầu năm học, phải phân loại từng học sinh, xếp loại HS vào nhóm cần lưu ý, bồi dưỡng rèn luyện: Ví dụ : Nhóm ngọng phụ âm đầu Nhóm ngọng vần, tiếng 33
- SKKN:Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết trong phân môn Học vần lớp 1 Nhóm đọc yếu, luôn phải đánh vần Để từ đó có biện pháp kèm cặp bồi dưỡng thường xuyên hơn. + Lập kế hoạch cho từng ngày, tuần, tháng cho việc rèn đúng cho học sinh. + Hướng dẫn cho học sinh tư thế ngồi đọc, làm chủ tia mắt, cách lấy hơi khi đọc làm cơ sở cho việc đọc đúng. + Quan sát sát sao tới các em đọc yếu. Khuyến khích động viên, giúp đỡ kiên trì tỉ mỉ để nâng dần chất lượng đọc của các em. + Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh cùng nhà trường để tạo điều kiện cho cho học sinh có đầy đủ đồ dùng học tập. Trao đổi với phụ huynh học sinh để khắc phục nhược điểm mà học sinh mắc phải. + Lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học. Tổ chức các trò chơi thì đọc đúng đọc hay trong các tiết nội ngoại khóa để động viên tạo lòng ham muốn đọc cho các em. + Giáo viên phải tận tụy, nhiệt tình, theo dõi sát sao từng HS, qua đó phát hiện những yếu kém của từng em, tìm nguyên nhân, hướng khắc phục cho từng nhóm để có biện pháp giúp đỡ kịp thời; đôi lúc có trường hợp phải sử dụng phương châm “mưa lâu thấm đất” mới có hiệu quả, không nôn nóng, không vội vã để rồi quở trách HS. + Cần có sự đánh giá, rút kinh nghiệm qua từng tháng, học kỳ để kịp thời điều chỉnh phương pháp nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. + Phải có sự hỗ trợ, phối hợp giúp đỡ từ phía phụ huynh HS để việc áp dụng các biện pháp được thuận lợi, có hiệu quả. + Các phương pháp phải được áp dụng một cách đồng bộ, thường xuyên và linh hoạt. Không có phương pháp nào là ngu dốt và chẳng có phương pháp nào là tối ưu cả mà tối ưu hay không là phụ thuộc chủ yếu vào cách sử dụng của GV vào điều kiện cụ thể của đối tượng HS lớp mình, tùy nội dung từng bài mà quyết định áp dụng một hay một số phương pháp thích hợp. GV cần lưu ý làm mới cách tổ chức các hoạt động học để luôn hấp dẫn các em. 34
- SKKN:Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết trong phân môn Học vần lớp 1 phÇn Iii: kÕt luËn vµ khuyÕn nghÞ I.Kết luận: Từ thực tiễn phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” trong nhà trường những năm qua và nhất là năm học 2014 – 2015 này, tôi nhận thấy việc lựa chọn phương pháp dạy học, việc thay đổi các hình thức dạy học, việc vận dụng các đồ dùng trực quan sinh động trong quá trình tổ chức các hoạt động học cho HS rất cần thiết và hết sức quan trọng mà mỗi GV cần phải nghiên cứu.Trình độ nhận thức của học sinh được nâng lên rõ rệt. Qua những biện pháp thiết thực như trên, tôi thấy học sinh tiếp thu có tiến bộ rõ rệt, các em học hào hứng và sôi nổi hơn. Các em thấy thích học hơn hẳn. Đến nay hầu hết học sinh trong lớp tôi đều đọc thông, viết thạo, khắc phục được tốc độ đọc quá chậm. Một số em đã biết đọc hay.Bên cạnh đó vẫn còn một vài em đọc còn chậm, dự kiến tiếp tục rèn luyện đến cuối năm học này, 100% HS lớp tôi đều đạt được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản môn Tiếng Việt theo quy định của Bộ GD&ĐT. Một điều nữa tôi muốn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp : Là một người giáo viên, chúng ta phải luôn tìm tòi, học hỏi, tiếp thu kết quả nghiên cứu của giáo dục về phương pháp dạy Học vần – Tập đọc vả rèn đọc đúng cho học sinh. Tăng cường dự giờ thăm lớp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao tay nghề. Chính vì vậy mà trong nhiều năm qua, trường tôi đã thường xuyên tổ chức các chuyên đề với đổi mới phương pháp giảng dạy môn Học vần – Tập đọc cho giáo viên cùng học tập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Và tôi cũng mong muốn các cấp lãnh đạo nên tổ chức các cuộc thì giao lưu nói, đọc, viết đúng Tiếng Việt trong giáo viên và học sinh. II.Khuyến nghị: Với tổ chuyên môn cùng làm để thẩm định kết quả đồng thời cùng nhau rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện đại trà trong tổ và vận dụng một số biện pháp vào môn học khác góp phần thực hiện tốt tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Đối với mỗi giáo viên phải tự rèn luyện bản thân, nâng cao vốn hiểu biết, luôn phát âm đúng, chuẩn để học sinh noi theo. Nghiên cứu, tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu kĩ bài giảng. Khi các em đọc , giáo viên cần sửa chữa, uốn nắn kịp thời, kiên trì. động viên, khen ngợi nhắc nhở học sinh đúng lúc đúng chỗ. Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi để giúp HS lớp 1 học tốt môn Học vần. Tôi mong muốn được các bạn đồng nghiệp cùng các cấp lãnh đạo góp ý, bổ sung để tôi có thêm kinh nghiệm trong việc rèn cho học sinh đọc thông, viết thạo, nâng cao sự nghiệp “trồng người” cho đất nước. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n! 35
- SKKN:Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết trong phân môn Học vần lớp 1 36